Cách làm đồ chơi từ nắp chai nhựa

Tận dụng và làm đồ chơi bằng chai nhựa không chỉ mang đến cho bé yêu những món đồ độc đáo mà còn giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa trong môi trường. Cùng chuyên mục Giáo dục sớm 0 – 6 tuổi của AVAKids thử ngay với 15 cách làm đồ chơi từ chai nhựa dưới đây ba mẹ nhé!

1Các cách làm đồ chơi bằng chai nhựa đơn giản, thú vị cho trẻ

Đồ chơi bằng chai nhựa vô cùng đa dạng, không tuân theo bất kỳ khuôn mẫu nào nên ba mẹ có thể cùng bé làm đồ chơi bằng chai nhựa tại nhà để giúp bé thỏa sức sáng tạo.

1.1. Ống heo đáng yêu

Để dạy trẻ cách tiết kiệm tiền từ nhỏ, phần lớn các gia đình đều chuẩn bị cho các bé một chú heo đất. Tuy nhiên, với khối lượng rác thải nhựa thải ra môi trường ngày càng nhiều như hiện nay, thay vì sắm cho bé một chú lợn mới, tại sao ba mẹ không thử làm đồ chơi bằng chai nhựa và hô biến chúng thành một ống heo xinh yêu cho bé?

Điều này giúp giáo dục môi trường cho trẻ mầm non và nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên cho bé từ khi còn nhỏ. Tham khảo ngay cách làm sau ba mẹ nhé!

Cách làm

  • Vẽ hình chiếc lá lên giấy màu rồi cẩn thận cắt rời để làm tai cho chú heo.
  • Dùng bút dạ đen đánh dấu 2 đường kẻ trên thân chai nước ngọt, 1 đường để chia chai nước làm đôi, đường thứ 2 là chia đôi phần đáy của chai nước.
  • Cắt dọc 2 đường đã vẽ bằng dao rọc giấy, phần nhựa thừa lại giữa 2 đường bút thì bỏ đi.
  • Dán phần đầu và phần đáy chai lại với nhau và cố định bằng keo dán.
  • Sau khi keo khô hoàn toàn, dùng dao khoét một hình chữ nhật nhỏ trên thân của chai nước sao cho có thể nhét tiền vào trong ống heo.
  • Cuối cùng, dùng màu nước hoặc sơn tô màu tùy thích cho ống heo. Màu khô, vẽ mắt, mũi và gắn tai cho chú heo là quá trình làm đồ chơi bằng chai nhựa cho bé đã hoàn thành.

Làm đồ chơi bằng nhựa thành ống heo cho bé

1.2. Bảng chữ cái vừa học vừa chơi

Hiện nay, các loại đồ chơi Montessori hay đồ chơi trí tuệ trên thị trường có giá khá cao. Chính vì vậy, thay vì bỏ ra một khoản chi phí khá lớn, ba mẹ có thể tiết kiệm và tự sáng tạo ra một bảng chữ cái cho con bằng cách làm đồ chơi bằng chai nhựa. Điều này không chỉ giúp dạy bé bảo vệ môi trường mà còn khiến bé thích thú hơn với việc học, từ đó tiếp thu và ghi nhớ các mặt chữ nhanh chóng hơn.

Cách làm

  • Vẽ đầy đủ 29 chữ cái trên miếng bìa carton (mẹ nên chừa khoảng trống giữa các hàng chữ cái sao cho lớn hơn các nắp chai để khi bé đặt chữ cái vào bảng, các chữ cái khác không bị che lấp).
  • Thực hiện viết từng chữ cái lên nắp chai.

Bảng chữ cái đơn giản giúp bé vừa học vừa chơi

Khi chơi cùng bé, ba mẹ chỉ cần hỏi “Chữ A đâu con nhỉ?”, bé sẽ tự động tìm kiếm “chữ A” trên bảng và đặt nắp chai vào đúng vị trí. Với cách làm đồ chơi bằng chai nhựa này, ba mẹ vừa có thể dành nhiều thời gian hơn với con, vừa có thể giúp con rèn luyện tư duy và khả năng phản xạ nhanh chóng.

Bên cạnh đó, trong quá trình “chế tác”, ba mẹ có thể trang trí tùy thích để bảng chữ cái trở nên sinh động và nhiều màu sắc hơn.

1.3. Ống đựng bút độc đáo

Bé không còn hứng thú với các loại ống bút thông thường trên thị trường? Ba mẹ có thể làm đồ chơi bằng chai nhựa và rồi “hô biến” chúng thành những chiếc hộp với hình thù độc đáo dựa theo sở thích cho bé. Chỉ với một vài bước đơn giản, ba mẹ đã có thể tái chế chai nhựa thành vật dụng hữu ích cho trẻ và trực tiếp góp phần bảo vệ môi trường.

Cách làm

  • Dùng bút chì phác thảo hình ảnh mà bé thích, chẳng hạn như hình con mèo, hình minion,… rồi dùng kéo cắt các đường chì đã vẽ thật cẩn thận.
  • Dùng sơn, các loại vật dụng tái chế khác trong nhà như khuy áo,… để tô điểm cho ống bút hoặc mẹ cũng có thể sử dụng các loại giấy màu để trang trí miệng, mũi, mắt rồi dùng keo cố định lại.

Ống đựng bút từ vỏ chai nhựa

1.4. Máy bay trực thăng

Làm đồ chơi bằng chai nhựa thành những chiếc máy bay cho bé không những vô cùng đơn giản mà còn giúp mẹ tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn trong việc mua đồ cho bé đó nhé!

Cách làm

  • Cắt bỏ phần đáy của sữa chua và cắt một dải nhựa dài từ 3 – 5 cm.
  • Dùng kéo tạo một lỗ nhỏ trên nắp chai sữa.
  • Cắt lấy phần đầu của 3 chiếc ống hút, phần còn lại cắt thêm hai đoạn ống hút khác dài từ 4 – 5 cm.
  • Chiếc đầu ống hút đầu tiên cắm vào nắp chai để làm đuôi cho trực thăng.
  • Uốn cong dải nhựa đã cắt ở bước 1 rồi gắn 2 đầu ống hút vào 2 bên để tạo thành càng hạ cánh cho máy bay.
  • 2 đoạn ống hút còn lại đặt vuông góc với nhau rồi dùng keo nến cố định để tạo thành cánh quạt.
  • Gắn càng máy bay vào thân chai sữa để hoàn thành phần thân của trực thăng.
  • Cố định quả bóng bàn vào miệng hở của chai sữa và gắn cánh quạt lên thân máy bay bằng keo sữa là quá trình làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa đã hoàn thành.

Máy bay trực thăng từ chai nhựa

1.5. Chú rùa ngộ nghĩnh

Làm đồ chơi bằng chai nhựa thành con heo đã quá quen thuộc? Vậy thử ngay cách làm đồ chơi từ chai nhựa thành hình một chú rùa ngộ nghĩnh cho bé ngay ba mẹ nhé!

Cách làm

  • Dùng dao cắt lấy phần đáy của chai nhựa.
  • Đặt miệng phần đáy chai vừa cắt lên giấy bìa màu, dùng bút khoanh tròn sau đó vẽ thêm đầu, đuôi và chân để tạo hình một chú rùa.
  • Dùng đáy chai nhựa làm mai rùa và cố định trên giấy bằng súng bắn keo.
  • Keo khô, dùng bút màu vẽ mắt, mũi, miệng và trang trí theo sở thích của bé là quá trình làm đồ chơi bằng chai nhựa đã hoàn tất.

Ngoài chai nhựa, ba mẹ cũng có thể làm chú rùa cho bé bằng cách làm đồ chơi từ hộp sữa chua.

Chú rùa ngộ nghĩnh làm từ chai nhựa

1.6. Nồi cơm điện mini

Nồi cơm điện mini cũng là một ý tưởng làm đồ chơi bằng chai nhựa vô cùng độc đáo mà ba mẹ có thể thử để giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo của mình.

Cách làm

  • Cắt lấy phần đáy chai để tạo thân cho nồi cơm điện, sau đó mẹ dùng kéo cắt miếng xốp màu đỏ và màu xanh thành 2 sợi dây dài rồi dùng keo quấn quanh thân chai.
  • Tiếp tục cắt một miếng xốp nhỏ màu vàng rồi dán đè lên 2 sợi dây ở bước 1. Sau khi keo khô, mẹ lại cắt tiếp một miếng xốp màu xanh thành ô vuông có kích thước nhỏ hơn để dán đè lên phía trên.
  • Tạo công tắc cho nồi cơm bằng cách cắt 2 hình tròn màu tím rồi dán lên ô vuông màu xanh.
  • Tiếp theo, đặt phần đáy chai lên một miếng xốp màu đỏ, dùng bút chì vẽ theo viền chai sau đó dùng kéo cắt rời cẩn thận và dùng keo cố định vào phần đáy chai.
  • Cuối cùng, mẹ cắt 1 dải xốp màu vàng dài khoảng 2cm rồi gắn ở 2 đầu đáy chai để tạo quai xách là quá trình làm đồ chơi bằng chai nhựa đã hoàn tất.

Các bước làm nồi cơm điện mini từ chai nhựa

1.7. Chú rắn sắc màu

Phần lớn các bạn nhỏ đều sợ những loài bò sát như rắn, tuy nhiên, với cách làm đồ chơi bằng chai nhựa AVAKids giới thiệu sau đây, mẹ sẽ có ngay một chú rắn vô cùng dễ thương cho bé:

Cách làm

  • Hơ nóng tô vít để đục lỗ tại phần chính giữa của các nắp chai.
  • Dùng dây luồn qua nắp chai hình tròn sau đó thắt dây cố định để làm đầu cho chú rắn.
  • Nối các nắp chai còn lại vào sợi dây để tạo thành thân cho chú rắn. Mẹ lưu ý xâu các nắp chai cùng chiều với các màu sắc xen kẽ nhau để chú rắn trông bắt mắt hơn.
  • Luồn dây qua chiếc nắp chai hình tròn còn lại để làm đuôi rắn.
  • Tạo hình lưỡi và mũi cho chú rắn bằng giấy màu rồi dán vào nắp chai hình tròn đầu tiên.
  • Dùng bút dạ vẽ mắt và trang trí chú rắn là quá trình làm đồ chơi bằng chai nhựa đã hoàn tất.

Thành phẩm chú rắn ngộ nghĩnh, đáng yêu cho bé

1.8. Đồ chơi bowling

“Hóa phép” những chiếc chai nhựa cũ thành bowling sumo cho bé rèn luyện thể chất cũng là một trong những phương án làm đồ chơi bằng chai nhựa vô cùng đơn giản mà mẹ không nên bỏ qua.

Cách làm

  • Dùng dao cắt đôi chai nhựa đã chuẩn bị sao cho mỗi đầu dài khoảng 15 – 20 cm.
  • Cố định hai đầu chai lại với nhau bằng keo sau đó tô màu tùy thích là mẹ đã hoàn tất quá trình làm đồ chơi bằng chai nhựa cho bé.

Mẹ có thể cùng con trang trí chai bowling theo sở thích

1.9. Chiếc đồng hồ

Đồng hồ là một vật dụng không thể thiếu trong các gia đình. Nếu bé yêu thích và có đam mê sưu tầm các loại đồng hồ, mẹ hãy thử làm đồ chơi bằng chai nhựa cho bé theo các bước sau đây nhé:

Cách làm

  • Dùng bìa cứng tạo hình bất kỳ cho đồng hồ theo sở thích của bé.
  • Đánh dấu 12 khung giờ tương ứng trên bề mặt đồng hồ vừa tạo rồi gắn các nắp chai để tượng trưng.
  • Tạo một lỗ nhỏ giữa bề mặt đồng hồ bằng tua vít, gắn kim giờ, kim phút, kim giây là quá trình làm đồ chơi bằng chai nhựa cho bé đã hoàn thành.

Làm đồ chơi bằng chai nhựa thành đồng hồ cho bé

1.10. Chú chim cánh cụt đáng yêu

Chim cánh cụt là loài vật chỉ sống ở Nam bán cầu, không phân bố tại các vùng nhiệt đới như Việt Nam. Chính vì vậy, để giúp bé có cơ hội làm quen và tìm hiểu về các bạn động vật dễ thương, mẹ cũng có thể làm đồ chơi bằng chai nhựa cho bé đó!

Cách làm

  • Cắt bỏ phần đầu của 2 chai nhựa sau đó cố định 2 phần đuôi chai lại với nhau để tạo thành thân chú chim cánh cụt.
  • Dùng bút màu, màu nước để vẽ mắt, mũi cũng như trang trí cho chú chim cánh cụt thêm đáng yêu.
  • Tạo hình một chiếc khăn nơ từ dây ruy băng rồi gắn vào giữa thân chai để làm khăn quàng cổ cho chim cánh cụt là mẹ đã hoàn tất quá trình làm đồ chơi bằng chai nhựa cho bé.

Những chú chim cánh cụt đáng yêu được tái chế từ chai nhựa

1.11. Thuyền buồm

Một cách tái chế khác mà mẹ có thể cùng bé thử sức đó chính là làm đồ chơi bằng chai nhựa thành những chiếc thuyền buồm ngộ nghĩnh:

Cách làm

  • Cắt giấy màu thành hình tam giác để tạo cánh buồm cho chiếc thuyền rồi dùng keo gắn vào que đã chuẩn bị.
  • Cắm cánh buồm vào miếng xốp rồi dùng dây chun cố định vào thân chai là mẹ đã có ngay một chiếc thuyền cho bé chơi vào lúc tắm.

Thuyền buồm làm từ chai nhựa rất đơn giản, mẹ có thể cùng bé thử sức

1.12. Chậu hoa treo tường

Với cách làm đồ chơi bằng chai nhựa này, mẹ có thể cùng bé trồng cây, từ đó giúp bé làm quen với các công việc đơn giản ngay từ khi còn nhỏ:

Cách làm

  • Cắt bỏ phần đầu chai nhựa, dán sticker hình con vật lên phần miệng của đít chai.
  • Khoét 2 lỗ bên cạnh thân chai để nối dây treo.
  • Dùng màu vẽ trang trí cho chậu cây theo sở thích của bé.
  • Thêm cây và đất vào chậu là quá trình làm đồ chơi bằng chai nhựa cho bé đã hoàn thành.

Mẹ và bé có thể sáng tạo nhiều kiểu chậu hoa từ chai nhựa khác nhau

1.13. Lồng đèn

Để làm đồ chơi bằng chai nhựa thành lồng đèn, mẹ nên chọn các loại chai có vỏ dày và dẻo một chút:

Cách làm

  • Dùng bút vẽ các đường thẳng từ đầu tới đáy chai, mỗi đường thẳng cách nhau khoảng 1 – 2 cm.
  • Rạch các đường thẳng vừa vẽ bằng dao rồi dùng hai tay ép từ đầu chai xuống để tạo thành những vết gấp cho đèn lồng.
  • Dùng keo nến cố định nến vào đáy chai, tại phần nắp chai tạo một lỗ tròn nhỏ, lồng dây dù để tạo tay xách cho bé.
  • Trang trí lồng đèn bằng màu vẽ là mẹ đã hoàn tất quá trình làm đồ chơi bằng chai nhựa cho bé.

Ngoài cách trên, ba mẹ có thể tham khảo thêm một số cách làm lồng đèn siêu đơn giản từ vật liệu khác.

Lồng đèn làm từ chai nhựa cho bé

1.14. Các con vật ngộ nghĩnh từ nắp chai nhựa

Mẹ có thể hướng dẫn bé làm đồ chơi bằng chai nhựa thành hình các con vật để tái chế các vật dụng trong nhà, đồng thời giúp bé rèn luyện trí nhớ và dạy bé nhận biết con vật thông qua các trò chơi nhận dạng.

Cách làm

  • Cắt giấy màu thành thân các hình con vật theo sở thích của bé rồi dùng keo cố định nắp chai nhựa lên trên.
  • Lấy bút màu và các mẩu giấy màu thừa trang trí mắt, mũi lên nắp chai cho các con vật thêm sinh động.
  • Mẹ dạy bé phân biệt các con vật để giúp bé hiểu hơn về thế giới xung quanh.

Các con vật ngộ nghĩnh từ nắp chai nhựa

1.15. Tên lửa

Thay vì tốn một khoản tiền khá lớn để mua một chiếc tên lửa, mẹ hoàn toàn có thể làm đồ chơi bằng nhựa, vừa tiết kiệm, vừa bảo vệ môi trường lại có thể thỏa mãn đam mê của bé:

Cách làm

  • Gắn 2 thân chai lại với nhau theo chiều ngang và sơn màu nước quanh thân chai nhựa theo sở thích của bé.
  • Cắt vải nỉ đỏ thành 4 ngọn lửa.
  • Nhét 4 tấm vải vừa cắt vào miệng chai và dùng keo nến cố định là mẹ đã hoàn tất quá trình làm đồ chơi bằng chai nhựa cho bé.

Làm đồ chơi bằng chai nhựa thành tên lửa cho bé

2 Lưu ý khi tái chế chai nhựa thành đồ chơi cho trẻ

  • Vệ sinh sạch sẽ các chai nhựa trước khi tái chế thành đồ chơi cho bé.
  • Tránh làm các món đồ chơi với các đường nét sắc nhọn hoặc những món đồ chơi quá bé khiến trẻ bị tổn thương.

3Đôi lời từ AVAKids

Làm đồ chơi bằng chai nhựa không chỉ giúp ba mẹ tiết kiệm chi phí mà còn là một phương pháp rất tốt để bé phát triển trí thông minh và rèn luyện khả năng sáng tạo. Ghé ngay AVAKids để khám phá thêm những ý tưởng tái chế độc đáo cũng như những bài tin bổ ích khác ba mẹ nhé!

Phương Anh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm