Đánh cảm – cạo gió có phải là một trong các phương pháp điều trị của Đông y?
Đánh cảm, cạo gió nằm trong phương pháp điều trị cổ xưa gọi là “biếm pháp”, là một trong 6 phương pháp điều trị của đông y, đó là: biếm, châm, cứu, thuốc, xoa bóp và dưỡng sinh.
Trong đó “biếm pháp” là phương pháp thường được sử dụng rộng rãi trong dân gian và được phân chia thành các phương pháp đó là: cạo gió, đánh cảm, bầu giác, và chích lễ.
Tác dụng về mặt y học của phương pháp đánh cảm – cạo gió
- Đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết: thúc đẩy sự trao đổi chất và tăng cường khả năng bài tiết chất thải qua da, tăng cường lưu thông tuần hoàn ngoại vi…
- Giãn cơ, thông lạc, loại bỏ mệt mỏi.
- Cân bằng âm dương cho cơ thể.
Cạo gió thường cạo các bộ phận chính trên cơ thể như: Ở lưng cạo hai bên xương sống từ vai xuống thắt lưng, dọc theo xương sống nửa thân trên; ở tay cạo dọc cánh tay mặt theo mặt trước và mặt trong theo lòng bàn tay. Thông qua cạo gió có thể giải hàn, giảm nhiệt, thuyên giảm bệnh. Nếu người bệnh có ho và ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực.
Cách cạo: Cạo theo hướng một chiều từ trên xuống dưới. Ở cánh tay và ngực dùng lực nhẹ, ở lưng có thể hơi mạnh nhưng cũng nên căn cứ vào tình hình cụ thể, đặc biệt là sức chịu đựng của người bệnh mà quyết định dùng lực mạnh yếu. Khi cạo thường bôi lên da dầu gió, hay các loại dầu vẫn thường bôi để trị cảm gió. Sau khi cạo gió nên uống nhiều nước nóng, có thể đắp chăn để ra mồ hôi.
Dụng cụ dùng để cạo: Vật gì có cạnh hình cung tròn và nhẵn nhụi như: nhẫn bạc, đồng tiền bằng bạc, lược, thìa canh, miệng chén… Hiện nay sử dụng rộng rãi là cái cạo gió làm bằng sừng trâu vì bản thân sừng trâu là một vị thuốc Đông y có khả năng phát tán chướng khí và thông khí huyết.
Trình tự và phương pháp cạo: Khi cạo gió người bệnh để lộ da chỗ cần cạo. Người cạo bôi dầu lên mặt da người bệnh, tay cầm vật cạo để góc 90 hoặc 45 độ rồi tiến hành cạo. Cổ, lưng, bụng, chân và tay cạo từ trên xuống dưới; ngực cạo từ trong ra ngoài, chú ý dùng lực đều và miết dài. Mỗi bộ phận cạo khoảng từ 3 đến 5 phút sẽ thấy nổi vết đỏ tím. Nhiều nhất cũng không nên cạo quá 10 phút, cũng không nên dùng lực cưỡng bức để tạo vết. Cạo xong chỗ này mới cạo sang chỗ khác, lần cạo sau cách lần cạo trước từ 3 đến 6 ngày để vết cạo lần trước kịp tan đi.
Lưu ý:
- Khi cạo tránh chỗ gió lạnh, mùa đông chú ý giữ ấm, mùa hè không được để quạt thổi vào người bệnh. Sau khi nổi vết cạo trong khoảng 30 phút tuyệt đối không được tắm rửa bằng nước lạnh. Cạo gió xong người bệnh nên uống một cốc nước nóng (có pha thêm chút muối thì càng tốt). Phải khử trùng vật cạo trước và sau khi cạo. Không cạo chỗ có vết lở loét, phần bụng người có thai, những người da có độ mẫn cảm quá cao, người có bệnh khó đông máu, có các bệnh về da.
- Trẻ em là đối tượng chống chỉ định với mọi hình thức đánh cảm.
- Không cạo gió trực tiếp trên các tổn thương da hoặc viêm cục bộ.
Đánh cảm bằng cám rang lá cúc tần
Tác dụng: chữa cảm lạnh
Thành phần: Cám gạo. Lá cúc tần hoặc ngải cứu.
Cách làm:
- Bỏ cám vào chảo, rang nóng.
- Cho lá cúc tần hoặc ngải cứu vào rang cùng cám.
- Khi lá bắt đầu săn và bốc mùi thơm dùng vải màn hoặc khăn mùi xoa sạch túm chỗ lá vừa rang lại để đánh cảm.
Thao tác đánh cảm: Đánh nhanh tay từ đỉnh đầu xuống, sau đó đánh ở mặt, ngực, bụng, mông, chân, tay,… sau đó kết thúc đánh ở lòng bàn tay, bàn chân.
Lưu ý: Nếu thấy gói cám và lá ngải cứu nguội thì đổ ra rang tiếp cho ấm lên rồi tiếp tục đánh.
Đánh cảm bằng gừng
Tác dụng: chữa cảm lạnh
Thành phần: Gừng: 100 gr gừng. Rượu trắng: rượu đế, volka, rượu gạo…
Cách làm:
- Rửa sạch gừng sau đó giã dập.
- Cho gừng đã giã vào một chiếc khăn hay vải mỏng.
- Nhúng khăn có gừng vào một bát rượu mạnh.
Thao tác đánh cảm:
- Thực hiện thao tác vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người phía trước, gồm: mặt mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong bên ngoài, lòng và mu bàn tay, các ngón tay, bụng, bắp vế, lòng và mu bàn chân, các ngón chân.
- Cuối cùng, vuốt các vùng cơ thể phía sau, gồm: đầu, ót, gáy, lưng, mông, lòng bàn chân và các ngón chân.
Đánh gió sai hại cơ thể
TS Nguyễn Thị Vân Anh, nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cũng khuyến cáo, trước khi đánh cảm phải chắc chắn bệnh nhân bị cảm gió, cảm nắng, cảm lạnh… với những triệu chứng tiêu biểu của cảm, chứ không tùy tiện đánh cảm.
Chỉ đánh cảm khi bệnh nhân có những triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, tịt mũi, đau đầu, ớn lạnh dọc sống lưng, người gai gai sốt, khó chịu, sợ lạnh, sợ gió, rêu lưỡi trắng mỏng… Những trường hợp bị cảm nóng (phong nhiệt), ra mồ hôi thì tuyệt đối không cạo gió, đánh cảm mà phải điều trị bằng thuốc.
Người bị cảm phong nhiệt thường có biểu hiện đau họng, miệng khô, sốt nóng, ra mồ hôi, sợ gió, ho có đờm, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng,…
Khi bị bệnh, cảm, các huyệt đạo của cơ thể bị bế tắc, lỗ chân lông trên bề mặt da cũng bị bít lại một phần nên không thể thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Cạo gió sẽ giúp khí huyết, huyệt đạo và kinh lạc lưu thông, giúp bề mặt da thông thoáng để thải độc tố.
Khi cạo phải đánh xuôi từ trên xuống dưới, không đánh theo chiều ngược lại (dưới lên). Chỉ đánh theo hai bên cột sống lưng (không đánh thẳng vào cột sống lưng). Trong lúc đánh cảm phải duy trì nhiệt độ vừa đủ làm nóng các loại lá, trứng…
Không dùng nước mát, dầu trắng (loại dầu không nóng dùng làm mát cơ thể) để đánh cảm lạnh vì cơ thể đã bị lạnh lại càng lạnh thêm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!