Cách trị đẹn ở nướu răng đơn giản, hiệu quả và an toàn

Khi bị nổi đẹn ở nướu răng sẽ gây nhiều khó khăn trong việc ăn uống, thậm chí nuốt nước bọt hay nói chuyện cũng thấy đau rát. Vậy nổi đẹn ở nướu răng chữa bằng cách trị đẹn nào hiệu quả để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này?

Nổi đẹn ở nướu răng chữa bằng cách nào?
Nổi đẹn ở nướu răng chữa bằng cách nào?

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng hay trong dân gian còn gọi là nổi đẹn. Đây là một vết loét nhỏ và xuất hiện tại các mô mềm ở môi, bên trong má, dưới lưỡi hoặc phát triển trên nướu.

Tại vùng da xung quanh vết loét của nhiệt miệng thường tấy đỏ, các vết nhiệt miệng có dạng hình oval hoặc hình tròn với màu trắng hoặc vàng.

Kích thước của vết loét thường rất nhỏ nhưng nó lại gây ra cảm giác đau rát làm cho người bệnh ăn uống và nói chuyện gặp nhiều phiền toái.

Có nhiều người thường dễ bị nhầm lẫn giữa nhiệt miệng với các bệnh gây ra từ virus Herpes. Có thể phân biệt 2 căn bệnh này như sau:

– Nhiệt miệng thường nằm ở bên trong miệng và không có khả năng lây lan.

– Lở loét miệng do virus Herpes có thể xuất hiện ở cả bên ngoài và bên trong miệng và có khả năng lây lan sang các vùng khác nhanh chóng.

Đẹn còn gọi là vết loét nhiệt miệng
Đẹn còn gọi là vết loét nhiệt miệng

Các loại nhiệt miệng và triệu chứng

Các vết loét nhiệt miệng có thể được phân thành 2 loại chính đó là:

– Vết loét nhiệt miệng nhỏ: đây là loại phổ biến nhất. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này. Vết loét có kích thước nhỏ, dưới 5mm, loét nông, thường gặp ở môi dưới, má, mặt dưới lưỡi.

– Vết loét nhiệt miệng lớn: loại này ít gặp hơn và chỉ xảy ra ở các đối tượng trước đây đã từng mắc phải. Vết loét có kích thước từ 1 – 3cm, loét sâu, có thể kèm theo triệu chứng sốt, thường gặp ở môi, vòm họng.

Tại vị trí bị nhiệt miệng thường sẽ có các triệu chứng: sưng đỏ, đau rát khi ăn uống, nói chuyện, nuốt nước bọt,…

Một số triệu chứng khác ít gặp hơn đó là sốt, khó chịu, hạch bạch huyết bị sưng.

Các triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng gây ra có thể biến mất sau 7 – 10 ngày. Vết loét có thể lành hoàn toàn sau 1 – 3 tuần. Đối với các vết loét lớn sẽ tốn nhiều thời gian để chữa lành hơn.

Vết loét nhiệt miệng thường gây đau nhức khó chịu
Vết loét nhiệt miệng thường gây đau nhức khó chịu

Nguyên nhân gây đẹn trong khoang miệng

Theo quan niệm dân gian, nguyên nhân hình thành đẹn ở nướu răng là do cơ thể chúng ta bị nóng hoặc ăn nhiều thực phẩm có tính nóng. Trong y học, chúng ta có thể bị đẹn do:

– Chấn thương miệng do bị vật nhọn, thức ăn cứng đâm trúng, dùng bàn chải đánh răng thô cứng, đánh răng dùng lực mạnh, vô tình cắn vào miệng,…

– Thiếu các loại vitamin B6, B2, C, thiếu kẽm và axit folic.

– Do các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng,… Hoặc đang trong quá trình niềng răng cũng dễ bị nổi đẹn hơn so với bình thường.

– Dùng nước súc miệng hoặc kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate.

– Thay đổi nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai.

– Ảnh hưởng của một số loại thuốc như Nicorandil.

– Nhiễm khuẩn hoặc virus.

– Thường xuyên căng thẳng, lo lắng, mất ngủ.

Sâu răng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
Sâu răng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiệt miệng

Các giai đoạn của nhiệt miệng

Nhiệt miệng chia làm 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn đầu

Xuất hiện các vết loét, có thể là một hoặc nhiều vết loét trong niêm mạc miệng. Đặc điểm thường thấy đó là những nốt nhỏ 1 -2 mm hơi rắn và hơi gồ lên mặt niêm mạc, hơi đau.

Sau vài ngày những vết loét này sẽ dần lớn hơn và bên trong xuất hiện dịch viêm nổi phồng căng bóng hoặc có thể bị vỡ và để lại ổ hoại tử.

Nhiệt miệng ở giai đoạn đầu thường có kích thước nhỏ
Nhiệt miệng ở giai đoạn đầu thường có kích thước nhỏ

2. Giai đoạn ổ hoại tử

Vết loét nhiệt miệng khi vỡ sẽ hình thành ổ hoại tử là các đốm to có màu vàng nhạt, xơ dai bám phủ trên mặt. Ổ hoại tử này sẽ từ từ tan ra và thành dịch viêm hòa lẫn với nước bọt trong khoang miệng và đi xuống đường tiêu hóa.

Giai đoạn này diễn ra khá ngắn chỉ kéo dài 1 – 2 ngày hoặc có thể ngắn hơn nữa.

3. Giai đoạn ổ loét

Giai đoạn này kéo dài nhất thường từ 5 – 7 ngày, có thể đến 15 ngày hay lâu hơn nữa. Thông thường người bệnh sẽ không chú ý, khi thấy ăn uống đau rát và nói đau mới phát hiện thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn này.

Giai đoạn ổ loét của bệnh nhiệt miệng
Giai đoạn ổ loét của bệnh nhiệt miệng

Cách trị đẹn và nhiệt miệng bằng các bài thuốc tự nhiên

1. Giấm táo

Thành phần axit axetic trong giấm táo có tác dụng diệt khuẩn khá tốt. Đồng thời giấm táo còn đóng vai trò như một loại kháng sinh tự nhiên đối với các vết nhiệt ở miệng.

Chuẩn bị giấm táo và nước theo tỷ lệ 1:1, trộn đều với nhau, sau đó dùng hỗn hợp này súc miệng mỗi ngày giúp vết loét nhiệt miệng nhanh lành hơn.

cách trị đẹn miệng
Chữa nhiệt miệng bằng giấm táo

2. Nước muối loãng

Súc miệng hằng ngày bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý có tác dụng giảm đau và hỗ trợ vết loét nhiệt miệng nhanh lành vì chúng có đặc tính sát khuẩn cao.

cách trị đẹn trong miệng
Súc miệng bằng nước muối loãng

3. Bôi mật ong, mật ong nghệ

Sử dụng mật ong hoặc trộn chung với bột nghệ rồi thoa lên vùng có vết loét. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, nghệ có đặc tính kháng viêm sẽ giúp làm lành vết loét nhanh chóng, không gây sẹo, kích thích các mô phát triển.

4. Bôi nước cỏ mực mật ong

Chọn một vài lá cỏ mực tươi đem rửa sạch và giã nhuyễn, vắt lấy nước. Dùng phần nước cốt này trộn với ít mật ong, sau đó dùng tăm bông thấm lấy hỗn hợp và bôi lên vết loét. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm.

cách trị nổi đẹn
Bôi hỗn hợp nước cỏ mực và mật ong chữa nhiệt miệng khá tốt

5. Bổ sung thêm các loại vitamin B

Các nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung thành phần vitamin B cũng là cách trị đẹn hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn bổ sung qua dạng viên uống hoặc thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

Tăng cường bổ sung Vitamin B
Tăng cường bổ sung Vitamin B

6. Chườm lạnh

Chườm lạnh hoặc ngậm đá viên có tác dụng giảm đau và giảm sưng viêm hiệu quả. Vì cái lạnh của đá giúp làm chậm và giảm lưu lượng máu chảy đến vết loét.

cách trị đẹn trăng ở trẻ em
Đá lạnh có tác dụng tốt trong việc trị nhiệt miệng

7. Súc miệng bằng nước tự pha

Trộn 1 thìa baking soda cùng với 2 muỗng nước ép nha đam và nửa cốc nước ấm. Khuấy đều rồi lấy súc miệng hằng ngày. Mỗi lần súc miệng, nên ngậm trong khoảng 15 – 20 giây để sát khuẩn tốt. Lưu ý, không được nuốt nước này.

8. Uống các loại nước

Bệnh nhân nên uống nhiều nước mỗi ngày và đặc biệt có thể dùng thêm các loại nước như: nước bột sắn dây, nước cam, nước râu ngô, nước chanh… Các loại nước này sẽ giúp làm lành vết nhiệt miệng nhanh hơn.

cách trị đẹn ở trẻ sơ sinh
Uống các loại nước mát giúp giải nhiệt

Khi nào được coi là nghiêm trọng và cần gặp nha sĩ?

Thông thường, các vết loét nhiệt miệng sẽ tự khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu xảy ra những triệu chứng dưới đây, người bệnh nên sớm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị:

– Nếu vết loét nhiệt miệng lớn bất thường, tiết dịch thường xuyên và kéo dài hơn 2 tuần không thuyên giảm.

– Bên cạnh đó các trường hợp nhiệt miệng kèm theo các triệu chứng đau buốt dữ dội, sốt cao, tiêu chảy, phát ban, đau đầu cũng cần gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và tìm ra biện pháp khắc phục nhanh chóng.

Gặp bác sĩ nếu vết loét nhiệt miệng lớn bất thường và kéo dài nhiều ngày không khỏi
Gặp bác sĩ nếu vết loét nhiệt miệng lớn bất thường và kéo dài nhiều ngày không khỏi

Cách phòng tránh nổi đẹn trong miệng

Để phòng tránh nguy cơ bị nổi đẹn trong miệng bạn nên lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

– Hạn chế các món cay nóng, đặc biệt vào những ngày tiết trời oi bức. Đồ cay nóng không chỉ là nguyên nhân gây nhiệt miệng mà còn làm bạn nổi mụn, nóng gan, gây mẩn ngứa và tích tụ độc tố.

– Hạn chế tối đa việc dùng bia rượu, cà phê, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt,…

– Uống nhiều nước mỗi ngày để giải tỏa nhiệt trong cơ thể. Tăng cường bổ sung những thực phẩm mát, có tính giải nhiệt tốt

Tăng cường thực phẩm tươi mát
Tăng cường thực phẩm tươi mát

– Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải có lông mềm, kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để kiểm soát nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng.

– Tránh sử dụng những sản phẩm súc miệng chứa sodium lauryl sulfate vì chúng khiến tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng hơn.

– Nếu bạn có thói quen dùng tăm xỉa răng sau khi ăn thì cần từ bỏ ngay để tránh làm tổn thương nướu răng. Thay vào đó, hãy sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám hiệu quả mà không làm tổn hại đến răng, nướu.

Dùng chỉ nha khoa loại bỏ vụn thức ăn dính giắt trong kẽ răng
Dùng chỉ nha khoa loại bỏ vụn thức ăn dính giắt trong kẽ răng

– Giảm căng thẳng, áp lực bằng cách làm việc và học tập có kế hoạch, giải trí phù hợp. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao tăng cường sức đề kháng và sự dẻo dai cho cơ thể.

– Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần ngay cả khi bạn không có vấn đề gì về răng miệng. Đồng thời cạo vôi răng, giữ cho răng luôn sạch bóng, chắc khỏe, ngăn ngừa được các vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển gây bệnh.

Trên đây là bài viết cách trị đẹn hiệu quả. Nếu còn thông tin nào cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp một cách nhanh nhất.

Xem thêm nha chu viêm nướu:

  • Viêm nha chu là bệnh gì?
  • Lấy cao răng giá bao nhiêu tiền?
  • Cách chữa viêm lợi hôi miệng
  • Cách trị viêm nướu bằng mật ong
  • Cách chữa viêm lợi bằng lá lốt

Thẻ:Mẹo hay nhiệt miệng, Nhiệt miệng