Cách hạ sốt cho lợn

Sốt là tình trạng thân nhiệt tăng, gây khô miệng, mất nước. Thông thường, sốt không phải là một bệnh mà là cách cơ thể phản ứng lại với tình trạng viêm nhiễm bên trong cơ thể. Đối với lợn, sốt kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con vật. Vậy cách hạ sốt cho lợn như thế nào là hiệu quả và an toàn nhất, mời bà con theo dõi ngay sau đây.

Nguyên nhân lợn bị sốt

Có 2 nguyên nhân khiến lợn bị sốt:

– Sốc phản vệ, do cơ thể phản ứng lại với các chứng viêm nhiễm như viêm họng, viêm mũi, cảm… Các chứng này thường chỉ kéo dài tối đa 5 ngày. Sốt có thể kèm theo ho, sổ mũi…

– Sốt do các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng như tụ huyết trùng, bệnh tả, viêm phổi… Triệu chứng chung của các bệnh này là sốt cao từ 40-43 độ, lợn sút cân, kém ăn, nôn, chảy nước mắt… Những bệnh này đều rất nguy hiểm, nếu không kịp thời có phác đồ điều trị thì có thể tử vong.

Bệnh tụ huyết trùng ở lợn

Trước khi tìm cách hạ sốt cho lợn thì bà con cần xác định được nguyên nhân lợn bị sốt. Một trong những chứng bệnh phổ biến nhất ở lợn là tụ huyết trùng. Lợn mắc bệnh này thường sốt đến 40 độ trở lên, chán ăn, kém linh hoạt, người run từng cơn, thở nhanh. Bà con quan sát da ở vùng má và tai có sắc đỏ, sau đó chuyển sang tím bầm, kèm tới táo bón. Bệnh này lây lan rất nhanh và khiến lợn chết vì kiệt sức.

Điều trị: tiêm 2g Streptomycin và 4ml Anagil trên mỗi 30kg trọng lượng/ngày, chia làm 2 lần. Tiêm liên tục trong vòng 4 ngày. Hoặc có thể tiêm Kanatialin 1ml/10kg thể trọng lợn, mỗi ngày tiêm 2 lần liên tục trong 3 ngày. Kết hợp với tiêm Vime ABC hoặc Anagil C ngày 2 lần. Liều lượng tuân thủ theo khuyến cáo từ nhà sản xuất.

Dịch tả lợn

Dịch tả lợn châu Phi là bệnh rất phổ biến mà hầu như năm nào bà con cũng phải đối mặt. Triệu chứng của tả lợn là lợn sốt nhẹ dưới 40 độ C nhưng sốt kéo dài. Lợn ăn ít, uống nhiều nước, táo bón nhưng phân lại có màng nhầy. Trước khi tử vong thì bị tiêu chảy. Quan sát da vùng gốc tai, bụng, bẹn… thì thấy có xuất huyết li ti. Vùng niêm mạc mắt đỏ ửng, có ghèn màu nâu và mắt thâm quầng.

Khi lợn chết, mổ ra thì thấy ruột già bị viêm nặng, xuất huyết và hoại tử, có những nốt loét xoáy tròn. Lá lạch bị nhồi huyết ở cạnh tạo thành hình răng cưa.

Cách hạ sốt cho lợn

Cho đến hiện nay vẫn chưa có cách nào điều trị đặc hiệu cho tả lợn. Bà con chỉ có thể tiêu hủy những con lợn bị mắc bệnh tả theo pháp lệnh của thú y. Tiếp đó cần vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng thật kỹ lưỡng để diệt trừ mầm bệnh, tránh lây lan cả đàn.

Lưu ý, bệnh phó thương hàn và dịch tả lợn rất dễ tấn công cùng lúc với nhau, khiến cho tỉ lệ chết của lợn tăng cao, do đó bà con cần phải tiêm phòng cả 2 loại vắc-xin này cho lợn.

Trên đây là những nguyên nhân và cách hạ sốt cho lợn hiệu quả nhất. Bà con cần nắm vững các chứng bệnh có thể gây sốt ở lợn để có biện pháp phòng ngừa và điều trị tốt khi xảy ra bệnh dịch.

Câu hỏi

1 con lợn nái chửa 105 ngày, có hiện tượng sốt, bỏ ăn, đã tiêm Gluco-C.

Chuyên gia Trương Văn Dung trả lời như sau: Do thời tiết thay đổi thất thường, sức đề kháng giảm, dẫn đến lợn bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh gây sốt, bỏ ăn. Cần điều trị nguyên nhân kết hợp nâng cao sức đề kháng, thể trạng của cơ thể lợn như sau:

+ Dùng 1 trong các thuốc có hoạt chất sau: ENROFLOXACIN hoặc DOXYCYCLINE hoặc OXYTETRACYLINE hoặc FLORFENICOL tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3-5 ngày liền.

+ Dùng thuốc ANALGIN cho tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3 ngày liền để giảm sốt.

+ Dùng thuốc CAFEIN và VITAMIN B1, C tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3-5 ngày liền.

+ Cho uống chất điện giải GLUCO-C + VITAMIN ADE + VITAMIN BCOMPLEX hòa tan, cho uống 3 lần/ ngày/ 10 ngày liền

+ Bổ sung MEN TIÊU HÓA SỐNG và VITAMIN ADE + VITAMIN BCOMPLEX, KHOÁNG CHẤT PREMIX vào thức ăn cho ăn 1 tháng liền.

+ Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch thuốc sát trùng để diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

Hợp tác với 3N/VTC16

Video hướng dẫn