Mách mẹ cách nhỏ mũi an toàn để trẻ sơ sinh ít quấy khóc – Fysoline

23,413

Các bé sơ sinh thường xuyên phải được vệ sinh mắt mũi để đảm bảo loại bỏ các chất bụi bẩn, phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Tuy nhiên, nhiều mẹ gặp phải khó khăn khi bé quấy khóc và không hợp tác. Vậy làm thế nào để có thể nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh an toàn mà bé vẫn ngoan?

Làm thế nào nhỏ mũi cho bé mà bé ít quấy khóc

Nhiều mẹ thường chia sẻ nỗi lo lắng khi nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh vì bé thường quấy khóc hoặc giãy khiến mẹ khó khăn để nhỏ mũi đúng. Nhiều khi mẹ đã nhỏ mũi nhưng bé khóc nên nước mũi lại chảy ra, không có tác dụng. Để giúp bé ngoan hơn, giúp mẹ yên tâm nhỏ mũi cho bé, mẹ có thể chú ý các bước sau đây.

1. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý

Ở trẻ sơ sinh, nước muối có tác dụng rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn và dịch nhầy trong mũi, từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp.

1.1. Cách nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cho trẻ sơ sinh

  • Mẹ đặt lót khăn dưới đầu và cổ cho bé. Đặt mông cao hơn đầu bé.
  • Đặt bé nằm nghiêng về một bên.
  • Mẹ nhẹ nhàng nói chuyện với bé để bé không chú ý.
  • Dùng nước muối sinh lý nhẹ nhàng nhỏ 1-2 giọt vào mũi bé, sau đó hơi nghiêng đầu bé lên trên. Mẹ nên chọn nước muối sinh lý được thiết kế đầu ống tròn để không làm tổn thương niêm mạc mũi của bé.
  • Mẹ dùng khăn thấm sạch mũi cho bé và nhẹ nhàng dỗ dành nếu bé quấy khóc
nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh
Nhỏ mũi cho bé an toàn, ít quấy khóc

Mẹ nên áp dụng cách rửa mũi này cho bé từ 1-3 lần/ngày.

>> Xem thêm:

  • Những điều cần biết về nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • 5 SAI LẦM trong cách vệ sinh mũi cho bé mà mẹ hay mắc phải

1.2. Những chú ý khi nhỏ mũi nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

  • Trước khi nhỏ mũi cho bé, mẹ cần chú ý vệ sinh tay sạch sẽ vì nếu tay mẹ nhiễm trùng có thể còn lây nhiễm sang bé và gây ra các bệnh về đường hô hấp.
  • Mẹ nên rửa mũi cho bé trước giờ ăn để tránh việc bé quấy khóc bị sặc thức ăn sẽ rất nguy hiểm.
  • Mẹ hạn chế dùng xi lanh để bơm xịt nước muối vào mũi bé vì niêm mạc mũi trẻ sơ sinh trong giai đoạn này còn rất mong manh, dễ bị tổn thương.
  • Không nên dùng miệng hút mũi cho bé vì dễ lây nhiễm các bệnh từ miệng mẹ sang đường hô hấp của bé, không an toàn và vệ sinh. Mẹ có thể mua dụng cụ hút chuyên dụng ở các cửa hàng thuốc nhưng cũng nên hạn chế hút mũi.
  • Hạn chế dùng tăm bông vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh: Lỗ mũi của trẻ lúc này rất hẹp, chất nhầy ở bên trong mũi thường được tống ra ngoài khi bé hắt hơi. Nếu mẹ dùng tăm bông không cẩn trọng sẽ ảnh hưởng đến lớp lót khoang mũi và lớp màng nhầy có chứ nhiều mạch máu
  • Nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh với tần suất 2-3 lần, không nên lạm dụng quá nhiều trừ những trường hợp điều trị bệnh đã được bác sĩ chỉ định.

Với các trường hợp bé bị mắc các bệnh về đường hô hấp nặng hơn, viêm nhiễm hoặc sổ mũi, ngạt mũi lâu ngày không khỏi thì mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị nhanh chóng nhé!

2. Nhỏ nước muối sinh lý vào mắt cho trẻ sơ sinh

Khi bé vừa chào đời, các hốc mắt của trẻ sơ sinh vẫn còn dính dịch từ cơ thể của người mẹ. Hơn nữa, trong 3 tháng đầu đời, nước mắt của trẻ chưa phát triển toàn diện nên không thể tự làm sạch bụi bẩn. Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt loại bỏ bụi bẩn là việc làm cần thiết cho trẻ sơ sinh

2.1. Hướng dẫn cách nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh

  • Bước 1: Mẹ cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo không lây nhiễm vi khuẩn từ tay vào mắt trẻ trong quá trình thực hiện
  • Bước 2: Chuẩn bị sẵn dụng cụ nhỏ mắt như bông, gạc sạch, nước muối sinh lý.
  • Bước 3: Xoáy nhẹ nắp ống, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vừa đủ với mắt trẻ, tránh tràn ra ngoài trong quá trình thao tác
  • Bước 4: Sau đó dùng bông gạc lau nhẹ nhàng theo đường ngang mắt bé, tránh dùng nhiều lực khiến mắt bé bị tổn thương.
  • Bước 5: Làm tương tự với bên còn lại