Kỹ thuật trồng cà chua thủy canh tại nhà dễ – Hydroworks

Cà chua là loại thực phẩm quen thuộc, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể chọn lựa được những trái cà chua đảm bảo an toàn thực phẩm cho bản thân và gia đình. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tự trồng cà chua thủy canh tại nhà. Theo dõi bài viết sau để được hướng dẫn về cách trồng nhé.

1. Trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh có dễ không?

trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh
Trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh

Với thời đại phát triển như hiện nay, bạn có thể tự tìm tòi cho mình phương pháp tăng gia sản xuất hiệu quả ngay tại nhà.

Thực tế, kỹ thuật trồng cà chua thủy canh tương đối đơn giản. Áp dụng cách trồng này giúp bạn tiết kiệm nước, công sức chăm sóc, dễ thực hiện.

Đặc biệt, trồng thủy canh còn giúp hạn chế tối đa việc phải sử dụng tới thuốc hóa học. Nếu thực hiện đúng cách, chăm sóc khéo léo sẽ giúp người trồng thu được nhiều đợt quả.

Để hiểu rõ hơn về cách trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh, bạn tiếp tục theo dõi bài viết sau.

2. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cà chua thủy canh

cách trồng cà chua thủy canh tại nhà

Trước khi đi vào các bước trồng cà chua thủy canh. Bạn cần quyết định loại hệ thống thủy canh nào sẽ sử dụng.

Có một số loại hệ thống thủy canh khác nhau ( Xem tại đây ), và cà chua có thể phát triển tốt trong bất kỳ hệ thống nào. Các hệ thống phù hợp thường là:

  • Hệ thống thủy canh NFT
  • Kỹ thuật nước sâu
  • Hệ thống nhỏ giọt
  • Hệ thống ngập và rút nước

Dưới đây là cách trồng cà chua tại nhà theo phương pháp thủy canh bạn có thể áp dụng:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

  • Thùng nhựa hoặc thùng xốp thể tích tối đa 20 lít. Hoặc dùng giàn thủy canh
  • Máy bơm sục khí
  • Rọ nhựa
  • Dây dẫn khí
  • Đầu sủi
  • Dung dịch thủy canh
  • Lưới che
  • Máy bơm nước
  • Giá thể: Giá thể phù hợp nên chọn cho cây cà chua là: Sỏi nhẹ, xơ dừa, rockwool, perlite

>>> Xem thêm: Bộ dụng cụ trồng rau thủy canh

Bước 2: Chuẩn bị cây giống

Người trồng có thể chuẩn bị cây giống qua cách ươm hạt. Nếu muốn nhanh chóng hơn, bạn có thể mua sẵn cây giống tại các địa điểm bán uy tín.

>> Xem thêm các loại hạt giống cà chua tại Hydroworks

Hạt giống cà chua nảy mầm trong một khay chứa dinh dưỡng. Giá thể Bông khoáng – Rockwool là một lựa chọn tốt cho cây. Làm ướt giá thể bằng nước (pH 4,5). Giữ hạt giống được bao phủ trong một khu vực ẩm ướt, giữa 20-25 độ C.

Bạn cần đợi cho đến khi rễ của chúng bắt đầu nhô ra khỏi đáy khay ươm, bắt đầu mọc lá. Việc này thường mất 10 ngày 14 ngày. Một khi cây mọc lên, bạn nên chuyển ngay chúng vào hệ thống thủy canh của bạn với ánh sáng đầy đủ.

Bước 3: Chuyển cây giống lên giàn thủy canh

Khi bạn di chuyển cây vào hệ thống thủy canh, bạn có thể đặt chúng ở các khoảng cách 10 đến 12 inch trong một dàn.

  • Pha dinh dưỡng theo tỷ lệ đã định sẵn tại thông tin trên gói dinh dưỡng vào các thùng thủy canh.
  • Cho cây giống đã chuẩn bị vào rọ nhựa. Sau đó, đặt lên mặt thùng thủy canh.

hướng dẫn trồng cà chua thủy canh

Bước 4: Cắt tỉa, chăm sóc cây cà chua trồng thủy canh

Cắt tỉa

Dây leo cà chua có thể là xác định (bụi cây) hoặc không xác định (dây leo).

Cây cà chua xác định tốt hơn cho những người trồng thủy canh, và các khu vực trồng trong nhà nhỏ, vì chúng chỉ phát triển đến một chiều cao cố định, khoảng 80cm – 120cm thôi. Còn nếu cây không xác định thì phải tỉa bớt cành bằng tay hoặc buộc vào cành để chặn mọc quá cao.

Mực nước

trồng cà chua thủy canh tại nhà

Mực nước dung dịch thủy canh cũng rất quan trọng khi trồng cà chua theo cách thủy canh. Người trồng nên dùng bút màu để đánh dấu mức nước ban đầu trồng. Khi nước chứa trong thùng cạn hơn so với rọ nhựa thì nên bổ sung nước ngay.

Trước khi thêm nước, bạn cần kiểm tra nồng độ dinh dưỡng, pH để pha chế dung dịch đảm bảo, phù hợp nhất. Từ đó, cà chua mới có thể phát triển tối ưu. Người trồng nên theo dõi như vậy cho đến khi thu được quả. Mỗi giai đoạn cân sẽ cần lượng dinh dưỡng riêng để phát triển.

Ánh sáng

Về ánh sáng thì cây cà chua phát triển mạnh vào mùa hè và thường ngừng mang trái khi mùa đông đến gần.

Nghiên cứu chỉ ra rằng lượng ánh sáng nhận được quyết định mức độ quang hợp xảy ra trong cây. Đây là một yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến kích thước và chất lượng trái.

Cà chua cần ánh sáng mạnh trong ít nhất 8 đến 10 giờ mỗi ngày. Một số giống cà chua có năng suất cao hơn với 18 giờ ánh sáng.

Dinh dưỡng, độ pH và EC

  • Cà chua cần hàm lượng Phốt pho, Nitơ và Kali cao.
  • Đối với độ pH , cây phát triển mạnh ở độ cao hơn một chút so với độ pH trung bình khoảng 5,8-6,3.
  • Các mức EC cần được duy trì trong khoảng 2.0-3,5 milliMhos. Cần đảm bảo pha trộn chính xác của các chất dinh dưỡng.
  • Nếu có bất kỳ sự thiếu hụt nào về mức độ dinh dưỡng, pH hoặc EC thì khá dễ nhận ra

>>> Xem ngay các triệu chứng cây thủy canh dư/ thiếu chất dinh dưỡng tại đây

Bước 5: Cách chăm sóc cây ra quả

kỹ thuật trồng cà chua thủy canh
Kỹ thuật trồng cà chua thủy canh

Cây cà chua sẽ ra quả sau khoảng 45 – 60 ngày trồng. Ban đầu, quả có màu xanh và nhỏ, khi chín dần chuyển sang màu đỏ. Bạn cảm nhận thấy vỏ mềm, màu đỏ đậm tức là cà chua đã chín.

Để bảo vệ quá trình cây ra quả, người trồng nên dùng túi nhỏ có phần miệng là đường zip. Sau đó, lồng túi từ dưới lên phàn cành.

Cách này giúp bảo vệ quả phát triển tốt nhất mà không bị chim hay côn trùng ăn.

Bước 6: Thu hoạch

Thu hoạch sớm hay muộn là do nhu cầu sử dụng của từng người. Tuy nhiên, người trồng nên hái khi thấy quả chín để bảo quản.

Để lâu, cà chua rất dễ bị nhũn, khó sử dụng được vào bất cứ mục đích nấu ăn nào.

Khi cà chua còn xanh, bạn cũng không nên hái. Bởi lúc này, trong cà chua xanh chứa nhiều thành phần gây độc.

3. Lưu ý một số loại sâu bệnh trên cây cà chua

Trong quá trình trồng cà chua theo cách thủy canh vẫn khó mà tránh tuyệt đối được các loại sâu bệnh. Sau đây là một số loại sâu bệnh bạn cần lưu ý:

  • Bọ trĩ, bọ phấn, rạp sáp sống nằm dưới lá. Chúng chích hút gây ra tình trạng khô hoặc vàng lá, trái non, hoa.
  • Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum: Bệnh héo xanh, lá trái, đốm lá, xám trái, thán thư thân.
  • Bệnh héo cây Fusarium, bệnh thối thân Phytophthora.
  • Virus gây bệnh xoắn lá khiến cây còi cọc, chậm phát triển. Bạn sẽ gặp phải tình trạng lá biến dạng xoăn, nhợt nhạt, màu vàng.

bệnh trên cây cà chua trồng thủy canh

Ngoài ra cây cà chua có vấn đề cũng có thể do bạn pha dung dịch thủy canh chưa đúng, dẫn tới cây bị thiếu hoặc dư chất dinh dưỡng.

Xem thêm video kỹ thuật trồng cà chua thủy canh tại nhà:

4. Dung dịch thủy canh tốt cho cây cà chua

Khi nhắc tới dung dịch thủy canh tốt cho cây cà chua, người trồng không thể bỏ qua dung dịch Masterblend. Đây là loại dung dịch chứa lượng phân dư thừa thấp, năng suất ổn định, giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí cho phân bón. Dung dịch thủy canh Masterblend chỉ có 1.6kg bột thủy canh.

Loại dung dịch này được pha chế, sản xuất chuyên cho các loại củ, rau quả trồng thủy canh. Đặc biệt tốt cho trồng cây cà chua thủy canh. Dung dịch thủy canh Masterblend chứa các dinh dưỡng đầy đủ cho cây phát triển khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh, thúc đẩy quá trình tạo quả. Bên cạnh đó, khi bạn sử dụng loại dung dịch này cung cấp, cân đối một số thành phần dinh dưỡng cho cây cà chua.

trồng cà chua thủy canh

Từ đó, nụ hoa lớn hơn, quả đậu nhiều giúp tạo vị chuẩn, rễ cây hấp thụ lượng chất dinh dưỡng cần thiết dễ dàng hơn. Đồng thời, thân cây mập, sinh trưởng nhanh, lá xanh tốt. Cây cà chua sẽ chống chịu tốt hơn với các loại sâu bệnh thường gặp, điều kiện đa dạng từ môi trường.

Bạn dễ dàng trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh ngay tại nhà mình với những bước trên. Trồng thủy canh không cần quá nhiều thiết bị, công cụ phức tạp. Để hiểu rõ hơn về dung dịch thủy canh, cách trồng cũng như hạt giống tốt, bạn hãy tham khảo tại thietbithuycanh.vn.

>>> Xem thêm: Trồng cà chua trong nhà kính như thế nào? <<<

Tài liệu tham khảo:

  • How to Grow Hydroponic Tomatoes (1)
  • Growth, Productivity, and Mineral Composition of Hydroponically Cultivated Greenhouse Tomatoes, with or without Nutrient Solution Recycling (2)
  • How to Grow Hydroponic Tomatoes (3)