Thủ Tục Kiểm Toán Là Gì? – Phân Loại Các Thủ Tục Kiểm Toán

Thủ tục kiểm toán là gì? Có bao nhiêu loại thủ tục kiểm toán? Đây là những câu hỏi phổ biến trong quá trình nhập môn kiểm toán hiện nay. Qua bài viết dưới đây SAPP Academy sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn đọc xoay quanh thủ tục kiểm toán và phân loại các thủ tục kiểm toán.

1. Thủ Tục Kiểm Toán Là Gì?

Audit Procedures, hay còn được gọi là thủ tục kiểm toán, là các bước được kiểm toán viên thực hiện để thu thập tất cả thông tin về tài chính do công ty cung cấp, từ đó đưa ra ý kiến ​​về báo cáo tài chính, liệu chúng có phản ánh đúng quan điểm và công bằng về tình hình tài chính của tổ chức, doanh nghiệp theo đúng quy định hay không.

thủ tục kiểm toán là gì

2. Phân loại các thủ tục kiểm toán hiện nay

Tùy từng trường hợp sẽ có sự thay đổi khác nhau về các loại thủ tục kiểm toán, nhưng thông thường sẽ có 3 loại chính sau đây:

  • Thủ tục đánh giá rủi ro: Với quy trình đánh giá rủi ro, các công ty có thể xác định và chuẩn bị cho những rủi ro tiềm ẩn trên các báo cáo tài chính của khách hàng, nhằm tránh những hậu quả không mong muốn. Với thủ tục này, kiểm toán viên cần có sự hiểu biết cơ bản về đơn vị được kiểm toán cũng như môi trường hoạt động của họ, bao gồm cả kiểm soát nội bộ.

  • Thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm soát: Ngoài sự hiểu biết về các công ty, doanh nghiệp, kiến thức về kiểm soát nội bộ cũng rất quan trọng đối với các kiểm toán viên, từ đó kiểm toán viên có thể đánh giá được rủi ro cho mỗi nghiệp vụ cũng như các mục tiêu kiểm toán khác.

  • Thủ tục kiểm toán cơ bản: Là thủ tục mang ý nghĩa quan trọng trong thu thập bằng chứng kiểm toán. Về cơ bản loại thủ tục kiểm toán này bao gồm: Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ; Thủ tục phân tích; Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư.

Ngoài ra, thủ tục kiểm toán còn được chia ra thành các phần hành cụ thể. Ví dụ như:

  • Phần Hành Nợ Phải Trả;

  • Phần Hành Chi Phí Trả Trước;

  • Phần Hành Hàng Tồn Kho;

  • Phần Hành Tài Sản Cố Định;

  • Phần Hành Chi Phí Bán Hàng Và Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp;

  • Phần Hành Chi Phí & Doanh Thu Tài Chính;

  • Phần Hành Chi Phí & Thu Nhập Khác;

  • Phần Hành Lương;

  • ….

2.1 Thủ tục kiểm tra đánh giá chi tiết nghiệp vụ

Kiểm tra nghiệp vụ là kiểm tra quá trình tiến hành, thực hiện công tác kiểm toán trong tổ chức hoặc doanh nghiệp. Để đánh giá, nhận xét và đưa ra ý kiến về bằng chứng tài chính của doanh nghiệp, tổ chức, kiểm toán viên cần phải thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán liên quan đến bằng chứng tài chính. Điều này không chỉ đảm bảo mọi việc tuân thủ theo đúng quy định mà còn nhanh chóng phát hiện kịp thời các sai sót còn tồn tại để đưa ra phương án xử lý, điều chỉnh kịp thời cho doanh nghiệp.

thủ tục kiểm toán là gì

2.2 Thủ tục phân tích trong kiểm toán

Analytical Procedures, hay còn được gọi là thủ tục phân tích, là hoạt động nghiên cứu các mối liên hệ giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính, từ đó so sánh và xác định những xu hướng hoặc dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp, cuối cùng là đánh giá rủi ro và khoanh vùng những sai sót còn tồn tại. Bởi vậy, thủ tục phân tích cho phép ta đưa ra kết luận mà không cần phải kiểm tra quá nhiều mẫu.

Có thể nói, thủ tục phân tích trong kiểm toán là thủ tục có giá trị quan trọng nhằm khai thác bằng chứng kiểm toán vô cùng nhanh chóng, hiệu quả, ngoài ra còn giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Tuy nhiên các bạn cũng cần lưu ý rằng thủ tục này không đưa ra bằng chứng vững chắc để đi đến kết luận về sai sót trên báo cáo tài chính mà chỉ giúp khoanh vùng, nhận diện rủi ro, và đưa ra kết luận mang tính bao quát.

Bên cạnh quá trình phân tích, việc trình bày và tổng hợp dữ liệu một cách trực quan cũng quan trọng không kém. Một nguồn dữ liệu phức tạp được trình bày khoa học, dễ hiểu giúp bạn nhanh chóng nắm được tình hình kinh doanh của công ty và đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác với hình ảnh trực quan, sinh động, giúp cho quá trình phân tích và đánh giá diễn ra dễ dàng hơn.

2.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư

Kiểm tra chi tiết số dư là quá trình thu thập bằng chứng giúp đánh giá tính đúng đắn của số dư tài khoản, các giao dịch kế toán khác của đơn vị kinh doanh trong báo cáo tài chính của họ. Có thể nói, thủ tục kiểm tra chi tiết số dư giúp kiểm toán viên thu thập được những bằng chứng kiểm toán có mức độ tin cậy cao.

Hy vọng qua bài viết vừa rồi về Thủ Tục Kiểm Toán, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về thủ tục kiểm toán và các loại các thủ tục kiểm toán hiện nay. Nếu bạn cần giải đáp thông tin thắc hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với SAPP Academy để được tư vấn một cách nhanh nhất.

Kết nối với fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn