Cao đinh lăng không chỉ có khả năng bồi bổ cơ thể mà còn có thể trị được nhiều căn bệnh khác nhau. Tuy nhiên để có hiệu quả thì cần phải dùng cao đúng cách, nếu không sẽ gây ra phản ứng phụ. Để biết cách sử dụng cao đinh lăng, bạn nên tham khảo một số hướng dẫn cụ thể ngay sau đây.
Đại danh y Tuệ Tĩnh đã từng gọi cây đinh lăng là “Sâm của người Việt”. Loại sâm có quanh ta này chính là rễ cây đinh lăng – có thể dùng nấu thành cao để dễ dàng sử dụng, cao đinh lăng có rất nhiều công dụng cho sức khỏe, việc bạn hiểu rõ cách dùng cũng như lưu ý khi sử dụng sẽ mang đến cho bạn hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe chính mình.
1 Cách dùng và liều dùng của cao đinh lăng
Cao đinh lăng thường được phối hợp sử dụng với một số vị thuốc để chữa các bệnh sau:
– Cơ thể suy nhược, ăn không ngon, tiêu hóa kém.
– Chữa liệt dương, di tinh, mộng tinh
– Chữa nóng sốt lâu ngày
– Chữa bệnh viêm gan mạn tính
– Chữa bệnh thiếu máu
– Chữa đau nhức tay chân, phong thấp
– Phụ nữ tắc sữa, giúp tăng lượng sữa cho con bú
– Ho viêm mãn tính.
– Phụ nữ thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh khó ngủ, bốc hỏa, mệt mỏi.
Những loại cao phổ biến ngoài thị trường dùng để pha với nước là dạng cao lỏng hoặc cao đã được sấy khô và nghiền thành bột, dưới đây là cách dùng cao đinh lăng đúng để có hiệu quả như mong muốn:
– Cao đinh lăng phải được pha với nước theo tỉ lệ của nhà sản xuất, không pha quá liều hoặc loãng hơn so với liều yêu cầu.
– Dùng trong các bữa ăn nhẹ hoặc sau bữa chính từ 30 phút đến 1 tiếng để các dưỡng chất trong cao có thể được hấp thụ tốt nhất
– Nên pha cao vào nước ấm và uống liền vì trong thời gian này hoạt chất trong cao đang lan tỏa mạnh, sẽ tăng cao khả năng hấp thu.
Ngoài ra cây đinh lăng có thể dùng trực tiếp (lá) hoặc sắc uống, giã nát, bột, viên uống có chứa chiết xuất từ đinh lăng,… Liều dùng: Đối với lá tươi có thể dùng từ 50 – 100g/ngày. Rễ sấy khô dùng từ 1-1.6g/ngày, và dùng khoảng 2g đối với bột đinh lăng. 30-50g thân hoặc cành dùng dưới dạng thuốc sắc.
Về liều dùng của cao đinh lăng: Mỗi nhà sản xuất sẽ có có một liều dùng riêng cho sản phẩm của họ, do trong mỗi sản phẩm hàm lượng hoạt chất khác nhau, độ đậm đặc không giống nhau nên bạn cần hải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và uống theo liều lượng của nhà sản xuất khuyến nghị.
2 Lưu ý khi sử dụng cao đinh lăng
Dù cao đinh lăng có nhiều công dụng đối với sức khỏe, thế nhưng nếu bạn sử dụng sai cách thì vẫn có những tác dụng phụ không mong muốn, dưới đây là những lưu ý khi sử dụng:
– Không nên uống khi đói vì lượng chất tanin cao trong rễ cây dùng làm cao có thể khiến bạn khó chịu ở đường tiêu hóa.
– Saponin trong đinh lăng có thể gây huyết tán(vỡ hồng cầu). Vậy nên uống đúng liều lượng, và không uống trong thời gian dài.
– Không dùng cho phụ nữ có thai, rong kinh, người bị rối loạn đông máu, người đang bị xuất huyết.
– Uống quá nhiều đinh lăng sẽ bị say, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy…
– Phụ nữ đang cho con bú không được tự ý uống nếu không được kê đơn từ bác sĩ.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cao đinh lăng như cách dùng sao cho hợp lý, lưu ý khi sử dụng tránh mang lại những tác dụng phụ không mong muốn. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để sử dụng cao đinh lăng một cách phù hợp hơn với bạn.
Nguồn: ncbi, vienduoclieu.org.vn
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của cao đinh lăng
>>>>> Các loại hoạt huyết dưỡng não tốt trên thị trường
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!