7 cách tiêu đờm bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà • Hello Bacsi

4. Súc họng bằng nước muối

<a href=

Việc súc họng bằng nước muối, tối thiểu hai lần mỗi ngày (sáng và tối) là cách tiêu đờm được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến khích. Không những thế, nước muối còn có khả năng kháng khuẩn và làm dịu cơn đau họng của bạn. Nên kết hợp súc họng với nhỏ mũi, bơm xịt, rửa mũi bằng nước biển sâu hoặc nước muối sinh lý bởi dịch nhầy đặc ở mũi là căn nguyên chính gây vướng đờm ở họng.

Bạn có thể hòa 1/2 đến 3/4 thìa cà phê muối vào 1 ly nước để súc họng. Nước ấm sẽ giúp muối hòa tan nhanh hơn. Khi súc họng với nước muối, bạn hãy ngửa đầu về phía sau để nước muối tiếp xúc với niêm mạc họng. Khò nhẹ trong khoảng 30 giây để tăng hiệu quả làm tan đờm, sau đó, hãy nhổ nước ra ngoài.

5. Dùng tinh dầu khuynh diệp

Tinh dầu khuynh diệp có tính nóng, ấm. Đặc tính này có khả năng loại bỏ đờm nhớt ra khỏi đường hô hấp. Nó sẽ làm loãng đờm để bạn có thể khịt khạc và ho ra dễ dàng hơn. Tinh dầu khuynh diệp có thể làm dịu các cơn ho. Bạn có thể dùng máy xông để khuếch tán tinh dầu vào môi trường không khí trong phòng.

Ngoài ra, tinh dầu cũng có thể được dùng để massage vùng cổ và ngực, trợ giúp cho hô hấp để bài xuất đờm. Để thực hiện, bạn hãy lấy một ít dầu khuynh diệp ra lòng bàn tay, xoa ra đều rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng cổ và ngực. Nên thận trọng khi dùng dầu khuynh diệp cho trẻ em, tốt nhất là chỉ nên dùng một lượng rất nhỏ, xoa ra tay cho đều rồi thoa lên ngực hoặc cổ của bé. Việc lạm dụng dầu khuynh diệp trên trẻ có thể khiến bé bị bỏng rát.

6. Dùng các loại thuốc không kê đơn

Cách tiêu đờm bằng thuốc xịt mũi

Thuốc “thông mũi” là một trong những loại thuốc không kê đơn có khả năng hỗ trợ bài xuất đờm đặc ở đường mũi họng. Loại thuốc này gây co mạch tại chỗ, nên có tác dụng giảm sung huyết và làm thông thoáng đường thở. Bạn có thể sử dụng thuốc thông mũi ở dạng nhỏ mũi, dạng xịt mũi hoặc dạng viên uống.

Khi dùng các loại thuốc này, bạn cần làm theo hướng dẫn sử dụng có kèm với thuốc để thực hiện đúng, an toàn và hiệu quả.

7. Làm tan đờm bằng các loại thuốc được kê toa

Nếu bạn đã áp dụng những cách tiêu đờm kể trên nhưng không đạt được kết quả như mong muốn, hãy đến gặp bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc. Nếu tình trạng đờm, nhớt trong đường hô hấp có liên quan đến nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc để điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thông thường, khi có bội nhiễm, bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh, kháng viêm, tiêu đờm.

Những loại thuốc tan đờm “phổ thông” dùng theo đường uống, có chức năng cắt đứt các liên kết trong chất nhầy, phân rã và bài xuất chúng. Trong khi đó, những loại thuốc làm tan đờm hơi “đặc chủng” dưới đây cũng có thể được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp đặc biệt, dùng có kiểm soát tại nhà:

Nước muối ưu trương

Nước muối ưu trương được dùng cho cả người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Khi sử dụng, bạn cần cho dung dịch này vào máy phun sương để khuếch tán hơi nước muối vào trong không khí phòng. Hơi nước với độ đậm muối cao có tác dụng mạnh trong việc làm loãng đờm, sát khuẩn, tạo thông thoáng đường thở. Tuy nhiên, ở một vài người, nó có thể gây ra những phản xạ “không mong muốn” như ho, rát họng hoặc tức ngực.

Thuốc thủy phân DNA trong đờm (Dornase-alfa)

Đây là loại thuốc làm tan đờm thường được kê cho những người bị bệnh xơ nang đang “sở hữu” chất nhầy như “keo dính” trong phổi. Loại đờm này rất nhầy nhớt, keo đặc và bám dính khiến người bệnh khó có thể ho khạc để bài xuất chúng, dẫn đến khó thở, ngăn trở phế nang hấp thụ oxy, nguy cơ suy hô hấp. Chất Dornase-alfa (Pulmozyme), có tác dụng thủy phân DNA ở trong nhầy, làm loãng và giảm độ nhớt, giúp phổi “cưỡng chế” và buộc chúng phải di dời qua ho khạc. Thuốc này được đưa vào phổi nhờ một thiết bị thở đặc biệt. Bác sĩ có thể hướng dẫn để bệnh nhân tự sử dụng được thiết bị này một cách có kiểm soát. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm: đau họng, sốt, chóng mặt, sổ mũi.

Chất nhầy sinh lý là yếu tố cần thiết để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp. Nó cũng giống như một “cái bẫy” để “bắt” các tác nhân “dám” tấn công hệ hô hấp khi chúng xâm nhập. Tuy nhiên, trong trạng thái bệnh lý hoặc do phản ứng tiết dịch quá mức và quá đặc, nhiều xác tế bào chết, xác bạch cầu và xác vi khuẩn, nó đã trở nên đặc và “dơ”, tồn đọng gây cản trở quá trình hít thở của bạn. Do đó, việc “nằm lòng” những cách tiêu đờm sẽ giúp bạn dễ “xoay xở” để có được đường thở thông thoáng và dễ chịu hơn.