Nuôi một chú chó kén ăn có thể là trường hợp khá nguy hiểm. Chó con nhỏ dưới ba tháng tuổi và đặc biệt là những giống chó nhỏ có khuynh hướng mắc phải tình trạng lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) khi chó không chịu ăn uống đầy đủ.
Dưới đây là 5 bước cần làm nếu chó không chịu ăn:
Bước 1: Đi tìm nguyên nhân chó con bỏ ăn, biếng ăn
Điều đầu tiên phải làm là cố gắng tìm ra tại sao chó con biếng ăn. Có những lý do rất cỏn con không đáng kể, nhưng đừng chủ quan bởi những lý do khác có thể đe dọa tới tính mạng.
Sau đây là vài nguyên nhân gây ra tình trạng chó bỏ ăn:
- Chó lười ăn vì có ký sinh trùng trong đường tiêu hóa (giun sán); ví dụ như giun tròn, giun móc, giun tóc
- Những loại nhiễm trùng phổ biến do chủng virus parvo và coro gây ra
- Nhiễm trùng đường ruột ví dụ như bệnh trùng cầu hoặc nhiễm khuẩn Giardia
- Chó kén ăn do ảnh hưởng của vi khuẩn truyền nhiễm
- Ăn uống phải chất độc hại
- Chó lười ăn vì tổn thương dạ dày từ việc thay đổi chế độ ăn
- Lục lọi thùng rác và ăn phải đồ ăn hỏng
- Chó lười ăn do tiêu hóa dị vật (ví dụ những thứ không tiêu hóa được như tất, đồ chơi hoặc đồ lót)
- Dị tật bẩm sinh, ví dụ như viêm gan shunt hoặc tim bẩm sinh, cũng như những loại bệnh lý khác ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan trong cơ thể
Bước 2: Đánh giá tình trạng sức khỏe khi chó con biếng ăn
Ngoài việc chó con biếng ăn thì phải trông nom cún cẩn thận nếu có những biểu hiện của những bệnh lý trên.
Chú ý cả tới những nguyên nhân gây ra bệnh lý nền khiến chó kén ăn và theo dõi cún của bạn xem có những triệu chứng bất thường nào không.
Đặc biệt phải theo dõi sát sao nếu cún xảy ra những tình trạng sau:
- Nôn mửa và/hoặc tiêu chảy
- Trong phân có giun
- Có bọ chét hoặc ve chó
- Run rẩy, co giật cơ thể
- Bước đi khập khiễng
- Có dấu hiệu đau đớn hoặc khó chịu
- Ho hoặc gặp khó khăn khi hô hấp
- Nướu nhợt nhạt
Bước 3: Tìm ra phương pháp chăm sóc y tế phù hợp
Khi cún con bị ốm, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ rất nhanh. Đừng trông đợi quá lâu vào việc tìm kiếm những cách làm cho cún ăn uống bình thường trở lại. Khi thấy cún có những biểu hiện trên, phải ngay lập tức tới gặp bác sĩ thú y.
Bác sĩ thú y của bạn có thể hỏi về những lúc cún tiếp xúc với rác thải hoặc chất độc, quá trình tẩy giun, quá trình tiêm vaccine hoặc những triệu chứng khác như nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Họ sẽ kiểm tra nhiệt độ cún, đo độ đường huyết, kiểm tra phân cũng như những khám nghiệm khác dựa vào tình trạng và những dấu hiệu lâm sàng của cún.
Bước 4: Phương pháp hỗ trợ chó con biếng ăn
Dưới đây là những cách cách hay hỗ trợ chó lười ăn:
- Cho cún ăn thứ chúng hay ăn. Nếu chó không chịu ăn, đi tới bước tiếp theo.
- Làm ướt đồ ăn thường ngày của chúng bằng nước hoặc nước gà. Thỉnh thoảng cách này có thể làm thức ăn hấp dẫn hơn.
- Mua nhiều loại đồ ăn đóng hộp để kích thích vị giác cún nhà bạn. Cách tốt nhất để thực hiện phương pháp này là thêm một chút đồ đóng hộp vào thức ăn thường ngày và hy vọng chúng sẽ ăn.
- Đồ hộp sẽ rất ngon miệng và có thêm một lợi ích đó là có lượng nước cao giúp cho quá trình cấp ẩm cho cơ thể.
- Cho cún ăn theo chế độ lành mạnh như combo thịt hamburger với cơm.
- Cho cún ăn thức ăn trẻ em như những thức ăn có vị gà.
- Cho thức ăn vào ống tiêm. Khi trộn với nước, thức ăn trẻ em hoặc đồ hộp có thể dễ dàng cho vào ống và cho ăn một cách dễ dàng.
- Thỉnh thoảng cho chúng ăn một lượng nhỏ sẽ kích thích chúng ăn nhiều hơn. Hãy đảm bảo chó nhà bạn có phản xạ nhai bình thường để tránh việc nuốt thức ăn ngay lập tức.
- Chỉ cho ăn một lượng nhỏ trong khoảng thời gian nhất định để đảm bảo cún có thể xử lý được và không nôn mửa.
Bệnh cạnh đồ ăn, hãy khuyến khích cún nhà bạn uống thêm nước. Chúng tôi có vài gợi ý như sau:
- Thêm vài cục đá vào bát nước của cún cưng
- Cho phép cún liếm nước từ tay và ngón tay bạn
- Cho một lượng nhỏ dung dịch Pedialyte, đây là chất giúp hỗ trợ cung cấp điện giải, để đề phòng cún cưng mất quá nhiều nước.
- Nước gà pha với ít muối
Nếu bạn thử những cách trên mà chó vẫn kén ăn, tốt nhất và an toàn nhất vẫn là tới bác sĩ thú y. Nếu thú cưng của bạn có vẻ yếu hơn, không đứng nổi, và có biểu hiện co giật, thì đây là trường hợp khẩn cấp.
Đây có thể là dấu hiệu của hạ đường huyết. Gọi cho bác sĩ thú y ngay lập tức hoặc liên lạc cơ sở y tế gần nhất. Để tăng đường huyết, chà siro Karo vào lợi của cún.
Bước 5: Những điều cần tránh khi chó con biếng ăn
Nếu bạn đã biết tại sao chó con biếng ăn, đừng để xảy ra những tình trạng tương tự trong tương lai. Ví dụ, nếu cún thích lục lọi thùng rác, đừng để chúng tiếp xúc với rác.
Nếu cún bị giun, hãy đảm bảo bạn theo sát việc điều trị theo quy định và chắc chắn rằng bạn làm theo tất cả những hướng dẫn từ bác sĩ thú y.
Chó con biếng ăn luôn là nỗi lo của rất nhiều chủ nuôi, từ mới cho đến đã có kinh nghiệm lâu năm. Để xử lý triệt để tình trạng này, bạn cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để đưa ra được giải pháp phù hợp. Vì chó bỏ ăn luôn là nguyên nhân tiềm tàng cho một vấn đề sức khỏe nào đó to lớn hơn phía sau.
XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
- Vì sao chó biếng ăn, mệt mỏi?
- 16 mẹo kích thích khẩu vị chó biếng ăn
- Cách chăm sóc chó lười ăn tại nhà, không cần đi thú y
📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ
📍 Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn
Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn cho chó, thức ăn cho mèo, cát vệ sinh, sữa tắm cho chó, sữa tắm cho mèo, phụ kiện sỉ lẻ hàng đầu tại TP.HCM.
✅ Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho
✅ Shop cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo
✅ Shop thú y: https://petshopsaigon.vn/danh-muc/shop-thu-y
MUA NGAY nhận 🔰 FREE Ship 🔰 Giảm giá SHOCK 🔰 Quà tặng HẤP DẪN
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!