Khăn rằn Nam Bộ – Cách quấn khăn rằn đa năng chuẩn miền Tây

Khăn rằn là vật dụng vô cùng gần gũi trong cuộc sống hàng ngày đối với người miền Tây cũng như bộ phận người Khmer. Không rõ nó có từ bao giờ, nhưng nó đã hiện diện từ thời khai hoang mở cõi ở miền Nam. Chiếc khăn rằnáo bà ba như là một biểu tượng cho người phụ nữ hay quân du kích ở miền Tây siêng năng và duyên dáng.

Cách quấn khăn rằn đa năng chuẩn miền Tây

*Quà tặng: Mỗi khách đi tour miền Tây tại công ty du lịch Nụ Cười Mê Kông sẽ được tặng một chiếc khăn rằn đa năng.

Tên gọi của khăn rằn

  • Khăn thường có ba màu phổ biến trắng đen, trắng xanh hoặc trắng đỏ. Hai màu chủ đạo này tạo thành những họa tiết ô vuông đan xen nhau theo chiều dọc và chiều ngang khắp mặt khăn. Và có lẽ chính các họa tiếc ngang dọc này mà người ta gọi nó là khăn rằn.
  • Khăn thường được dùng đội đầu, choàng cổ nên còn gọi “khăn choàng” (người miền Tây gọi lệch là “khăn chàng”). Người dân miền Tây có thể sử dụng nó khi tắm, quấn như sà rông để thay đồ nên gọi “khăn chàng tắm”.
  • Dù có nhiều tên gọi nhưng phổ biến nhất vẫn là “khăn rằn Nam Bộ”. Khăn được dệt thủ công truyền thống nhưng sau này có thể may bằng máy móc nhưng vẫn giữ được những họa tiết truyền thống như trước kia
Khăn rằn Ri
Khăn rằn Ri Nam Bộ

Các loại khăn rằn

Khăn rằn ri Nam Bộ

Người Việt học cách làm khăn rằn từ người Khmer sinh sống tại vùng đất Sông Cửu Long từ hời khai hoang mở cõi. Tuy vậy, do ảnh hưởng của văn hóa, chiếc khăn Nam Bộ có chút khác biệt so với khăn Campuchia. Khăn gọn hơn, mềm hơn và mịn hơn.

Khăn rằn Nam Bộ
Khăn rằn Nam Bộ. Nguồn: khanran.com

Khăn rằn Campuchia (Krama)

Chiếc khăn có lịch sử lâu đời từ thế kỉ 17 và trở thành trang phục truyền thống của người Camuchia hơn 300 năm qua.

Khăn Rằn Campuchia
Khăn Rằn Campuchia

Khăn chà và (Chăm)

Chiếc khăn được tạo ra từ “Vương quốc người Chà” sống tại An Giang. Khăn Chà Và của người Chà Châu Giang được sử dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, nó còn là phụ kiện hợp thời trang dành khi đến trường hay công sở của cộng đồng người Chăm.

Khăn chà và
Khăn chà và

Khăn Thái Lan

Khăn được dệt bằng vải bông nên khô chậm hơn khăn Nam Bộ. Màu sắc của chiếc khăn của nguời Thái đa dạng với nhiều màu sắc như tím, đỏ, xanh lá.

Khăn rằn Thái Lan
Khăn rằn Thái Lan

Khăn Ả Rập

Loại khăn này rất phù hợp cho các phượt thủ. Chiếc khăn Ả Rập này có nhiều công dụng đa năng như che nắng, quấn đầu, trang trí, làm đẹp hoặc thậm chí có thể làm khăn tắm khi cần thiết.

Khăn rằn Ả Rập
Khăn Ả Rập

Cách sử dụng khăn rằn

  • Sử dụng khăn Nam Bộ làm chiếc mũ (nón), giống nghệ sĩ Hoài Linh
  • Sử dụng khăn làm chiếc mũ che nắng, thấm mồ hôi vừa kiêm luôn khẩu trang chống bụi
  • Sử dụng như khăn quàng cổ
  • Sử dụng như chiếc caravat làm phụ kiện chụp ảnh đậm chất nam bộ
  • Sử dụng khăn như làm một chiếc túi xách thuận tiện.
Đeo khăn rằn theo phong cách chú Hoài Linh
Đeo khăn rằng theo phong cách chú Hoài Linh

Lịch sử của khăn rằn

  • Chiếc khăn được cho là có gốc tích từ thế kỷ XVII của người Khmer. Vì người dân nơi đây theo đạo Hindu nên họ thờ 3 vị thần, trong đó thần Vishnu là người hiền hòa, luôn chở che người dân và thường cưỡi trên lưng con rắn Naga 7 đầu. Để tỏ lòng tôn kính vị thần, người Khmer đã làm ra chiếc khăn Krama (đọc lệch thành khăn rằn). Mọi người có niềm tin rằng khi mang khăn theo bên mình như có thần Vishnu bên cạnh giúp đỡ và mang lại may mắn.
Khan Ran Campuchia Krama
Chiếc khăn Krama
  • Trải qua những cuộc di dân, khi các dân tộc sống hòa hợp với nhau, chiếc khăn dần trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong tầng lớp lao động, đặc biệt là nông dân. Họ thường quấn xung quanh đầu hoặc vắt lên cổ để lau mồ hôi. Hình ảnh kết hợp giữa áo bà ba và khăn rằn đã trở thành nét đặc trưng duyên dáng của người miền Nam. Không chỉ người lao động lam lũ, mà cả những điền chủ, người giàu có cũng sử dụng nó. Phụ nữ vắt gọn khăn trên đầu, còn đàn ông cột ngang trán, chừa hai đuôi khăn nhô lên đầu, nút khăn nằm ở phía trước.
Người con gái miền Tây duyên dáng bên chiếc khăn rằng
Người con gái miền Tây duyên dáng bên chiếc khăn rằng
  • Ngày nay chiếc khăn rằng còn là biểu tượng của thời trang và được sử dụng phổ biến trên thế giới.
Khan Ran Nam Bo A Hau Thuy Dung
Á Hậu Thùy Dung. Ảnh: Tiền Phong, FBNV

Giá trị của chiếc khăn rằn

Trải qua bao thế hệ, chiếc khăn Nam Bộ xưa nay vẫn mãi là hình ảnh nét đẹp văn hóa sâu sắc, vừa thân quen gần gũi với người dân miền Tây vùng sông nước. Việc gìn giữ nét đẹp của chiếc khăn rằn là vô cùng quan trọng. Việc tiếp tục lưu truyền cho các thế hệ sau là một điều hết sức có ý nghĩa trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Cach Quan Khan Ran Mien Tay
Quang Đăng mang hình ảnh dân tộc ra đấu trường quốc tế. Ảnh: Asia Got Talent.

Các tour miền Tây từ Sài Gòn nổi bật

  • Tour miền Tây 1 ngày
  • Tour miền Tây 2 ngày 1 đêm
  • Tour miền Tây 3 ngày 2 đêm
  • Tour miền Tây 4 ngày 3 đêm
  • Tour Sài Gòn Nam Du 2 ngày 1 đêm
  • Tour Hòn Sơn từ Sài Gòn 2 ngày 1 đêm
  • Tour Sài Gòn Côn Đảo 2 ngày 1 đêm

Tham khảo bài viết của Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C4%83n_r%E1%BA%B1n