Những tổn thương ngoài da nếu không vệ sinh, chăm sóc tốt có thể thời gian lành và phục hồi lâu hơn, ngoài ra còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo. Vậy làm thế nào để liền vết thương nhanh? Biết đến những mẹo chăm sóc sau sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng vết thương nhỏ, giảm đau và giảm di chứng hiệu quả.
19/04/2021 | Cách điều trị vết côn trùng đốt ở trẻ em giúp vết thương mau lành 31/10/2020 | Cách xử lý vết thương cho từng trường hợp khoa học nhất 31/10/2020 | Lưu ý về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc khi bị vết thương ở chân
1. Quá trình liền vết thương diễn ra như thế nào?
Những va chạm mạnh hay vết cắt rạch đều có thể gây tổn thương chảy máu trên da của bạn. Bằng cơ chế tự bảo vệ, máu chảy sẽ tự đông lại trong thời gian ngắn, cùng với đó là huyết tương bảo vệ và tạo lớp màng để phục hồi da tổn thương.
Cơ thể người có thể gặp nhiều dạng tổn thương trong hoạt động hàng ngày
Thời gian liền vết thương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: bản chất của vết thương, phương pháp xử lý và chăm sóc, mức độ tổn thương,… Chăm sóc xử lý tốt vết thương sẽ giúp rút ngắn thời gian hồi phục, giảm nguy cơ nhiễm trùng và di chứng về sau.
Quá trình liền vết thương sẽ trải qua 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào bên trong vết thương gây nhiễm trùng, cản trở quá trình tự làm lành.
Giai đoạn 2
Sản sinh các mô hạt tế bào để lấp đầy vết thương, trả lại hình thái ban đầu trước khi bị tổn thương.
Giai đoạn 3
Giai đoạn cuối cùng liền vết thương là giai đoạn tái tạo biểu bì, sau đó tổn thương sẽ lành lặn hoàn toàn.
2. Làm thế nào để liền vết thương nhanh – các mẹo đơn giản mà hiệu quả
Quá trình liền vết thương nhanh hơn cần sự tác động đồng thời của chăm sóc bên trong và bên ngoài, nghĩa là chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh, giữ gìn vết thương.
Xử lý vết thương ban đầu rất quan trọng trong quá trình làm lành và ngăn ngừa sẹo
2.1. Chế độ dinh dưỡng để nhanh liền vết thương.
Khi bị thương, dù vết thương nặng hay nhẹ thì hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung tăng cường các nhóm chất quan trọng giúp làm lành vết thương nhanh chóng.
Vitamin C
Vitamin C, hay còn gọi là acid ascorbic có tác dụng rất tốt, thúc đẩy vết thương liền nhanh hơn. Bạn có thể bổ sung Vitamin C tự nhiên cho cơ thể từ các thực phẩm như: nước cam, ổi, nước chanh, súp lơ xanh, ớt chuông, bắp cải,… hoặc bổ sung từ chế phẩm nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bổ sung kẽm
Kẽm là yếu tố vi lượng nhưng vô cùng quan trọng với sức khỏe, đặc biệt nó tham gia vào quá trình làm liền vết thương của cơ thể. Vì thế, bổ sung nhiều kẽm hơn trong giai đoạn phục hồi vết thương sẽ thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra, bổ sung kẽm bằng đường uống không hiệu quả bằng bôi kẽm tại chỗ, vết thương sẽ lành nhanh hơn và không để lại sẹo.
Bổ sung protein
Đặc biệt với những vết thương nặng, vết thương do phẫu thuật, bệnh nhân cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn cung cấp đủ lượng protein. Protein này cần thiết để quá trình tái tạo mô diễn ra nhanh hơn, phục hồi vết thương cũng được thúc đẩy.
Nên nạp vào cơ thể 25 – 30g protein trong mỗi bữa ăn chính, tăng cường từ 10 – 15g protein vào mỗi bữa ăn nhẹ.
Vitamin A là dinh dưỡng cần thiết để phục hồi tổn thương
Bổ sung Vitamin A
Vitamin A có tác dụng kích thích sự tổng hợp collagen, tăng cường đa dạng hóa các nguyên bào sợi, vì thế cơ thể sẽ kiểm soát viêm nhiễm tốt hơn. Đây là nguyên nhân mà bạn nên bổ sung Vitamin A nhiều hơn nếu đang cần hồi phục vết thương.
Vitamin A tự nhiên có nhiều trong các loại thực phẩm như: trái cây, rau có lá màu xanh đậm, cam và các loại rau trái màu vàng, sản phẩm từ sữa và gan động vật,…
Bổ sung Vitamin K
Quá trình đông máu là quá trình đầu tiên diễn ra khi cơ thể gặp phải tổn thương để ngăn chặn sự chảy máu và nhiễm trùng. Trong đó, thrombin là yếu tố chính thúc đẩy quá trình đông máu tự nhiên này, nó được sản xuất bởi Vitamin K và Canxi.
Vì thế cơ thể cần bổ sung nhiều hơn Vitamin K để đảm bảo quá trình đông máu xảy ra bình thường, hãy bổ sung từ những thực phẩm tự nhiên như: rau có lá màu xanh đậm, bông cải xanh, bông cải trắng, cải bắp, nho, kiwi, bơ,…
Bổ sung khoáng chất đồng
Ít người biết rằng đồng là nguyên tố vi lượng quan trọng của cơ thể, chúng ta cần sử dụng chất này để sản xuất lysyl oxidase – enzyme cần thiết để hình thành liên kết đảm bảo sức mạnh và sự đàn hồi của xương, khớp, thành mạch máu.
Enzyme này cũng thúc đẩy quá trình sản xuất collagen và elastin, giúp vết thương mau lành hơn. Vì thế, hãy chú ý bổ sung đồng cho cơ thể từ những thực phẩm như: cà tím, khoai tây, cà chua, đậu ve, hạt hướng dương, cải củ, mù tạt, bạc hà,…
Sắt là khoáng chất cần thiết trong quá trình phục hồi tổn thương
Bổ sung sắt
Tương tự như Vitamin A, sắt cũng là thành phần quan trọng để cơ thể tổng hợp collagen – cần thiết cho quá trình làm lành vết thương. Những người thiếu hụt sắt thì lưu thông máu bị hạn chế, quá trình oxy hóa diễn ra nhanh hơn khiến vết thương chậm phục hồi.
Vì thế, cần bổ sung sắt để giúp vết thương nhanh lành, chất này có nhiều trong những thực phẩm như: cải củ, đậu tây, đậu hũ, nấm, mật mía, bông cải xanh, rau bina, thịt thăn bò, đậu tây,…
2.2. Chế độ chăm sóc giúp vết thương nhanh lành
Vết thương cần được xử lý, vệ sinh làm sạch đúng cách là điều đầu tiên cần thực hiện để loại bỏ chất lạ cũng như ngăn ngừa sự nhiễm trùng. Mỗi loại vết thương đều có cách xử lý riêng, ví dụ bỏng cần được làm mát sớm, bảo vệ ngăn ngừa nhiễm trùng trước khi xử lý y tế. Với vết thương ngoài da, cần làm sạch bụi bẩn, tạp chất bằng nước sạch, sát khuẩn bằng oxy già trước khi băng bó để vết thương lành.
Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng 1 số cách đơn giản sau ngay tại nhà:
Dùng đá lạnh giảm tổn thương do bỏng nhẹ
Những viên đá lạnh là giải pháp tốt để giảm đau, giảm tổn thương do bỏng nhẹ ở lưỡi hoặc bộ phận khác của cơ thể.
Hãy áp viên đá lạnh vào chỗ bị bỏng trong vài phút, nếu có thể, hãy bọc viên đá vào khăn vải mỏng để tránh bỏng lạnh.
Chườm lạnh giúp giảm sưng, giảm đau do bỏng nhẹ
Chườm lạnh để giảm sưng
Nếu tổn thương, sưng do bỏng hoặc bong gân, vết bầm tím thì một túi nước đá để chườm lạnh sẽ giúp giảm tình trạng này. Lưu ý không nên chườm lạnh trong thời gian dài quá 30 phút, nó sẽ tác dụng ngược lại gây tổn thương nặng hơn, giảm lưu thông máu để phục hồi tổn thương.
Dùng lô hội
Lô hội có tác dụng tốt với những tổn thương bỏng nhẹ hoặc vết thương đang trong quá trình hồi phục.
Làm thế nào để liền vết thương nhanh chỉ là chuyện nhỏ với các mẹo trên. Hãy áp dụng ngay tại nhà để thấy hiệu quả phục hồi tổn thương và hạn chế di chứng sau tổn thương.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!