Với bể lọc tràn trên, nó giúp cho bạn có nguồn nước đầu vào nuôi cá sạch và đảm bảo. Nhưng trong quá trình nuôi cá, không phải ngày nào chúng ta cũng thay nước được. Do vậy cần tìm phương án để giúp nước trong bể sạch sẽ nhất. Loại bỏ những đồ dơ bẩn hàng ngày tạo ra trong nước. Giúp bạn tốt nhất sẽ là hệ thống hút lọc. Hãy cùng xem hướng dẫn làm lọc đáy bể cá chi tiết một số kiểu dưới đây.
Bạn đang xem: Hướng dẫn làm lọc tràn dưới
Chắc chắn sau khi làm xong, bể cá của bạn luôn sạch sẽ hơn và thời gian thay nước bể cá sẽ lâu hơn…. Nhưng trước tiên chúng ta vẫn cần tìm hiểu lý do tại sao chúng ta cần làm điều này.
Tham khảo: Cách làm lọc bể cá đơn giản
Nguyên nhân khiến bạn muốn lắp lọc đáy bể cá
Chắc chắn, nguyên nhân khiến bạn nghĩ đến việc lắp lọc nước cho bể cá là do nước bị bẩn. Nhưng nguyên nhân khiến nước bị bẩn thì nó lại vô vàn. Bạn sẽ thường quan tâm đến các nguyên nhân mà chúng tôi kể dưới đây. Bởi nó là nguyên nhân hầu hết mọi bể cá đều gặp phải.
Do cá thải phân và nước tiểu ra, các cây thủy sinh bị héo – chếtThức ăn cho cá còn thừaTảo – nấm độc phát triển lơ lửng trong nướcCác vi khuẩn độc hại hình thành nhờ hỗn hợp tạp chất.Các chất hóa học phản ứng trong nước
Do đó, khi chúng ta làm hệ thống lọc nước ra vào cho bể cá. Cũng cần đảm bảo loại bỏ tất cả những yếu tố kể trên. Bể cá Hoàng Gia xếp chúng vào 3 nhóm sau:
Cặn bẩn lớn: Phân, đồ ăn thừa, xác thủy sinh…Vi khuẩn: Các mầm bệnh, nấm vi sinh, ký sinh…Các chất hóa học trong nước.
Cách làm lọc bể tuần hoàn
1/ Hướng dẫn làm lọc đáy bể cá riêng biệt
Cách làm lọc đáy bể cá cảnh nhà bạn cũng không phức tạp. Bạn cần tạo ra các bộ phận sau:
Bộ phận hút – thổi đặt trong bể.Tấm lỗ ngăn đáy bểBơm hút – đẩy.Bộ lọc 3 ngăn – 5 ngăn.
Để đơn giản hơn. Chúng ta có thể làm bể lọc giống cách làm bộ lọc tràn trên này. Sau đó, chúng ta chỉ mua các thiết bị bơm hút, tấm ngăn đáy có lỗ và hệ thống đầu thổi – đầu hút đặt ở dưới đáy bể nữa thôi. Những đồ dùng này bán rất nhiều ở các cửa hàng bán phụ kiện bể cá.
Cách lắp đặt
Đặt cố định bộ lọc nước 3 ngăn hoặc 5 ngăn vào vị trí thích hợp với nhà bạn. Thường nó sẽ được đặt bên dưới chân tủ kê bể cá. Có những nhà không có diện tích có thể phải đặt nó ở một vị trí tách biệt.
Lắp đặt tấm vách lỗ xuống đáy bể cá. Vách này giúp các cặn bẩn sẽ lắng xuống đáy bể. Khi hút, cá không chui xuống bên dưới khu vực cửa hút đặt ở dưới đó để đi vào đường ống hút nước được. Cá vào đường ống là sẽ dễ bị chết nên mọi người lưu ý chọn loại mắt sao cho mắt bé hơn cá mình đang nuôi nhé!
Tiếp đến, bạn nối đường ống hút và thổi vào các đầu bơm hút – thổi phù hợp. Đầu nước ra nối với đầu ngăn thứ 1 của bể lọc.
Nước sau khi được lọc xong sẽ ra bể chứa. Tại đây, một bơm thứ 2 sẽ đẩy nước quay trở lại bể.
Nguyên lý hoạt động
Rất đơn giản. Khi mọi cặn bẩn tạo ra trong nước. Do nặng hơn nước nên nó sẽ bị chìm xuống mặt đáy, chui xuống các lỗ mắt ở tấm ngăn đáy.
Dưới tấm ngăn đáy bể: Một đầu được đặt ống thổi đáy giúp tạo luồng nước đi cố định từ đầu thổi về hướng đầu hút đáy. Tại đầu kia, ống hút đáy luôn trong chế độ hoạt động kéo theo một phần nước và cặn bẩn đi ra khỏi bể để xuống ngăn lọc đầu tiên.
Tại bể lọc, ngăn 1 làm nhiệm vụ lọc thô, lọc các cặn bẩn nhìn thấy được. Ngăn số 2 và 3 sẽ lọc hóa chất cùng vi khẩn. Giúp nước sau khi đi qua các ngăn lọc sẽ trong, sạch và được diệt khuẩn. Nước cuối cùng nằm ở bể chứa để chờ máy bơm hút đưa trở lại bể.
2/ Lắp lọc bề mặt cho bể cá thủy sinh.
Đối với bể cá cảnh thủy sinh, do nó có lớp đáy là đất dinh dưỡng. Do vậy, bạn không thể đặt lọc đáy được. Mà cũng không cần làm lọc đáy bởi những phần thừa sẽ là dinh dưỡng nuôi cây thủy sinh. Vì vậy, chúng ta làm lọc nước sẽ được thiết kế lọc lớp màng trên mặt nước của bể.
Không phải loại cặn bẩn nào cũng nặng và chìm xuống đáy bể. Có một số loại phù dung, lá thủy sinh có thể sẽ nổi trên mặt nước. Khi ấy, cần lắp đặt lọc mặt cho bể thủy sinh. Bạn có thể áp dụng hệ thống lọc đáy như ở trên. Chỉ khác ở vị trí đặt đầu thổi và đầu hút mà thôi.
Đầu thổi và đầu hút bạn đặt chìm dưới mặt nước khoảng 3cm – 5cm. Không cần đặt lọc như dưới đáy. Nguyên lý hoạt động vẫn như lọc đáy bể ở phần trên.
Ngoài ra, với các bể không có nền đất thủy sinh. Bạn có thể kết hợp lọc gồm cả lọc đáy và lọc mặt cho các loại bể còn lại. Nó sẽ giúp cho bạn lọc bẩn cho nước tốt hơn cả ở tầng trên lẫn tầng dưới.
Hình ảnh một số loại lọc đáy – lọc mặt bạn tham khảo
Một dạng thiết kế lọc đáy bể cá rồng đơn giản. Gồm 2 máy hút cặn đặt ở hai đầu. Dẫn nước kèm chất thải bẩn lên trực tiếp các ngăn lọc tràn ở trên. Như vậy sẽ giảm được được chi phí thêm máy bơm nước từ dưới lên trên ở các loại lọc đặt dưới gầm. Tuy nhiên, độ thẩm mỹ của cái này không cao.
Bộ lọc treo thành bể: Nó thường được áp dụng cho việc lọc mặt nước bể. Thường chỉ các loại bể nhỏ mới sử dụng cái này. Bởi công suất của nó ở mức trung bình. Nhất là bộ lọc của nó nhỏ nên nước lọc được ít.
Bể hút đáy tự lọc nhỏ: Bộ này nhỏ gọn. Phù hợp với các bể cá âm tường, bể trong nhà cần thẩm mỹ cao.
Xem thêm: Tắt Update And Shutdown Windows 10, 9 Cách Chặn Windows 10 Cập Nhật Triệt Để
Ngoài những bộ lọc kể trên còn có những loại tự chế rất đẹp và phù hợp với từng không gian. Nếu bạn đang cần một bể cá hoàn hảo, đầy đủ lọc đáy – lọc mặt… Có thể liên hệ ngay với bể cá Hoàng Gia. Nơi đây không chỉ cung cấp bể nuôi cá, cá cảnh, thủy sinh mà còn rất nhiều phụ kiện khác giúp bạn nuôi cá tốt nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!