Cách massage cho trẻ sơ sinh đơn giản, đúng cách giúp ăn ngon ngủ tốt

Cách massage cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn và đúng thời điểm luôn là vấn đề thắc mắc đối với các bà mẹ bỉm sữa. Để hiểu rõ hơn về cách massage thì các mẹ hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Thời điểm nào massage tốt nhất cho trẻ sơ sinh?

Trên thực tế, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về giai đoạn chính xác để massage cho bé. Tuy nhiên, ý kiến được đa số người tin rằng nên xoa bóp cho trẻ sơ sinh trên một tháng tuổi vì da em bé phải mất 15 ngày để có thể kháng nước.

Và thời điểm tốt nhất để massage cho bé là buổi sáng, bắt đầu một ngày mới khi bé tỉnh táo hoàn toàn, hoặc buổi chiều tối để bé có một giấc ngủ ngon và sâu hơn các mẹ nhé!

Tuy nhiên, mẹ cần tránh massage khi con khi vừa ăn no vì dễ gây đau bụng và khó chịu cho trẻ. Ngoài ra, hãy đợi 15 phút sau khi massage trước khi cho bú lại để cơ thể trẻ có thêm thời gian thư giãn hoàn toàn.

2. Công dụng của việc massage cho trẻ sơ sinh

– Giúp trẻ thư giãn, giảm căng thẳng

Một trong những công dụng đầu tiên và rất tốt của việc massage cho bé là giúp bé thư giãn tinh thần, tạo sự thoải mái. Bởi ở độ tuổi đấy, các vấn đề ở bé như đau bụng, bị đầy hơi,…. có thể làm bé quấy khóc và làm tinh thần không thoải mái.

Và các động tác của việc massage nhẹ nhàng chính là liệu pháp tức thời hiệu quả nhất giúp giải tỏa được các căng thẳng ở trẻ.

Theo các nhà nghiên cứu thì những cách massage cho trẻ sơ sinh từ 5 đến 10 phút mỗi ngày có thể giúp cho trẻ nhanh chóng đi vào giấc ngủ sâu hơn. Chính vì thế các mẹ hãy nhớ massage mỗi tối để trẻ có được giấc ngủ thật ngon lành nhé!

– Kích thích sự tăng trưởng về thể chất

Khi bé được massage, việc tác động một lực vừa phải và thường xuyên vào các cơ bắp tay, bắp chân khiến các cơ trở nên săn chắc khỏe mạnh và dẻo dai hơn.

Đặc biệt, khi các mẹ massage ở vùng bụng cho bé thì sẽ kích thích được nhu động ruột, hạn chế được tình trạng tiêu chảy hay đầy bụng ở bé, và giúp bé thèm ăn, ăn ngon miệng hơn, từ đó giúp trẻ cải thiện được cân nặng cũng như các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Việc masage đúng cách còn giúp máu được lưu thông tốt hơn, thúc đẩy về hệ miễn dịch của trẻ. Bên cạnh đó còn giúp loại bỏ, bài tiết các độc tố còn tồn đọng dưới da bé, làm tăng về khả năng bài viết và quá trình trong việc trao đổi chất thông qua làn da của trẻ.

– Giúp bé có một hệ hô hấp khỏe mạnh

Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh khi mới chào đời còn khá yếu và không đều. Và có các bài massage ngực dành riêng cho bé. Khi đã được massage ngực thì bé sẽ thở sâu và đều đặn hơn do các phản xạ từ các dây thần kinh ở trên da.

– Giúp trẻ cải thiện cảm xúc, tăng mối liên hệ giữa mẹ và bé

Khi bé được massage, các tác động vật lý lên cơ thể bé sẽ làm tiết ra hormone Oxytocin ở bé và cả người massage cho bé. Oxytocin là một loại hormone mang đến cảm xúc yêu thương và làm tăng cường sự liên kết giữa con người với nhau. Điều này sẽ khiến tình cảm của mẹ và bé thêm gắn kết và tăng thêm mối quan hệ giữa mẹ và bé.

Việc kích thích xúc giác đối với bé còn có tác động tích cực đến sự phát triển tâm lý và xã hội của trẻ cũng như việc củng cố mối quan hệ của em bé với cha mẹ.

3. Hướng dẫn cách massage cho trẻ sơ sinh đúng nhất

Đầu tiên, để việc massage được diễn ra trong một điều kiện môi trường tốt nhất cho bé thì các mẹ hãy lưu ý những điều sau đây nhé:

  • Nhiệt độ phòng phù hợp, tốt nhất là ấm áp để tránh bé bị nhiễm lạnh.
  • Để cơ thể bé nằm lên trên một tấm chăn bông mềm mại được trải trên mặt phẳng.
  • Chú ý đến cảm xúc của bé xem bé có vui vẻ để mẹ massage hay không. Nếu bé cảm thấy không thoải mái thì hãy tạm dừng việc massage nhé các mẹ!
  • Sử dụng các loại dầu thực vật an toàn, lành tính và dịu nhẹ với da bé như dầu olive hoặc các loại dầu massage chuyên dùng cho trẻ sơ sinh nhé!
  • Có thể bật các bản nhạc nhẹ du dương để bé thư giãn.

Và sau đây là các bước massage cho bé:

Bước 1: Hãy bắt đầu với đôi bàn chân của bé

Các mẹ hãy xoa một số giọt dầu vào lòng bàn tay của bạn và bắt đầu xoa bóp lòng bàn chân của trẻ. Dùng ngón tay cái xoa bóp từ gót chân đến ngón chân. Sau đó, dùng lòng bàn tay vuốt ve phần dưới và đầu bàn chân của em bé. Từ từ, tạo vòng tròn bằng ngón tay cái của bạn khắp phần dưới của mỗi bàn chân và sau đó đến các ngón chân.

Và lưu ý rằng không kéo bất kỳ ngón chân nào giống như cách họ massage chân cho người lớn. Thay vào đó, hãy xoa bóp nhẹ từng ngón chân cho đến đầu ngón chân. Điều này sẽ giúp kích thích các đầu dây thần kinh.

Nâng một trong hai chân lên và vuốt nhẹ lên mắt cá chân rồi từ từ mở rộng về phía đùi. Nhẹ nhàng vuốt từ bàn chân lên đến đùi. Bạn cũng có thể xoa bóp cả hai chân cùng một lúc nếu bé bình tĩnh và thư giãn.

Cuối cùng là kết thúc quá trình massage chân bằng cách dùng hai tay nắm nhẹ vào đùi. Từ từ vuốt về phía tim từ chân đến đùi.

Bước 2: Và đến hai cánh tay của bé

Sau khi kết thúc các bước massage chân bé thì các mẹ hãy chuyển sang xoa bóp cánh tay nhé. Hình thức xoa bóp khá giống với chân. Nắm tay em bé và vuốt tròn trên lòng bàn tay. Từ từ thực hiện các động tác vuốt nhỏ trên các ngón tay của em bé, hướng về đầu các ngón tay.

Xoay bàn tay của em bé lại và bây giờ nhẹ nhàng xoa bóp mu bàn tay bằng những động tác vuốt thẳng về phía cổ tay. Sau đó, nhẹ nhàng xoa bóp cổ tay theo chuyển động tròn, giống như đeo vòng tay.

Di chuyển các động tác của bạn từ từ về phía cẳng tay rồi đến cánh tay trên. Xoa bóp toàn bộ cánh tay theo chuyển động tròn nhẹ nhàng như thể bạn đang vắt khăn.

Bước 3: Chuyển đến massage ở ngực và vai

Các mẹ hãy thực hiện các động tác vuốt nhẹ song song từ vai trái và phải về phía ngực của em bé. Sau đó, các mẹ có thể đặt tay trở lại vai. Lặp lại chuyển động một cách nhẹ nhàng. Tiếp theo, đặt cả hai tay của mẹ ở giữa ngực của bé và xoa ra ngoài từ cơ thể về phía bên.

Thực hiện các động tác vuốt nhẹ ra ngoài từ dưới xương ức, xương ngực, ngang qua ngực, như thể theo dõi hình dạng của trái tim.

Bước 4: Massage vùng bụng cho bé

Tiếp theo là dạ dày của em bé. Hãy nhớ rằng, vùng bụng hay gây ra áp lực, và do đó các mẹ phải tránh những áp lực dù là nhỏ nhất.

Các mẹ hãy bắt đầu động tác vuốt từ đỉnh bụng ngay dưới xương ngực.

Đặt nhẹ nhàng lòng bàn tay bên dưới xương ngực và vuốt tròn theo chiều kim đồng hồ khắp bụng, xung quanh rốn. Không tạo áp lực và để tay nhẹ nhàng lướt qua bụng.

Tiếp tục các chuyển động tròn theo chiều kim đồng hồ trong khi tránh rốn. Ở trẻ nhỏ, rốn có thể nhạy cảm và mỏng manh vì chúng mới rụng cuống rốn.

Bước 5: Massage cho vùng đầu

Nâng đầu của con bằng 2 tay, các ngón tay massage da đầu giống như bạn đang gội đầu cho bé. Lưu ý là tránh massage vùng thóp trên đỉnh đầu. Massage tai bằng ngón cái và ngón trỏ. Dùng hai tay vuốt theo hình trái tim xung quanh mặt, tay bạn sẽ gặp nhau ở cằm của bé

Đặt ngón trỏ ở giữa 2 lông mày và vuốt ra ngoài. Dùng ngón trỏ vuốt thật nhẹ nhàng theo hướng ra ngoài vùng trên mí mắt. Vuốt nhẹ nhàng từ sóng mũi ra hai bên má. Một trong những cách massage cho trẻ sơ sinh dễ ngủ là dùng đầu ngón tay vuốt cằm của bé theo hình vòng tròn.

Bước 6: Massage vùng lưng cho bé

Đặt bé nằm sấp theo chiều ngang hoặc duỗi thẳng chân bạn và đặt bé lên đùi. Đặt 2 tay bé trước mặt, không để khép 2 bên

Dùng 2 tay xoa bóp qua lại từ cổ đến mông. Đặt 1 tay lên mông bé và tay kia vuốt từ cổ đến mông. Dùng ngón tay xoa thành hình tròn theo hướng cột sống từ dưới lên. Tránh ấn trực tiếp lên cột sống

Massage vai bé theo hình tròn nhỏ. Massage mông theo hình tròn lớn. Co các ngón tay giống như hình cây cào và xoa lưng cho bé từ trên xuống. Mẹ hãy chú ý cắt móng tay ngắn khi massage cho con nhé.

Và đó là các bước massage cho trẻ sơ sinh các mẹ nên tham khảo nhé!

cach-massage-cho-tre-so-sinh-2

4. Một số bài massage giúp bé ăn ngoan, ngủ ngoan

Các bài tập sau đây tuy đơn giản nhưng lại có thể giúp ích rất nhiều và cải thiện được những giấc ngủ và bữa ăn cho bé.

Bài 1: Đặt bé nằm ngửa, tay dang rộng sang hai bên, bắt chéo hai tay trước mặt. Thực hiện 2 lần 8 nhịp.

Bài 2: Đặt bé nằm ngửa, giơ tay trái của bé lên cao, hạ tay xuống. Đổi bên. Thực hiện 2 lần 8 nhịp.

Bài 3: Đặt bé nằm ngửa, giữ chặt hai bàn tay bé và xoay qua vai tạo thành vòng tròn lớn mỗi bên. Đổi tay. Thực hiện 2 lần 8 nhịp.

Bài 4: Một tay mẹ nắm vào gót chân bé, tay kia nắm vào bàn chân bé. Kéo căng chân hướng lên trên rồi kéo xuống.

5. Một số lưu ý khi thực hành massage cho trẻ sơ sinh

Chỉ dùng lực của phần thịt mềm ở ngón tay, không phải toàn bộ lòng bàn tay để massage cho bé. Mỗi động tác massage phải nhẹ nhàng, chậm rãi.

cach-massage-cho-tre-so-sinh-4-1

Chú ý rửa tay thật sạch trước khi massage để giữ vệ sinh, tránh lây nhiễm vi khuẩn cho bé. Tháo hết những đồ trang sức có khả năng làm bé trầy xước.

Nên đặt bé lên giường hoặc dưới sàn nhà sạch, có lót khăn và gối xung quanh để đảm bảo độ an toàn cho bé. Nhiệt độ phòng không nên quá nóng hoặc quá lạnh, nhiệt độ lý tưởng là vào khoảng 28-29 độ C.

Có thể dùng dầu massage nhưng đừng nên dùng quá nhiều và cũng không nên sử dụng dầu massage lên mặt bé. Để bảo đảm an toàn, mẹ nên chọn các loại dầu massage như dầu oliu, dầu dừa, dầu mè…

Thời điểm tốt nhất để massage là sau khi tắm cho bé bằng nước ấm. Khi đó, bé đang thấy rất khoan khoái. Mẹ vừa massage nhẹ nhàng, vừa thủ thỉ với bé để giúp bé thư giãn, dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Với những thông tin vừa chia sẻ ở trên thì hy vọng các mẹ và bạn đọc sẽ có thêm những thông tin bổ ích về các cách massage cho trẻ sơ sinh đúng nhất để thực hiện cho các bé nhà mình nhé!