3 bước trồng rau trên sân thượng siêu đơn giản cho người mới

Lần đầu tiên trồng rau trên sân thượng bằng thùng xốp, chậu cây, bạn băn khoăn không biết làm thế nào để căn đúng hướng nắng, hướng gió? Kỹ thuật canh tác ra sao để rau tươi tốt, năng suất cao? Đặc biệt, xử lý sàn sân thượng như thế nào để nước không thấm qua tường gây loang lổ trần nhà?

Không cần phải băn khoăn nữa! Các kỹ sư nông nghiệp sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và sẵn sàng đi vào canh tác chỉ với vài đơn giản. Đặc biệt, nếu chịu khó nghiên cứu bài viết từ đầu đến cuối, bạn còn phát hiện ra phương pháp trồng rau sạch sân thượng mới lạ, tiết kiệm thời gian, không rò rỉ nước làm hỏng trần nhà và cho năng suất rau tăng gấp đôi. Chần chừ gì nữa? Bắt tay vào làm vườn rau sạch sân thượng ngay bây giờ để có vườn rau sạch sân thượng đón Tết thôi nào!

Hướng dẫn từ A-Z cách trồng rau trên sân thượng bằng thùng xốp hoặc chậu nhựa

“Đọc vị” ưu – nhược điểm của phương pháp trồng rau sân thượng bằng chậu nhựa hoặc thùng xốp

Đây là cách đơn giản, gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí và tiện dụng nhất. Bạn chỉ cần tận dụng các loại thùng xốp cũ trong nhà, hoặc mua thêm một số chậu nhựa, chọn đất giàu dinh dưỡng là đã có “nhà” để trồng rau sạch sân thượng. Tuy nhiên, việc dễ dàng trồng rau sân thượng thì bao giờ cũng đi đôi với nhiều nhược điểm:

  • – Thùng xốp dễ bị chuột cắn phá, dễ hư hỏng.
  • – Đáy thùng xốp kín kẽ không thể thoát nước nên rễ rau sân thượng dễ bị ngập úng khi vô tình tưới quá tay.
  • – Khi khoét lỗ thông nước cho thùng xốp hoặc sử dụng chậu nhựa có lỗ thoát nước, bạn cần chú ý trải bạt hoặc lót sàn vườn sân thượng cẩn thận, tránh tình trạng nước từ thùng xốp/chậu chảy ra và ngấm xuống vườn sân thượng làm loang lổ trần nhà.
  • – Công cuộc mang vác đất đai lên sân thượng để chuẩn bị chăm bón các loại rau cũng gặp nhiều khó khăn cho chị em phụ nữ và người già sức yếu. Thêm vào đó, trong quá trình vận chuyển, đất có thể vương vãi gây bẩn sàn….

Những ai sẵn sàng chấp nhận nhược điểm của phương pháp này thì sẵn sàng bước vào quy trình 3 bước trồng rau trên sân thượng bằng thùng xốp ngay sau đây. Còn những gia đình có sàn sân thượng dễ ngấm nước làm giảm chất lượng công trình nhà ở hay những người muốn vườn rau sạch KHÔNG CẦN ĐẤT, KHÔNG CẦN CHĂM BÓN NHIỀU thì hãy chuyển ngay sang phần 2 để tìm giải pháp tối ưu nhé!

3 bước trồng rau sạch trên sân thượng bằng thùng xốp/chậu nhựa

Bước 1: Chuẩn bị các vật dụng thiết yếu

Ngoài chậu nhựa và thùng xốp, bạn cần chuẩn bị đất, hạt giống và kiến thức kỹ thuật trồng rau. Trong đó:

  • Chuẩn bị đất trồng: Tốt nhất là nên sử dụng đất thịt, được ủ vôi kỹ càng để diệt khuẩn, tránh tình trạng nấm mốc và mầm bệnh từ đất gây bệnh cho cây con. Ngoài ra, đất sau khi xử lý, bạn nên bổ sung phân hữu cơ: phân trùn, phân bò đã hoai mục… giúp đất màu mỡ, giàu dinh dưỡng. Đừng quên cho thêm rơm rạ và vỏ trấu tăng độ tơi xốp và giúp rau phát triển nhanh.
  • Chuẩn bị dụng cụ chăm bón: bình tưới nước dạng xịt để kiểm soát tốt lượng nước tưới rau, dụng cụ xới đất, dụng cụ bắt sâu,…

Bước 2: Lựa chọn giống rau phù hợp với đặc điểm vườn rau sân thượng

Căn cứ vào ánh nắng, độ sáng, nhiệt độ khu vườn sân thượng, bạn sẽ lựa chọn giống rau tương thích để giúp rau phát triển tươi tốt nhất.

  • – Với các vườn rau sân thượng có mái che mát mẻ, đón sáng 4 giờ/ngày, bạn nên trồng các loại cây ưa bóng râm như rau xà lách, diếp cá, lá lốt…
  • – Những vườn rau sân thượng không có mái che, đón sáng cả ngày, bạn nên tìm kiếm các loại cây ưa sáng, chịu nhiệt tốt như rau muống, rau dền, cải chíp, cà chua, cà tím, ớt, bầu, bí, mướp…

Ngoài ra, khi trồng rau trên sân thượng không có mái che, bạn có thể làm thêm hệ thống lưới che để giảm cường độ nắng trong những ngày nóng cao điểm. Loại lưới này cũng có tác dụng phân tán mưa, tránh tình trạng mưa nặng hạt xối thẳng vào chậu/thùng xốp khiến đất bắn tung tóe làm bẩn sàn.

Lưu ý: Ngoài đặc điểm của vườn rau sân thượng, bạn cần kết hợp với điều kiện thời tiết theo mùa để chọn giống rau tương thích. Với điều kiện nóng ẩm như thời tiết Việt Nam, bạn nên chọn các loại rau ưa nắng, chịu nhiệt tốt như rau muống, rau cải, rau dền, cà chua,… Từ tháng 10 khi trời trở lạnh, nhiệt độ mát mẻ dần, bạn hãy trồng thêm một số loại rau như bắp cải, trồng đậu, rau mùi…

Bước 3: Bố trí chậu cây, gieo hạt giống và chăm bón vườn rau sạch

  • – Sắp xếp các chậu cây ngay hàng thẳng lối, hoặc theo tầng, theo lớp, đảm bảo các chậu tiếp nhận đủ sáng và đủ nước như nhau. Chú ý đặt chậu hoặc thùng xốp trồng rau ở đâu, bạn cần có phương án thoát nước và lót sàn đúng vị trí ấy đảm bảo sàn trồng rau sân thượng luôn khô thoáng, sạch sẽ.
  • – Trước khi gieo hạt, bạn nhớ ngâm ủ các loại hạt theo hướng dẫn trên bao bì để đảm bảo độ nảy mầm cao.
  • – Tránh gieo quá dày khiến cây con chen chúc, không đủ dinh dưỡng cho cây phát triển. Trong thời gian chờ hạt nảy mầm, nhớ cung cấp vườn sân thượng đủ ẩm bằng bình xịt bạn nhé!
  • – Cuối cùng, đợi khi cây con đủ khỏe, bạn tiến hành cấy các cây con vào trong các chậu hoặc thùng xốp với mật độ lý tưởng, đảm bảo có không gian trồng rau sân thượng cho tán cây phát triển. Sau đó bón phân, nhổ cỏ, diệt sâu, dùng các dung dịch chuyên dụng để ngăn bướm, chuột, côn trùng tiếp cận… để bảo vệ vườn rau sạch sân thượngcủa mình.

>>> Cần hướng dẫn chính xác quy trình chăm sóc từng loại rau, hoặc gặp bất cứ khó khăn gì trong việc làm vườn rau sạch sân thượng, bạn liên hệ ngay hotline 0898 477 177 nghe kỹ sư nông nghiệp tư vấn sâu hơn.

Xem thêm: Vật tư cần thiết khi trồng rau thủy canh trên sân thượng

Hướng dẫn trồng rau trên sân thượng không cần đất, năng suất cao

Phân tích ưu và nhược điểm của phương pháp “trồng rau không cần đất”

Trồng rau trên sân thượng không cần đất hay còn gọi là phương pháp trồng rau thuỷ canh. Đây là phương pháp trồng rau sân thượng thế hệ mới, sử dụng nguồn nước giàu dinh dưỡng giúp cây trồng sân thượng phát triển xanh tốt với năng suất tăng gấp đôi. Quan trọng hơn, phương pháp trồng rau thuỷ canh này khắc phục hoàn toàn mọi nhược điểm của cách trồng rau sân thượng bằng thùng xốp, chậu nhựa:

  • Vườn rau thủy canh trên sân thượng không bị nhiễm bệnh từ đất trồng nhiều vi khuẩn, nấm mốc và NÓI KHÔNG với thuốc bảo vệ thực vật.
  • – Nước + dinh dưỡng cho vườn rau sạch sân thượng được dẫn trong các đường ống kín kẽ, không vương vãi nên giúp chống thấm qua trần nhà.
  • – Không mất công chăm bón (một tuần, bạn chỉ cần thêm dinh dưỡng cho vườn rau sạch sân thượng từ 1-2 lần là đủ).
  • – Vườn rau sạch sân thượng tăng năng suất rau tăng gấp đôi so với trồng rau sân thượng bằng thùng xốp, chậu đất.

Tuy nhiên, muốn làm vườn rau thủy canh tự chế bằng ống nhựa thì quy trình khá phức tạp. Bạn phải cân nhắc mua dụng cụ, mua ống nhựa, đầu nối, khoan cắt, đục lỗ, cân nhắc khoảng cách lỗ trồng rau… mất khá nhiều thời gian. Nhất là với những người không chuyên hoặc chị em phụ nữ chân yếu tay mềm thì càng khó.

Tin vui là: Có một cách làm hệ thống trồng rau thuỷ canh trên sân thượng đơn giản hơn gấp nhiều lần. Đó là tìm kiếm các giàn rau thuỷ canh gọn nhẹ được thiết kế sẵn với quy trình lắp ráp siêu đơn giản, chị em phụ nữ và người già cũng có thể làm được. Chỉ cần 1-3 tiếng đồng hồ là bạn đã hoàn thành xong vườn rau thuỷ canh của mình.

>> Trọn bộ vườn rau thủy canh giá rẻ, lắp đặt nhanh trong 3 giờ cho người yếu kỹ thuật

bo-trong-rau-thuy-canh-thong-minh

Các bước hướng dẫn trồng rau trên sân thượng bằng phương pháp thủy canh

Bước 1: Chọn giàn rau thuỷ canh phù hợp với diện tích sân thượng

Tùy vào diện tích cây trồng sân thượng rộng – chật bao nhiêu mà bạn có thể chọn mua giàn rau thuỷ canh tương ứng. Tránh tình trạng mua các loại dàn quá lớn không để vừa không gian sân thượng chật hẹp. Hoặc chọn dàn quá nhỏ không thể phủ hết khu vườn sân thượng rộng lớn.

  • – Nếu trồng rau sân thượng nhỏ hẹp, bạn có thể chọn các giàn sole 60 lỗ, giàn bán chữ A, dàn áp tường chiều dài 2m…
  • – Nếu trồng rau sân thượng rộng lớn thì các dàn chữ A hoặc dàn trải ngang có chiều dài 3m, 4m… là lựa chọn lý tưởng giúp bạn phủ xanh không gian.
  • – Với vườn sân thượng bị các dãy nhà che khuất – cây sân thượng chỉ đón nắng một bề, bạn nên chọn giàn bán chữ A là phù hợp.

>>> Để biết chính xác với diện tích nhà bạn nên chọn mô hình giàn rau thuỷ canh loại nào, bạn hãy liên hệ nhanh hotline 0898 477 177 để được tư vấn.

Bước 2: Ươm giống rau thuỷ canh trên sân thượng

Sau khi tiến hành lắp giàn rau thuỷ canh và chọn xong giống cây trồng sân thượng theo hướng dẫn (bạn đọc kỹ ở phần cách chọn giống cây trồng sân thượng trồng trên sân thượng bằng thùng xốp), bạn tiến hành ươm giống cây trồng sân thượng bằng viên nén xơ dừa như sau:

Đầu tiên, bạn cho viên nén xơ dừa vào nước 5 phút. Đợi cho xơ dừa nở đều, bạn hãy cho chúng vào từng rọ và gieo hạt giống cây trồng sân thượng vào viên nén, mật độ từ 3 – 5 hạt/ viên.

Tiếp theo, bạn đặt các viên nén trong bóng tối và tưới nước mỗi ngày 2 lần (sáng – tối) để cung cấp độ ẩm cho hạt cây trồng sân thượng nảy mầm.

Bước 3: Chăm sóc vườn rau thủy canh trên sân thượng

  • Đưa cây con lên dàn thủy canh: Khi cây sân thượng đã ra lá thật, bạn đặt cây sân thượng vào các lỗ trên giàn thủy canh. Mỗi lỗ tương ứng với một bầu xơ dừa đã ươm giống.
  • Chăm sóc cây trên giàn: Bạn pha chế nồng độ dinh dưỡng theo hướng dẫn tặng kèm khi mua giàn. Mỗi loại rau sẽ có một định mức nồng độ dinh dưỡng riêng. Bạn có thể sử dụng bút TDS để kiểm tra dinh dưỡng một cách chính xác nhất.

Chú ý: Sau 3-5 ngày bạn nhớ pha thêm dinh dưỡng một lần và kiểm tra lại hệ thống hồi lưu để đảm bảo trồng rau thuỷ canh phát triển tối ưu nhất.

  • Thu hoạch rau thuỷ canh: Sau 25 – 40 ngày, tuỳ từng loại cây trồng, bạn tiến hành thu hoạch bằng cách cắt tỉa lá hoặc nhổ cả thân. Đừng quên vệ sinh máng trồng rau thuỷ canh, thay nước và dung dịch để chuẩn bị cho vụ canh tác trồng rau thuỷ canh tiếp theo.

Hướng dẫn canh tác thuỷ canh đơn giản dành cho người mới bắt đầu

Một số vườn rau thủy canh siêu sạch, siêu xanh mướt, năng suất cao, ăn hoài không hết

Trên đây là hướng dẫn quy trình trồng rau sạch trên sân thượng dành cho người mới bắt đầu. Trong quá trình triển khai trồng rau sạch, nếu bạn gặp bất cứ khó khăn nào về trồng rau sạch, bạn hãy liên hệ với chuyên viên tư vấn Thủy Canh Miền Nam. Gọi ngay hotline 0898 477 177 để được tư vấn miễn phí từ A-Z về trồng rau sạch.

Sai lầm kinh điển khi làm vườn rau trên sân thượng khiến rau còi cọc, trồng mãi không lớn