Bún là một trong những nguyên liệu quá quen thuộc với người Việt. Đã có rất nhiều đặc sản từ bún Việt trứ danh quốc tế như bún chả Hà Nội, bún bò Huế, bún riêu cua Nam Bộ… Và bạn cũng là một người yêu bún nhưng lại sợ bún mua sẵn không đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Vậy hãy nhanh tay bỏ túi ngay cách làm bún từ gạo với công thức chuẩn, đơn giản mà hiệu quả sau đây!
Chuẩn bị nguyên liệu làm bún
Ở trong bài viết này, Thực phẩm Quốc Huy sẽ chỉ đi sâu vào cách làm bún tươi từ gạo. Bởi đây là món bún được sử dụng thường xuyên nhất trong các gia đình Việt hiện nay.
Để làm được món bún tươi đúng chuẩn bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- Gạo tẻ
- Bột năng
- Nước lọc, muối tinh, dầu ăn…
- Khuôn làm bún, nồi, máy chuyên dụng…
Trong khâu chuẩn bị nguyên liệu gạo chính là điều mà mọi người cần phải chú ý nhất. Gạo phải được chọn lọc kỹ mới có thể đảm bảo sợi bún đủ trắng, thơm, dai và chất lượng nhất.
Theo các chuyên gia chia sẻ, gạo làm bún phải là loại gạo tẻ, gạo không quá dẻo nên có độ khô, nở và xốp nhất định. Gạo làm bún nên chọn các loại gạo Hàm Châu, 504 cũ, Khang Dân cũ hoặc gạo Q… Đây là những loại gạo có đầy đủ tiêu chuẩn trong làm bún.
Gạo tẻ nên chọn loại gạo hạt đều, có độ trắng tốt, gạo sạch, không lấy tạp chất, không được có đầu mày. Bởi chỉ cần lẫn 1 chút tạp chất sẽ khiến bún bị đổi màu, có đốm đen rất mất thẩm mỹ.
Cách ngâm, xay và ủ bột gạo làm bún
1kg gạo làm được mấy kg bún?Đây là câu hỏi bạn cần biết để có được định lượng chính xác nhất phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Theo nghiên cứu, 1kg gạo nếu ngâm và xay tốt có thể làm được khoảng 2.6kg đến 3.2kg bún. Vậy cách ngâm gạo làm bún như thế nào? Xay và ủ bột ra sao?
Cách ngâm gạo làm bún
Gạo tẻ, sau khi được chọn lọc kỹ sẽ được mang ngâm cùng nước sạch. Gạo trước khi ngâm nên đãi qua để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất nhằm đạt sợi bún chất lượng nhất.
Gạo ngâm trong nước lạnh khoảng 12 tiếng (ngâm qua đêm). Lúc này hạt gạo sẽ hút no nước, mềm và có độ nở đều. Lưu ý trong cách làm bún từ gạo, khâu ngâm gạo cần phải đáp ứng đủ thời gian, nước ngâm phải sạch và đặc biệt đổ ngập gạo khoảng 5 phân. Nếu quá trình ngâm gạo hút nước cạn dưới mực gạo thì có thể thêm nước để tiếp tục ngâm.
Xay gạo làm bún
Gạo sau khi ngâm đã hút đủ nước, hạt gạo mềm sẽ tiến hành xay gạo. Cách xay gạo làm bún khá đơn giản. Bạn chỉ cần đổ gạo vào máy nghiền xay chuyên dụng hoặc là giã bằng tay. Bột sẽ trở thành bột ướt, có độ mịn nhất định.
Lưu ý cho bạn, hãy đãi sạch gạo đã ngâm với nước sạch. Có thể đãi gạo với 3-4 nước sao cho nước trong thì dừng lại. Lúc này, gạo đã gần như được loại bỏ hết chất bẩn, bụi có thể làm đổi màu sợi bún khi thành phẩm.
Cách ủ bột gạo làm bún
Bột gạo sau khi xay cần phải để ráo nước. Cách làm này đơn giản là bạn đổ bột nước đã xay vào một mảnh vải màn sau đó buộc túm lại và đem treo lên. Lúc này, nước sẽ ráo, bột khô lại.
Sau đó, bạn tiếp tục cho bột đã ráo nước ra khay, tiến hành nhào lại bột với mục đích làm cho bột mịn hơn. Bạn nhào đều tay, bột trở lên mịn dẻo nhưng không dính tay là chuẩn. Tiếp tục, đun sôi 1 nồi nước lạnh, bột đã nhào chia nhỏ thành những cục bột tròn (chỉ nên bằng trái cam vừa). Lúc này, nước sôi thả bột vào luộc 7 – 8 phút. Mục đích để bột chín trong nhưng ngoài vẫn còn sống, hơi se.
Sau khi luộc chín bột, bạn nhanh tay vớt ra và dùng màng bọc thực phẩm bọc kín cục bột. Sau khoảng 2 giờ bạn sẽ thấy nước được ngưng đọng trên màng bọc thực phẩm, lúc này bột đã được rồi.
Cách ủ gạo làm bún này giúp bún đủ độ nở, đảm bảo độ dai giòn khi thành phẩm. Cách làm bún từ gạo này khá mất công nhưng đổi lại sợi bún sẽ trắng đẹp, chuẩn vị.
Nhồi bột gạo làm bún
Làm bún gạo tươi tại nhà có lẽ khâu nhồi bột là khiến chị em ngại nhất. Nếu không có máy nhồi bột hay máy làm bún tươi chuyên dụng thì quả là rất mất thời gian và công sức. Tuy nhiên, với cách làm sợi bún gạo này cho ra thành phẩm vô cùng đẹp và ngon.
Bạn nếu không có máy nhồi bột thì có thể nhồi bằng tay. Bạn chế vào khoảng 2 thìa dầu ăn, 1 thìa cà phê muối tinh vào khoảng 100gr bột năng. Lúc này, bạn nhồi từ trong ra ngoài, nhồi bột thật đều tay. Bạn nhồi sao cho bột thành một khối mịn là đạt tiêu chuẩn. Thời gian cho công đoạn này khoảng 30 phút.
Cách làm sợi bún từ bột
Bột sau khi đã nhồi thành từng khối, lúc này bạn đã đi đến khâu cuối cùng để có món bún tươi ngon. Bạn bỏ bột vào khuôn ép bún, chuẩn bị 1 nồi nước cùng 1 thìa dầu ăn, đun sôi và nhanh tay ép bún thành sợi xuống nồi nước để luộc chín. Nếu không có khuôn ép, bạn hoàn toàn có thể cán bột thật mỏng sau đó cắt sợi nhỏ.
Bạn lưu ý, sợi bún khi luộc phải đảo đều tay, nhưng không quá mạnh làm sợi bún nát, nếu đảo không đúng bún sẽ bị dính nồi. Đây là một trong cách khâu khá khó trong cách làm bún từ gạo tại nhà.
Sợi bún sau luộc sẽ được tiến hành làm nguội nhanh. Bạn đổ bún ra rổ, làm nguội nhanh với nước sạch. Cách làm này giúp sợi bún không bị dính bết lại đảm bảo độ dai dẻo cần thiết. Thành phẩm là các sợi bún trắng, dẻo và đạt độ dai nhất định.
Trên đây chính là cách làm bún từ gạo tại nhà cực đơn giản mà bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị. Mặc dù hơi mất thời gian và công sức nhưng đổi lại bạn sẽ có được thành phẩm ngon và đảm bảo vệ sinh, chất lượng nhất. Nếu không có thời gian, bạn có thể trang bị thêm cho gian bếp của mình máy làm bún tươi tại nhà, việc làm bún sẽ trở lên nhanh hơn rất nhiều.
GỌI NGAY CHÚNG TÔI QUA HOTLINE 0979 832 695 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
- CÔNG TY TNHH KINH DOANH VÀ THƯƠNG MẠI HHK VIỆT NAM
- Hotline: 0979 832 695 (lẻ) – 0946 922 686 (sỉ – gọi nhận mẫu miễn phí)
- Kho gạo Hà Nội: Số 10AQ2, ngõ 106 Nguyễn An Ninh, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!