Mẻ hay cơm mẻ chính là một loại gia vị dân dã truyền thống trong nền ẩm thực Việt Nam. Mẻ có vị chua gắt và thơm nồng, mẻ chua thường được làm từ cơm nguội hay bún, cách làm và nuôi cơm mẻ được người dân miền Bắc duy trì từ rất lâu cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm mẻ, thậm chí có người còn không biết con mẻ là con gì.
Bài viết hôm nay Ẩm thực 4 mùa sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem mẻ là gì? Đồng thời sẽ hướng dẫn cách làm mẻ đơn giản nhất và các lưu ý khi dùng mẻ.
Mẻ là gì?
Mẻ hay còn gọi là cơm mẻ, là một trong những loại gia vị đặc trưng của nền ẩm thực Việt, mẻ có nguồn gốc từ người dân miền Bắc. Mẻ có mùi thơm nồng, cùng vị chua, thường được sử dụng để làm gia vị trong các món canh chua, món lẩu, bún riêu, các món om, thịt trâu cơm mẻ, ốc nấu đậu phụ chuối xanh,…
Nhiều người vẫn thắc mắc rằng liệu ăn mẻ có tốt không? Hay bà bầu có ăn mẻ được không? Sự thật mẻ là loại gia vị rất bổ dưỡng, có chứa nhiều chất đạm, axit và các loại vitamin.
Mẻ không đơn thuần chỉ là một gia vị để hỗ trợ thêm hương vị đặc trưng cho các món ăn mà nó còn mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe của người dùng như: kích thích ngon miệng, tăng tiết dịch vị, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa đường ruột.
Cách làm mẻ đơn giản nhất ai cũng làm được
Cách làm cơm mẻ hay cách nuôi mẻ đều rất đơn giản, nguyên liệu cũng không phải kiếm đâu xa và chỉ cần có thêm dụng cụ để đựng như lọ thủy tinh là bạn có thể thực hiện ngay. Dưới đây là một số cách làm mẻ phổ biến
Cách làm mẻ bằng cơm và nước cơm
Đây là cách làm cơm mẻ không cần mẻ cái, cách làm này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơm mẻ là gì, cũng như con mẻ từ đâu mà có.
Nguyên liệu làm cơm mẻ
Gạo tẻ: 500g
Nước: 2 lít
Các dụng cụ như: thau, rổ, lọ đựng bằng thủy tinh,…
Các bước làm cơm mẻ bằng cơm nát và nước cơm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bạn vo gạo như nấu cơm thông thường và hãy giữ lại phần nước vo gạo này.
- Cho nhiều nước vào phần gạo đã vo và nấu cơm bằng nồi cơm điện như bình thường.
- Yêu cầu cơm phải bị nhão thì mới làm mẻ được vì thế khi nấu bạn phải cho một lượng nước nhiều hơn so với khi nấu cơm thông thường.
Bước 2: Tiến hành làm cơm mẻ
- Đun sôi nước vo gạo, rồi để nguội, sau đó đổ vào hũ thủy tinh đậy kín nắp.
- Lấy nồi cơm đã nấu chín ra để nguội hẳn, rồi cho vào hủ thủy tinh đựng nước gạo đã nguội, lượng cơm vừa phải để nước có thể phủ đầy hết mặt cơm.
- Đậy nắp hũ thủy tinh và đặt nơi khô ráo trong khoảng 14 ngày để cơm có thể lên men và có vị chua cùng mùi thơm nồng.
Bước 3: Yêu cầu thành phẩm
-
Sau 14 ngày, cơm sẽ lên men. Mở nắp ra sẽ thấy các hạt cơm chuyển sang dạng nhão, với màu trắng phau và vị chua đặc trưng, đây là hiện tượng cơm đã được phân hủy hoàn toàn và đồng nghĩa với việc bạn đã thành công cách làm mẻ bằng cơm và nước cơm.
Cách làm mẻ từ cơm đã có mẻ cái
Đây là phương pháp làm mẻ khi đã có sẵn mẻ cái, nguyên liệu và các bước được thực hiện một cách đơn giản như sau
Nguyên liệu làm mẻ từ cơm nguội đã có mẻ cái
Cơm nguội: ½ chén
Mẻ cái: ½ chén
Dụng cụ: Rổ, thẩu, chén,…
Bước 1: Sử dụng cơm nguội
- Lấy số cơm nguội được chuẩn bị sẵn cho vào lọ thủy tinh, rồi cho tiếp lượng mẻ cái đã có sẵn vào trong mẻ.
- Số lượng cơm nguội và mẻ có thể bằng nhau hoặc mẻ nhiều hơn một chút vì sau 1- 2 ngày cơm sẽ hút bớt nước.
Bước 3: Cách làm cơm mẻ
- Đậy hũ thủy tinh lại, rồi để nơi khô thoáng, sau 10 -14 ngày bạn đã có hũ cơm mẻ thơm nồng và có thể đem ra để bổ sung gia vị cho các món ăn hằng ngày.
- Khi đậy lọ thủy tinh, bạn không nên đậy kín nắp, có thể dùng vìa lớp vải để đậy thay vì đậy bằng nắp thủy tinh. Nhưng cũng phải chú ý để đảm bảo an toàn vệ sinh nhé!
Các lưu ý khi dùng mẻ
Khi sử dụng mẻ, bạn cần chú ý đảm bảo một số điều kiện sau đây:
- Không nên ăn quá nhiều mẻ, vì có thể sẽ khiến cơ thể dư một lượng axit lactic gây nên các triệu chứng như đau bụng hay tiêu chảy.
- Đối với những người mắc các chứng bệnh như đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày thì tránh ăn các món ăn có sử dụng mẻ.
- Tránh sử dụng cơm đã ôi thiu, nấm mốc để làm mẻ
- Phải phân biệt được chất lượng của mẻ sau khi làm mẻ và cả trong quá trình nuôi mẻ để có thể an toàn cho sức khỏe khi dùng mẻ. Nếu thấy dấu hiệu mẻ bị mốc và không có mùi thơm đặc trưng, hay màu sắc không bình thường thì chứng tỏ mẻ đã bị hỏng.
Cách nuôi mẻ, để dùng lâu hơn
Khi đã làm được mẻ rồi thì việc nuôi mẻ sẽ cũng không phải là khó, nếu thấy mẻ gần hết, để có thể duy trì và sử dụng con mẻ lâu dài, bạn chỉ việc để lại một ít mẻ trong hộp thủy tinh. Sau đó bạn có thể cho thêm vào một trong số các nguyên liệu như cháo gạo trắng nấu đặc đã để nguội, hoặc cơm nguội, hay bún tươi đều được.
Xem thêm:
- Lên men là gì? Quy trình, các phương pháp lên men phổ biến
- Cách làm kim chi Hàn Quốc đúng chuẩn, cực ngon
Tiếp tục, đậy nắp hũ thủy tinh lại để qua nhiều ngày, khi cơm mẻ đã lên men và có mùi thơm nồng cùng vị chua đặc trưng của cơm mẻ thì có thể tiếp tục sử dụng lâu dài.
Kết bài
Trên đây là một số chia sẻ về mẻ là gì? Cách làm mẻ đơn giản nhất và các lưu ý khi dùng mẻ. Hy vọng bài viết đã đem lại những kiến thức bổ ích cho nhiều bạn đọc!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!