Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi đều không cố định, không theo nhịp ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mệt mỏi với thời gian biểu bất thường của bé. Bạn sẽ phải thức dậy nhiều lần trong đêm để thay tã, cho bú và dỗ bé ngủ.
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?
Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh lớn nhanh hơn, phát triển trí não tốt hơn. Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc đi tiêu, tiểu mà thôi. Thời gian còn lại, bé sẽ dùng để ngủ, một phần vì chưa quen với ánh sáng bên ngoài, một phần vì thói quen nhắm mắt như còn trong bụng mẹ.
Lợi ích của giấc ngủ đối với trẻsau khi sinh:
- Trẻ sẽ lớn lên trong khi ngủ
- Phát triển trí não
- Đảm bảo cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương
- Giúp trẻ thoải mái hơn về tinh thần
- Hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Những giấc ngủ ngon có thể giúp con bạn trở nên năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh chúng
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?
Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn so với người lớn,trẻ sơ sinh ngủ nhiềuở tình trạng chuyển động mắt nhanh (REM), điều cần thiết cho sự phát triển đặc biệt của bộ não bé. Đặc điểm của giấc ngủ với chuyển động mắt nhanh (REM) là không sâu như giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (non-REM). Kết quả, trẻ sơ sinh dễ dàng thức giấc.
Khi được 6 đến 8 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ dài hơn vào ban đêm, mặc dù vẫn thức dậy để bú suốt đêm. Giấc ngủ của bé đang dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu (non-REM) nhiều hơn trước.
Trong giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ một giấc dài từ 8-12 giờ suốt đêm. Một số bé đã ngủ được lâu vào ban đêm ngay từ khi 6 tuần tuổi, nhưng nhiều bé khác phải chờ tới 5 hoặc 6 tháng tuổi.
Ngủ nhiều nhưng trong khoảng thời gian được khuyến cáo là tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không?
Em bé khó ngủ, ngủ ít trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển não bộ và chiều cao của trẻ.
Trẻ cần được ngủ sâu vào 22h 24h 2h vì đây là thời điểm hoc-mon chiều cao phát triển tốt nhất, trẻ ngủ sâu được thời gian này sẽ phát triển chiều cao tối ưu. Nếu trẻ bỏ lỡ, con có thể sẽ không cao như những trẻ khác.
Đối với giấc ngủ của trẻ, việc ngủ nhiều ngủ ít cũng không quan trọng bằng ngủ sâu ngủ ngon, vì vậy cần tạo không gian thoáng, nhiệt độ phòng vừa phải để trẻ ngủ ngon, ít giật mình.
Bảng giờ ngủ của trẻ sơ sinh khoa học:
Dưới đây là mức thời gian trung bình bé cần ngủ mỗi ngày, bao gồm giấc ngủ ban ngày và ban đêm.
TuổiBan đêmBan ngàyTổng thời gian0-4 tháng8-12 giờ7-9 giờ15-21 giờ4-12 tháng9-10 giờ4-5 giờ13-15 giờ1 tuổi11 giờ2-3 giờ14 giờ2 tuổi10-12 giờ1-3 giờ13 giờ3 tuổi9-12 giờ1-3 giờ12-13 giờ4 tuổi9-12 giờ0-2,5 giờ11-12 giờ5 tuổi8-11 giờ0-2,5 giờ10-11 giờ6 tuổi10-11 giờKhông cần10-11 giờ7 tuổi10-11 giờKhông cần10-11 giờ8 tuổi10-11 giờKhông cần10-11 giờ
Lưu ý: Với những bé có giấc ngủ ban ngày lâu hơn thì ban đêm bé sẽ ngủ ít hơn và ngược lại.
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi:
Thời gian ngủ của mỗi bé mỗi khác vì phụ thuộc vào độ tuổi, giờ ăn cũng như thói quen sinh hoạt của mỗi gia đình. Giai đoạn 0-6 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo một số thông tin sau:
Em bé sơ sinh từ 0-1 tháng
Bé sẽ ngủ gần như cả ngày và chỉ dậy vài giờ để ăn. Trung bình, một đứa trẻ 1 tháng tuổi sẽ ngủ từ 15-16 giờ mỗi ngày.
Em bé sơ sinh từ 1-3 tháng
Từ 2 tuần đến 2 tháng tuổi, bé ngủ trung bình 15,5-17 giờ tổng cộng mỗi ngày, trong đó khoảng 8,5-10 giờ vào ban đêm và 6-7 giờ trong ngày trải dài khoảng 3-4 giấc ngủ ngắn. Trong tháng thứ 3, bé cần trung bình 15 giờ để ngủ, 10 giờ vào ban đêm và 5 giờ ban ngày.
Em bé sơ sinh từ 3-6 tháng
Khi được 6 tháng, bé có thể chỉ còn ngủ từ 15 16 giờ một ngày.
Bé sơ sinh cần ngủ đủ giấc vào ban đêm và cả thời gian ban ngày
Làm thế nào để thiết lập thói quen ngủ tốt cho trẻ sơ sinh?
Dưới đây là một số mẹo để giúp bé nhanh chìm vào giấc ngủ:
Tìm hiểu những dấu hiệu cho thấy bé mệt
Trong 6 đến 8 tuần đầu tiên, hầu hết các bé không thể thức lâu hơn 2 tiếng mỗi khi tỉnh giấc. Ngược lại, nếu thức lâu hơn 2 tiếng, có thể bé bị mệt và gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ.
Đây là lúc bạn cần kiểm tra xem bé có mệt mỏi hay không. Bé có dụi mắt, bứt tai hoặc tỏ vẻ bứt rứt hơn bình thường không? Nếu thấy những biểu hiện này, thử đặt bé nằm xuống. Bạn sẽ sớm phát triển giác quan thứ sáu về các thói quen và nhịp điệu hàng ngày của bé. Bản năng sẽ giúp bạn biết khi nào bé sẵn sàng cho một giấc ngủ trưa.
Bắt đầu dạy cho bé sự khác biệt giữa ngày và đêm
Một số trẻ sơ sinh là cú đêm sẽ thức khi bạn muốn đi ngủ. Trong vài ngày đầu tiên bạn sẽ không thể làm được gì nhiều để thay đổi điều này. Khi bé được khoảng 2 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy bé phân biệt ngày và đêm.
Khi bé còn tỉnh vào ban ngày, bạn nên dành thời gian tương tác với bé nhiều nhất có thể, giữ cho ngôi nhà và phòng bé đầy ánh sáng. Bạn cũng không cần cố gắng giảm thiểu những tiếng ồn ban ngày quen thuộc như điện thoại, tiếng nhạc, hoặc máy giặt. Nếu bé có vẻ buồn ngủ khi đang bú, nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.
Vào ban đêm, nếu bé có thức dậy cũng đừng chơi đùa với bé. Thay vào đó, nên giữ cho ánh sáng, độ ồn ở mức thấp, không nói chuyện với bé. Chẳng bao lâu bé sẽ bắt đầu nhận ra rằng ban đêm là để ngủ.
Xem xét việc tập cho bé một số thói quen vào giờ đi ngủ
Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu một thói quen trước khi đi ngủ. Đó có thể là thay đồ ngủ, hát một bài hát ru và cho bé một nụ hôn chúc ngủ ngon.
Cho bé cơ hội để tự đi vào giấc ngủ một mình
Ngay khi bé được 6 đến 8 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu cho bé cơ hội để tự đi vào giấc ngủ một mình. Làm thế nào? Đặt bé nằm xuống khi bé buồn ngủ,tránh lắc lư để cho bé ngủ. Các bậc cha mẹ có thể nghĩ rằng những gì họ làm lúc này không có ảnh hưởng gì nhưng thực ra, bé đang hình thành thói quen ngủ. Nếu lắc lư bé trong tám tuần đầu tiên, bé sẽ có thói quen đó trong thời gian sau.
Tuy nhiên, một số phụ huynh chọn lắc lư hoặc cho bé của mình bú để ngủ vì họ tin rằng đó là bình thường. Họ thích điều đó vì nghĩ con sẽ phát triển mạnh và ngủ ngon, hoặc họ cho rằng cách này hiệu quả hơn. Họ muốn thức dậy cùng với em bé nhiều lần trong đêm để giúp bé quay trở lại giấc ngủ.
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Em bé khó ngủ cũng tương tự. Mẹ nên tham khảo bảng giờ ngủ dành cho bé dưới 1 tuổi để đảm bảo bé ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!