Cách giảm đau dây thần kinh số 5

Dây thần kinh số V hay còn gọi là dây thần kinh sinh ba/ dây thần kinh tam thoa thuộc vùng mặt, phân bố đối xứng ở hai nửa mặt với ba nhánh khác nhau có chức năng kiểm soát sự bài tiết, nước mắt, điều khiển cơ và tạo ra động tác nhai Dây số V khởi nguồn từ não rồi chạy ra trước tai, vươn dọc theo khuôn mặt. Ba nhánh chính của dây thần kinh số V gồm: • Nhánh số 1: Vươn ra da đầu, da trán và quanh vùng mắt. • Nhánh số 2: Vươn ra xung quanh má. • Nhánh số 3: Vươn ra khu vực quai hàm.

Nguyên nhân đau dây thần kinh số V: • Mạch máu bị hoặc khối u chèn ép vào dây thần kinh • Nhiễm khuẩn do virut tại hạch Gasser hoặc các nhánh dây V ngoại biên • Các khối u ở góc cầu – tiểu não và các khu vực lân cận ảnh hưởng tới hạch Gasser hoặc nhánh của dây thần kinh V • Đa xơ cứng (bệnh gây tổn thương bao myelin bọc xung quanh các sợi thần kinh) • Quá trình tăng sản của nền sọ chèn ép dây V (VD: Ung thư vòm họng) • Bệnh ở vùng dây V phân bố: Viêm xoang, sâu răng, áp xe răng,… Triệu chứng đau dây thần kinh số V: • Cơn đau dữ dội, khiến Người bệnh không dám ăn do khi nhai gây kích động cơn đau khiến Người bệnh gầy sút. • Cơn đau khởi phát đột ngột, thường gặp nhất là dạng giống điện giật, thỉnh thoảng dạng như nghiền và xé, nhưng ít khi gặp dạng nóng bỏng. • Cơn đau này thường ngắn, kéo dài vài giây, nhưng có thể các cơn đau xuất hiện liên tiếp với nhau làm cho cơn đau kéo dài trong một đến hai phút. • Cơn đau có thể tái đi tái lại hàng ngày không theo quy luật nhất định, tần suất của cơn đau quyết định độ nặng của bệnh. • Ở Người bệnh cơn đau phát sinh không rõ nguyên nhân hoặc khi có kích thích như cạo mặt, rửa mặt, nhai, nói, nhăn mặt, chạm vào mặt, thậm chí khi gió thổi vào mặt… • Cơn đau xuất hiện một bên mặt, luôn luôn khu trú theo phân bố của thần kinh V và thường gặp nhất là giới hạn một trong 3 nhánh. • Tiêu chuẩn chẩn đoán đau dây thần kinh tam thoa theo Hiệp hội Đau đầu quốc tế là: Các cơn đau mặt và trán kịch phát mà kéo dài vài giây và dưới 2 phút. Cách điều trị bằng các phương pháp YHCT Thông qua kích thích các huyệt đạo, khí huyết sẽ được lưu thông, cơn đau theo đó cũng giảm dần. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định châm cứu tại những huyệt đạo theo sự phân bố thần kinh kết hợp với các huyệt đạo ở xa theo đường tuần hành kinh mạch như những huyệt đạo dưới đây: – Đau dọc nhánh mặt: Sẽ kích thích tại huyệt Dương bạch, huyệt Thái dương, huyệt Toản trúc, huyệt Ngoại quan. – Nhánh hàm trên: Sẽ kích thích tại huyệt Tứ bạch, huyệt Cự liêu, huyệt Nhân trung, huyệt Hợp cốc. – Nhánh hàm dưới: Sẽ kích thích huyệt Hạ quan, huyệt Giáp xa, huyệt Thừa tương, huyệt Nội đình. Châm cứu mỗi ngày 1 lần và lưu kim trong khoảng thời gian 30 phút. Tại Khoa YHCT- PHCN, Bệnh viện Quốc Tế Vinh, chúng tôi đã ứng dụng phương pháp Mảng châm trong châm cứu vừa đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị đau dây thần kinh số V vừa tiết kiệm chi phí cho Người bệnh.