Tự làm 9 loại đồ chơi cho trẻ từ các nguyên liệu đơn giản

Chào mừng các bạn đến với chuyên mục tự làm đồ chơi. Hiện nay có nhiều sự lựa chọn trong việc vui chơi cho trẻ từ các đồ chơi hiện đại cao cấp được bày bán bên ngoài thị trường. Tuy nhiên các chuyên gia luôn khuyến khích việc bố mẹ cùng vui chơi với các con bằng những trò chơi đơn giản nhưng giàu sức sáng tạo. Tự làm 9 loại đồ chơi cho trẻ từ các nguyên liệu đơn giản dưới đây là một ví dụ cụ thể để giúp trẻ vừa học vừa chơi thú vị.

Phần 1: Tầm quan trọng của việc vui chơi ở trẻ:

Ở lứa tuổi mầm non thì hoạt động chơi, đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ. Bất cứ đứa trẻ nào cũng đều có nhu cầu chơi và được chơi. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em, đồ chơi quan trọng đối với trẻ như cày cuốc của người nông dân vậy.

Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ sẽ có những trò chơi phù hợp:

  • Giai đoạn phát triển của trẻ 3 – 4 tháng thì bắt đầu vươn tới và cầm đồ chơi thì những món đồ chơi treo nôi nhiều màu sắc treo ở ngay tầm mắt của trẻ sẽ kích thích trẻ nhìn, quan sát và mong muốn được cầm đồ chơi.
  • Từ 6 tháng sẽ biết nắm giữ, cầm các loại đồ chơi: mềm như thú bông, tròn của quả bóng…
  • 7 – 8 tháng trẻ biết lắc, gõ, đập, ném, ngậm đồ chơi, trẻ sẽ chơi với những đồ dùng phát ra âm thanh.
  • 9 – 10 tháng trẻ biết khám phá đồ chơi: bóp, mân mê… Con sẽ được cầm nắm các loại đồ chơi các chất liệu khác nhau.
  • Trẻ 1 tuổi hào hứng với những đồ chơi màu sắc, hình dáng hấp dẫn.
  • Trẻ 2 tuổi tích cực dùng tay, mắt, tai… để khám phá.
  • Trẻ 3 tuổi kĩ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi phát triển và trẻ có khả năng tự phục vụ bản thân.

Vì vậy, ứng với mỗi lứa tuổi, các mẹ hãy sáng tạo ra những loại đồ chơi phù hợp với trẻ nhé !

Phần 2: Tự làm đồ chơi cho trẻ từ các nguyên liệu đơn giản

1. Tự làm những quả bóng dẻo đáng yêu

Dụng cụ gồm:

  • Bút dạ
  • Bóng bay
  • Bột mì
  • Nước
Những quả bóng đáng yêu với các sắc thái biểu cảm khác nhau này có thể là đồ chơi cho cả trẻ con lẫn người lớn. Kéo dãn, bóp hay làm méo chúng thành những khuôn mặt méo mó sẽ rất thú vị.
Những quả bóng đáng yêu với các sắc thái biểu cảm khác nhau này có thể là đồ chơi cho cả trẻ con lẫn người lớn. Kéo dãn, bóp hay làm méo chúng thành những khuôn mặt méo mó sẽ rất thú vị.

Các bước thực hiện:

  • Hòa bột mì với nước thành hỗn hợp sệt có thể nặn được
  • Nặn đất thành từng viên tròn rồi nhét vào những quả bóng bay
  • Thắt nút các quả bóng bay lại.
  • Trang trí các biểu cảm lên quả bóng

2. Tự làm những con rối bóng

Nguyên liệu gồm có:

  • Hộp ngũ cốc rỗng
  • Giấy A4
  • Băng dính
  • Giấy bìa màu đen
  • Que gỗ nhỏ
Những con rối bóng đáng yêu giúp trẻ chơi vui vẻ và kích thích sáng tạo
Những con rối bóng đáng yêu giúp trẻ chơi vui vẻ và kích thích sáng tạo

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Đầu tiên cạy các mặt nắp của hộp ngũ cốc ra và trải phẳng.

Bước 2: Tiếp theo, cắt ra hai hình chữ nhật lớn trên mỗi mặt của hộp ngũ cốc. Các hình chữ nhật cần 19 x 28cm.

Bước 3: Khoét 1 mặt và dán giấy A4 trắng phủ lên tạo màn hình.

Bước 4: Lắp lại hộp, cắt bỏ nắp hộp thừa.

Bước 5: Cắt các hình thù con rối bằng giấy a4 đen và dính vào đầu cây gỗ.

Bước 6: Trang trí và để ở mặt sau 1 bóng đèn chiếu.

3. Tự làm cầu đi bộ.

Cầu đi bộ giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, xây dựng sự hiểu biết về hình dạng và màu sắc. Ngoài ra còn rèn luyện khả năng vận động của bé.

Bước 1: Cắt những vòng tròn lớn, hình vuông và hình tam giác từ giấy màu và đặt chúng một cách ngẫu nhiên trên sàn nhà.

Bước 2: Chọn những điểm đích khác nhau và xây dựng các con đường đến đó.

Cách chơi: Hướng dẫn bé chỉ được đi trên những tờ giấy đó để đến đích.

Khi bé lớn hơn và chơi thành thạo rồi, bạn có thể đặt ra luật chơi là chỉ được đi trên giấy 1 màu hoặc 1 hình cố định.

4. Tự làm trống lắc

Dụng cụ yêu cầu:

  • Súng bắn keo
  • Băng dính màu sắc
  • Hạt gỗ nhiều màu
  • Hộp tròn rỗng
  • Que gỗ
  • Dây len
Tự làm trống lắc khá đơn giản để cho bé vui chơi
Tự làm trống lắc khá đơn giản để cho bé vui chơi

Cách làm:

Bước 1: Khoan 1 lỗ vào hộp rỗng rồi luồn que vào cố định bằng súng bắn keo.

Bước 2: Khoan 2 bên hộp rồi luồn hạt gỗ vào dây cố định 2 bên.

Bước 3: Dùng băng dính trang trí mặt trống và que trống.

5. Tự làm trò bi lắc

Yêu cầu vật liệu:

  • Kẹp quần áo
  • Hộp đựng giày
  • Chốt gỗ
  • Dao rọc giấy
  • Giấy gói
  • Súng bắn keo
  • Sơn phun
  • Quả bóng bàn
  • Thước kẻ
Mỗi chiếc kẹp quần áo sẽ ứng với mỗi cầu thủ.
Mỗi chiếc kẹp quần áo sẽ ứng với mỗi cầu thủ.

Quy trình thực hiện:

Đầu tiên bạn hãy xác định vị trí của gôn và thủ môn ở 2 đầu hộp giày và đục lỗ to ở 2 đầu.

Luồn những que gỗ tròn qua những lỗ 2 bên chiều dài của hộp như hình rồi cố định bằng súng bắn keo.

Kẹp các kẹp quần áo lên thanh gỗ.

Bước cuối cùng là bọc hộp lại trang trí và có thể bắt đầu chơi được rồi!

6. Tự làm đồ chơi giúp bé nhận biết màu sắc

Bạn chỉ cần lấy những miếng vải nhiều màu sắc hoặc các loại dấy màu và một ít que kem.

Việc đơn giản bạn cần làm bây giờ là hãy dán chúng lại với nhau. Và đừng quên ghi tên các loại màu sắc lên trên que kem nhé.

Mỗi lần cho bé chơi bạn chỉ cần nói với bé về màu đó và hỏi lại bé, dần dần bé sẽ nhanh biết thôi.

Có rất nhiều cách để bạn giúp bé phân biệt màu sắc một cách dễ dàng.
Có rất nhiều cách để bạn giúp bé phân biệt màu sắc một cách dễ dàng.

7. Tự làm trò chơi ném vòng

Vật dụng gồm có:

  • Đĩa giấy
  • Sơn màu
  • Lõi giấy
  • Kéo
Bạn có thể đặt những chiếc lõi giấy và cùng trẻ chơi trò ném vòng tròn vào lỗ rồi đấy!
Bạn có thể đặt những chiếc lõi giấy và cùng trẻ chơi trò ném vòng tròn vào lỗ rồi đấy!

Cách làm:

  • Khoét tròn phần giữa đĩa giấy sao cho lỗ có thể xuyên qua lõi giấy dễ dàng
  • Để 1 chiếc đĩa giấy làm trụ và dính lõi lên
  • Sơn những chiếc vòng đĩa giấy theo màu sắc tùy thích

8. Tự làm đồ chơi xếp hình giúp bé sáng tạo.

Sử dụng những que kem bỏ đi để tạo nên trò chơi kích thích trí tuệ bé phát triển
Sử dụng những que kem bỏ đi để tạo nên trò chơi kích thích trí tuệ bé phát triển

Bước 1: Xếp những que kem và cố định chúng lại.

Bước 2: Bạn có thể vẽ hoặc dán hình ảnh con vật có sẵn lên đó và dùng keo cố định hình ảnh.

Bước 3: Lấy kéo cắt những que kem ra riêng biệt và đảo vị trí của chúng.

Bước 4: Chơi bằng cách bảo trẻ hãy xếp chúng thành hình con vật bạn đầu.

Các bước đơn giản để làm tranh sáng tạo cho bé
Các bước đơn giản để làm tranh sáng tạo cho bé

9. Tự làm máy bay đồ chơi từ bìa cát tông

Bước 1: Dùng kéo cắt bỏ 4 mảnh bìa cát tông. Sau đó, dùng bút màu đánh dấu và cắt theo chiều vòng cung tại mép trên của 2 cạnh dài của chiếc hộp sau khi cắt bỏ những mảnh của phần nắp hộp.

Bước 2: Cắt phần bìa cát tông khác thành những bộ phận của chiếc máy bay đồ chơi.

Bước 3: Tiếp tục dùng kéo tạo 2 khe nhỏ ở 2 bên sườn chiếc máy bay đồ chơi sao cho chúng có chiều rộng bằng chiều rộng phần cánh máy bay đồ chơi ( 2 mảnh bìa số 3) vừa chuẩn bị ở Bước 2.

Với phần đuôi của máy bay đồ chơi, cũng dùng kéo tạo 1 khe ở 1 cạnh của miếng bìa số 1 sau đó ráp miếng bìa số 2 vào khe nhỏ này để làm bộ phận đuôi. Sau đó dùng keo dán dán chặt ở phần đuôi máy bay đồ chơi.

Bước 4: Cắt 1 hình tròn nhỏ từ những mảnh bìa vừa cắt đi không sử dụng, sau đó dùng băng dính dán 2 miếng bìa số 4 đối xứng 2 bên của hình tròn nhỏ để làm cánh quạt máy bay đồ chơi rồi dùng băng dính hoặc keo dán dán chặt vào phần đầu của máy bay đồ chơi.

Cuối cùng, bạn có thể dùng bút dạ màu để trang trí thêm cho chiếc máy bay đồ chơi này sinh động hơn nhé!

Từ bìa cát tông bỏ đi, bạn có thể tạo ra chiếc máy bay đồ chơi siêu cute cho trẻ
Từ bìa cát tông bỏ đi, bạn có thể tạo ra chiếc máy bay đồ chơi siêu cute cho trẻ

Hãy chơi cùng trẻ với những đồ chơi đơn giản, sáng tạo và thú vị từ sự khéo léo của bạn nhé. Chúc bạn thành công với việc tự làm 9 loại đồ chơi cho trẻ từ các nguyên liệu đơn giản đã giới thiệu ở trên.

2332 views