Sữa mẹ là một trong những nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của em bé trong những năm tháng đầu đời. Chính vì vậy, các vấn đề về cách bảo quản, lưu trữ và hâm sữa mẹ luôn rất được các mẹ bỉm quan tâm. Vậy cách hâm sữa mẹ như thế nào? Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tổng hợp một số thông tin quan trọng và có ích nhất cho các mẹ bỉm sữa trong nội dung bài viết sau đây.
31/03/2022 | Các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ – 5 nguyên nhân hàng đầu12/01/2022 | Dinh dưỡng cho trẻ cai sữa mẹ chuẩn để bé phát triển toàn diện12/12/2021 | Sữa mẹ để nhiệt độ thường được bao lâu? Cách bảo quản như thế nào?09/12/2021 | Cách bảo quản sữa mẹ an toàn và đảm bảo dinh dưỡng cho con yêu
1. Bảo quản sữa mẹ sau khi hút
Hiện nay, vì đặc tính công việc nên có rất nhiều bà mẹ thường xuyên phải đi làm xa và không thể cho con bú trực tiếp từng bữa. Vì vậy, rất nhiều bà mẹ hiện đại ngày nay lựa chọn cách hút sữa vào bảo quản ở trong tủ lạnh để cho con ăn dần.
Gợi ý cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất cho con
Bên cạnh đó, phương pháp hút sữa cũng được áp dụng cho những trường hợp sữa mẹ về quá nhiều không thể cho con ăn hết. Bằng cách này, các mẹ có thể bảo quản được nguồn sữa đầy dinh dưỡng mà lại không bị cương hoặc tắc sữa.
Sữa sau khi được hút ra có thể được bảo quản ở trong ngăn mát hoặc ngăn đông của tủ lạnh. Đối với ngăn mát, sữa mẹ có thể bảo quản được trong 72 giờ đồng hồ, đối với ngăn đá là 1 tháng và ngăn đông là 3 tháng. Việc bảo quản sữa ở trong tủ lạnh có thể làm giảm đi lượng kháng thể có trong sữa thế nhưng chúng vẫn đảm bảo được những giá trị to lớn về dinh dưỡng. Khi cho bé ăn, sữa được rã đông tự nhiên và áp dụng cách hâm sữa mẹ thì lượng sữa thừa sẽ phải bỏ đi mà không thể tái sử dụng.
Sữa mẹ sau khi hút nên được bảo quản ở trong bình chuyên đựng sữa hoặc các túi đựng sữa chuyên dụng đã được khử trùng và cất ở trong tủ đông. Các mẹ nên ghi ngày tháng, thời gian cụ thể sữa được hút để dùng dần cho đỡ lãng phí.
2. Cách hâm sữa mẹ đúng và giữ được dinh dưỡng của sữa
Không phải cứ để sữa ấm lại là có thể cho con ăn. Nếu không biết cách hâm sữa mẹ thì vô tình các mẹ sẽ làm mất đi những chất dinh dưỡng có lợi ở trong sữa. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng, mẹ không nên đun sôi sữa mẹ ở trên bếp để tránh làm mất chất của sữa.
Cách hâm sữa mẹ an toàn giữ dinh dưỡng cho con
Các mẹ nên lựa chọn hâm ấm sữa ở trong bình chứa. Các mẹ đặt bình sữa ở trong một ca nước ấm và duy trì nhiệt độ trong bình sữa mẹ không vượt quá 40 độ C. Trong trường hợp, sữa mẹ được đông đá thì các mẹ có thể rã đông bằng cách chuyển sữa từ ngăn đông đá xuống ngăn mát để rã đông từ từ. Sau khi sữa tan dần thì các mẹ lắc đều bình chứa sữa và cho vào máy hâm sữa hoặc cho vào 1 cốc nước ấm ở nhiệt độ 40 – 50 độ C. Mẹ có thể thử độ ấm của sữa bằng cách cho một vài giọt sữa lên mu bàn tay.
Lưu ý: Mẹ chỉ nên làm ấm đủ lượng sữa mà bé cần ăn trong cữ đó, tránh hâm quá nhiều làm lãng phí. Sữa sau khi hâm nóng chỉ cho ăn 1 lần, nếu bé ăn không hết thì bỏ đi, không nên cho bé ăn lại. Nếu mẹ nghi ngờ sữa bảo quản đã bị chua thì cần phải kiểm tra ngay lập tức để tránh cho trẻ ăn, khiến trẻ bị đau bụng.
Trong quá trình làm lạnh sữa, các chất béo có ở trong sữa sẽ hình thành nên một lớp màng mỏng ở bên trên bề mặt. Vì vậy, khi làm ấm sữa mẹ cần phải lắc thật đều để tái phân bổ lại các chất dinh dưỡng có ở trong sữa trước khi cho con ăn.
3. Lưu ý nhiệt độ khi hâm sữa mẹ
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng trong cách hâm sữa mẹ. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, mức nhiệt độ chính xác nhất để hâm sữa mẹ là 37 độ C. Một trong những lý do được đưa ra vì sao các bé thích bú mẹ trực tiếp chính là vì nhiệt độ sữa ấm như cơ thể của mẹ. Vậy nên, 37 độ C chính là con số chuẩn nhất mà mẹ cần lưu ý.
Nhiệt độ hâm sữa mẹ cần phải chính xác
Có khá nhiều mẹ bỉm muốn rã đông sữa nhanh để cho con ăn nên đã sử dụng lò vi sóng hoặc ngâm sữa ở trong nước quá nóng. Những phương pháp này vô tình khiến cho các chất trong sữa bị phân hủy, không tốt cho đường tiêu hóa của bé.
Lò vi sóng mặc dù giúp rã đông sữa nhanh, thế nhưng chúng lại tạo ra các điểm nóng và lạnh không đều. Như vậy, khi bé bú sữa có thể dễ bị bỏng hơn. Ngoài ra, sóng điện tử còn có khả năng phá hủy được các vitamin thiết yếu có ở trong sữa làm giảm đi các dưỡng chất có ở bên trong sữa mẹ.
Với phương pháp ngâm nước nóng, mặc dù có thể bảo toàn được hầu hết hàm lượng dinh dưỡng. Thế nhưng, các mẹ lại khó để căn chỉnh được nhiệt độ chính xác. Đồng thời, việc lắc sữa mạnh tay để sữa nhanh ấm cũng sẽ làm phá vỡ cấu trúc của các dưỡng chất.
4. Những điều quan trọng mẹ cần biết
Có nhiều quan điểm truyền thống cho rằng khi sữa mẹ được hâm lại có thể làm mất đi những dưỡng chất có ở bên trong. Cách tốt nhất để giữ nguyên vẹn dinh dưỡng cho bé là cho con ăn sữa được rã đông ở nhiệt độ thường. Thực tế đã chứng minh được rằng, không phải cách hâm nào cũng khiến cho các dưỡng chất ở trong sữa bị mất đi. Thay vào đó, nếu thực hiện đúng cách thì sữa mẹ vừa an toàn khi cho con ăn lại vừa giữ được tối đa nguồn dinh dưỡng.
Những điều cần lưu ý khi hâm sữa mẹ cho bé
Các vitamin và kháng thể có ở trong sữa mẹ dễ hao hụt nhất khi tiếp xúc ở một mức nhiệt độ quá cao. Hoặc chúng cũng mất đi khi có tác động lực quá lớn (ví dụ lắc bình sữa quá mạnh tay). Khi hâm sữa cho con các mẹ cần phải lưu ý đến điều này.
Hiện nay, có rất nhiều cách hâm sữa mẹ được áp dụng vô cùng phổ biến. Trong đó, nổi bật phải kể đến một số phương pháp như ngâm nước sôi hay sử dụng các dòng máy hâm sữa chuyên dụng. Điều quan trọng nhất trong quá trình hâm sữa mẹ là cần phải kiểm soát được nhiệt độ lẫn thời gian hâm sữa để không ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sữa mẹ.
Cách tốt nhất là các mẹ nên sử dụng máy hâm sữa để có thể bảo toàn tốt nhất các chất dinh dưỡng có ở trong sữa. Đồng thời, khả năng lưu giữ các vitamin và kháng thể của máy hâm sữa cũng cao hơn rất nhiều so với lò vi sóng. Các mẹ cũng có thể kiểm soát được mức nhiệt độ an toàn ở trong một thời gian cụ thể. Nhờ đó, chất lượng của sữa không bị giảm đi lại vừa nhanh chóng và tiện lợi hơn cho mẹ.
Đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho con từ cách hâm sữa mẹ
Nhìn chung, cách hâm sữa mẹ như thế nào cho đúng là một yếu tố hết sức quan trọng. Hâm sữa đúng cách sẽ giúp mẹ tận dụng được lượng sữa thừa quý giá lại vừa giúp con có được một bữa ăn trọn vẹn dinh dưỡng. Chính vì vậy, các mẹ bỉm sữa nên tìm hiểu trước về cách hâm sữa để đảm bảo con có một bữa ăn hoàn hảo nhất, đảm bảo sự phát triển của các con.
Trên đây, bài viết đã tổng hợp tất cả những thông tin cơ bản và quan trọng nhất về cách hâm sữa mẹ. Nếu các mẹ còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp đến Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ và tư vấn trực tiếp.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!