Mới lần đầu đi về miền Tây, du khách nào cũng sẽ bất ngờ bởi ở đây không chỉ có những địa điểm du lịch miệt vườn tuyệt đẹp mà những món ăn ẩm thực miền Tây cũng vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Trong số những món ăn đó, ngon nhất phải kể đến món cháo lòng miền Tây khiến du khách ăn vào là thích mê. Sau đây, Viet Fun Travel sẽ hướng dẫn cách nấu cháo lòng miền Tây ngon nhất để du khách nào cũng có thể thực hiện món ăn hấp dẫn này ngay tại nhà.
Cháo lòng miền Tây là một trong những món ăn đặc sản rất nổi tiếng
-> Tham khảo thêm: Những kinh nghiệm đi du lịch Miền Tây toàn tập
1. Cháo lòng miền Tây là món ăn đặc sản của vùng đất Tây Nam Bộ
Cháo lòng là một món ăn rất phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước. Tuy nhiên, nếu được hỏi món cháo lòng ở đâu khiến du khách thích ăn nhất thì đa số khách du lịch đều trả lời đó là món cháo lòng miền Tây. Tô cháo lòng ở miền Tây tuy có vẻ ngoài bình dị, không cầu kì nhưng hương vị ẩn giấu bên trong tô cháo lòng đơn giản ấy lại khiến thực khách ăn vào mà nhớ mãi.
Những quán cháo lòng mở vào buổi sáng là hình ảnh quen thuộc với nhiều người dân ở miền Tây
Cháo lòng miền Tây ngon ở chỗ cháo được nấu từ gạo rang chứ không phải gạo trắng. Ngoài ra, bên trong tô cháo lòng miền Tây dân dã không chỉ có cháo mà còn có đầy đủ những thành phần của nội tạng được cho là ngon nhất của heo như lòng heo, gan heo, phèo heo, cật heo, tim heo, bao tử heo…
Tất nhiên, những nguyên liệu của món ăn đặc sản miền Tây là cháo lòng sẽ không thể nào biến thành một tô cháo đầy hấp dẫn, khiến người ăn mê mẩn nếu thiếu đi bàn tay tài hoa của những người đầu bếp miền Tây.
Cháo lòng miền Tây được nấu loãng từ gạo rang, vừa có mùi thơm lại rất dễ ăn, chứ không đặc sệt như cháo gạo nếp của người miền Bắc. Vì cháo lòng miền Tây loãng nên thực khách còn gọi thêm bánh quẩy ăn kèm với cháo. Cách ăn thú vị này khiến ngay cả những thực khách khó tính cũng muốn thưởng thức.
Thực khách ăn cháo lòng miền Tây thường kêu thêm bánh quẩy ăn kèm
Hiện nay thì món cháo lòng miền Tây đã được phổ biến ở nhiều thành phố lớn trong nước. Du khách cũng có thể tự tay làm cháo lòng miền Tây ngay tại nhà để cho cả gia đình cùng thưởng thức mà không cần phải lặn lội đến tận miền Tây xa xôi. Vậy du khách có muốn biết công thức nấu cháo lòng miền Tây như thế nào cho ngon không?
2. Hướng dẫn cách nấu cháo lòng miền Tây “đúng chuẩn”
Người miền Tây nấu món ăn nào cũng đều chú trọng đến hương vị đa dạng của món ăn nên nguyên liệu nấu cháo lòng miền Tây rất nhiều, gồm: gạo tẻ, lòng heo, phèo heo, gan heo, tim heo, bao tử, tiết heo, cật heo, rau thơm, hành tím, xả, nấm mèo, giá đỗ.
Cách nấu cháo lòng miền Tây “đúng chuẩn” như sau:
Những nguyên liệu nấu cháo lòng miền Tây được chế biến từ nội tạng ngon nhất của heo
– Đầu tiên các nguyên liệu sau khi mua về phải được rửa sạch sẽ. Vì nguyên liệu nấu cháo lòng đều là nội tạng heo nên các bạn phải rửa và ngâm muối trước khi nấu, nếu không những nội tạng này vẫn còn lưu lại mùi hôi, khá khó ăn.
– Phèo, cật, tim, gan và bao tử heo phải được khử mùi bằng dấm sau khi rửa sạch, sau đó rửa lại với nước rồi mới cho vào nồi luộc.
– Khi những nguyên liệu này đã chín, các bạn hãy vớt ra vào ngâm ngay vào nước đá để phèo, bao tử, tim, gan, cật heo không bị thâm đen.
Dồi heo chiên là thành phần không thể thiếu làm nên hương vị tuyệt vời cho tô cháo lòng miền Tây
– Món cháo lòng miền Tây sẽ không ngon nếu thiếu đi hương vị của dồi heo. Chính vì thế, làm dồi heo được xem là bước làm quan trọng tạo nên hương vị quyến rũ của món cháo lòng miền Tây. Các bạn đem những nguyên liệu: gan heo, rau thơm, hành tím, xả, nấm mèo băm nhuyễn rồi trộn lẫn với tiết heo, muối và tiêu.
– Tiếp đó, các bạn tiến hành nhồi hỗn hợp này vào trong lòng già heo đã được làm sạch, cắt thành khúc vừa đủ để nhồi. Các bạn phải cẩn thận luồn 1 ống nhựa nhỏ hơn lòng heo vào bộ lòng rồi nhồi từ từ hỗn hợp vào trong lòng heo, buộc chặt 2 đầu và chiên dồi heo trong chảo đầy dầu.
Gạo tẻ được rang lên trước khi nấu thành cháo
– Cháo lòng miền Tây thì không thể thiếu cháo nấu từ gạo. Gạo không được nấu ngay mà cần phải đem đi rang cho thơm, sau đó mới nấu. Làm như thế thì gạo sẽ có mùi thơm và vị ngon rất đặc trưng.
– Để cháo chín nhừ thì gạo phải nấu trong nồi nhiều nước, lửa riu liu. Khi thấy gạo đã nở hoàn toàn thành cháo thì các bạn hãy nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
3. Hướng dẫn cách trang trí cháo lòng miền Tây
Trên tay tô cháo lòng “đậm chất” miền Tây dân dã
Món cháo lòng miền Tây có cách bài trí khá đơn giản. Cháo được múc ra tô. Cho tim, gan, phèo, cật heo, dồi heo đã cắt khúc nhỏ lên trên mặt cháo. Để món ăn thêm bắt mắt, các bạn cho thêm tiêu lên mặt cháo và 1 vài cọng rau mùi lên trên.
Cháo lòng là một món ăn giàu dinh dưỡng lại dễ ăn nên các bạn có thể dùng món này cho bữa ăn sáng hoặc ăn chiều. Khi đi du lịch miền Tây, du khách có thể dễ dàng tìm thấy những địa chỉ quán cháo lòng miền Tây nằm dọc theo tuyến đường từ Sài Gòn về các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Xem thêm: Cách nấu hủ tiếu Miền Tây không phải ai cũng biết
Nếu muốn thưởng thức món cháo lòng miền Tây ngay tại nhà thì các bạn hãy tham khảo hướng dẫn cách nấu cháo lòng miền Tây ngon nhất ở trên nhé! Rất nhiều bà nội trợ đã làm theo hướng dẫn của Viet Fun Travel và đã thành công rồi đấy.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!