So với những hạn chế trên cơ thể như ngực nhỏ, mông lép, eo bánh mì,… thì bắp chân quá nhỏ cũng được coi là nhược điểm “chí mạng” của nhiều chị em. Ai không may gặp tình trạng này phải tránh mặc trang phục ngắn hay đồ bơi. Họ thường che giấu đôi chân khẳng khiu của mình bằng cách kết thân với quần hoặc váy dài.
Bắp chân gầy khiến nhiều nàng mất tự tin.
Mới đây, bài viết xin kinh nghiệm làm phẫu thuật độn bắp chân của một cô gái đã thu hút sự quan tâm lớn trong cộng đồng làm đẹp. Sở hữu đôi chân bé tẹo, cô gái này cho biết rất tự ti và xấu hổ nên chưa từng dám mặc quần ngắn hay các loại quần skinny bó ống ra đường.
Bên cạnh một số chị em “đồng cảnh ngộ” rất mực quan tâm, thì đa phần dân mạng lại không thực sự ủng hộ phương pháp làm đẹp này.
Để cải thiện vóc dáng hoàn hảo một cách nhanh nhất, đa phần chị em đều tìm đến các biện pháp can thiệp bằng dao kéo. Đó là lí do kỹ thuật độn bắp chân bằng silicon ra đời.
Độn bắp chân là hình thức phẫu thuật sử dụng các túi độn dạng gel như silicon để làm gia tăng độ đầy đặn cho những bắp chân quá mảnh.
Ban đầu, kỹ thuật được ứng dụng chủ yếu trong việc phục hồi lại hình dạng bắp chân sau teo cơ, bại liệt. Sau đó kỹ thuật này đã được áp dụng trong cả phẫu thuật thẩm mỹ cho những người gầy muốn cải thiện ngoại hình vì sở hữu bắp chân quá nhỏ.
Kỹ thuật độn bắp chân thực chất đã được thực hiện ở Việt Nam từ lâu nhưng so với các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ khác (bơm ngực, gọt cằm, nâng mũi,…), nó không quá phổ biến. Bởi vậy nhiều người vẫn còn e ngại, lăn tăn cũng là điều dễ hiểu.
Kỹ thuật độn silicon giúp gia tăng kích cỡ, tạo đường nét hài hòa cho bắp chân. Trung bình, kỹ thuật này có mức giá dao động từ 150 triệu – 200 triệu đồng. Giá này đã bao gồm tất cả các khoản phí dành cho bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê, phòng phẫu thuật và các lần tái khám sau đó.
Trên thực tế, nếu được thực hiện bởi một bác sĩ có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, độn bắp chân được xem là một kỹ thuật an toàn và đáng tin tưởng.
Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách rạch một đường nhỏ ngang theo nếp gấp ở phía sau mỗi bên đầu gối, vị trí có thể dễ dàng che dấu vết sẹo để lại. Sau đó, bác sĩ đưa chất liệu độn vào bắp chân thông qua vị trí đã rạch. Nhờ thiết bị nội soi, mà thao tác độn sẽ được thực hiện chính xác và an toàn.
Cận cảnh túi độn sẽ được đưa vào bắp chân.
Tuy nhiên, vì bản chất vẫn là một quy trình phẫu thuật nên luôn có nguy cơ nhỏ xảy ra các biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu, hình thành sẹo, bất đối xứng và tổn thương dây thần kinh.
Do vậy, chị em nên chọn thực hiện tại những cơ sở có đầy đủ thiết bị y tế hiện đại, người phẫu thuật phải là những bác sĩ có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm.
Quá trình hồi phục sau khi độn bắp chân sẽ kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Ban đầu, hai bên bắp chân sẽ khá đau, sưng và bầm tím. Bệnh nhân cần đi tất ép chuyên dụng trong ít nhất 1 tuần, đôi khi lâu hơn để giảm tối thiểu tình trạng sưng tấy.
Cận cảnh quá trình thực hiện đưa miếng độn silicon vào bắp chân
PT Theo Vietnamnet
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!