Tổng hợp các cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà hiệu quả nhất hiện

Có rất nhiều cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà dễ thực hiện mà lại mang lại hiệu quả bất ngờ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những cách này. Do đó, bài viết này của GHV KSol sẽ tập hợp lại tất cả những cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà hiệu quả nhất hiện nay.

XEM THÊM:

  • Bản lĩnh người lính của cụ ông ung thư tuyến yên
  • Siêu âm trào ngược dạ dày thực quản – Những điều cần lưu ý
  • Trào ngược dạ dày ho nhiều – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

1. Tìm hiểu vài nét về nóng rát dạ dày

1.1. Tình trạng nóng rát dạ dày là gì?

Nóng rát dạ dày là một trong những biểu hiện thường gặp của các bệnh lý ở dạ dày. Đây là tình trạng vùng cơ dạ dày có cảm giác bỏng rát do sự tiếp xúc với axit hoặc chất kiềm. Các triệu chứng đi kèm với nóng rát dạ dày thường là ợ nóng, ợ chua, khó tiêu, đầy bụng, ăn không ngon, chán ăn…

Khi bị tình trạng này thì người bệnh không nên chủ quan mà cần có các biện pháp can thiệp kịp thời để tránh xảy ra những ảnh hưởng đến sức khỏe. Cho đến hiện nay, đã ghi nhận rất nhiều trường hợp do người bệnh chủ quan mà dẫn đến viêm loét, thủng dạ dày, thậm chí là tử vong sau khi tình trạng nóng rát dạ dày xuất hiện lâu ngày.

Xem thêm >>> Ung thư dạ dày giai đoạn 2 sống được bao lâu? – Câu hỏi khó đã có đáp án

1.2. Nguyên nhân gây nóng rát dạ dày là gì?

Nóng rát dạ dày có thể do các nguyên nhân sau gây ra:

  • Do nhiễm virus: Trường hợp này có các triệu chứng đi kèm là ói mửa, tiêu chảy, buồn nôn, sốt nhẹ…
  • Do bị ngộ độc thực phẩm hoặc dị ứng theo cơ địa.
  • Chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày không khoa học, điều độ như ăn nhiều đồ cay nóng, đồ chiên xào với nhiều dầu mỡ, lạm dụng các chất kích thích, rượu bia, khi đói ăn đồ chứa nhiều acid…
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài. Hoặc do người bệnh uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ hay tự ý mua thuốc về sử dụng.
  • Những người gặp phải các vấn đề tâm lý, thường xuyên phải làm việc căng thẳng, áp lực trong cuộc sống quá cao, mất ngủ, ngủ không đủ giấc.
  • Nhiễm vi khuẩn H.Pylori dạ dày – là loại vi khuẩn không chỉ gây nóng rát dạ dày mà còn có khả năng gây ung thư, viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Người mắc các bệnh ở thận như: Sỏi thận, hội chứng thận hư, sỏi niệu quản…
  • Mắc các bệnh thoát vị gây nấc cụt, đau ngực, đau bụng…
  • Người mắc các bệnh lý về gan như: Gan nhiễm mỡ, áp xe gan, viêm gan B, viêm gan virus cấp…

2. Cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà hiệu quả là gì?

2.1. Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Phần lớn với các trường hợp bị nóng rát dạ dày thì sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc dùng tại nhà để điều trị nguyên nhân cũng như giảm triệu chứng. Một số loại thuốc có thể được bác sĩ kê đơn để chữa nóng rát dạ dày tại nhà đó là:

  • Thuốc kháng sinh với các trường hợp bị viêm loét dạ dày, mắc bệnh ở dạ dày do vi khuẩn HP. Thường thuốc ức chế bơm proton sẽ được kết hợp với kháng sinh để điều trị cho người bệnh bị tình trạng này.
  • Thuốc trung hòa acid dạ dày như: Sodium carbonate, Magnesium hydroxide, Calcium carbonate…
  • Một số thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày có chứa các hoạt chất như: Rebamipide, Mucosta, Sucralfat…

Tuy là sử dụng thuốc tại nhà, nhưng người bệnh phải tuyệt đối dùng theo đơn thuốc của bác sĩ. Không tự ý thay đổi thuốc hay cách dùng để tránh những hậu quả không mong muốn.

2.2. Hạn chế tối đa các loại thực phẩm chua, cay và nhiều dầu mỡ

Những thực phẩm chua, cay và nhiều dầu mỡ có thể kích thích vị giác của người ăn và mang lại cảm giác ngon miệng. Nhưng các thực phẩm này cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nóng rát dạ dày:

  • Những loại thức ăn, hoa quả có vị chua sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày dẫn đến thành dạ dày và thực quản bị phá hoại.
  • Đồ ăn cay nóng khi sử dụng quá nhiều có thể gây kích ứng dạ dày, gây ra cảm giác đau bụng cùng với các triệu chứng khác của nóng dạ dày.
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ dễ gây đầy bụng, khó tiêu, làm tăng mức độ khó chịu của các triệu chứng bệnh nóng dạ dày.

Vậy nên, để giảm được tình trạng nóng rát dạ dày thì nên tránh ăn những loại thực phẩm kể trên hoặc nếu ăn thì chỉ ăn với một lượng nhỏ.

2.2. Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu carbohydrate

Các thực phẩm giàu carbohydrate sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và hệ tuần hoàn, ngăn ngừa ung thư và nhiều bệnh khác. Bên cạnh đó, các các thực phẩm này còn có tác dụng hấp thu các chất lỏng có trong dạ dày, nhờ đó giảm lượng acid tiết ra cũng như tình trạng nóng rát dạ dày.

Một số thực phẩm giàu carbohydrate mà bạn có thể tham khảo đó là:

  • Bột yến mạch.
  • Cơm trắng.
  • Chuối
  • Khoai lang
  • Kiều mạch.
  • Củ cải đường.
  • Táo.
  • Việt quất.
  • Cam.
  • Đậu gà.
  • Khoai tây
  • Gạo lứt…

2.3. Cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà – Không hút thuốc lá

Hàm lượng nicotin cao có trong khói thuốc sẽ tác động làm hư hại lớp nhầy dạ dày. Không những thế, chất này còn kích thích niêm mạc dạ dày sản sinh endothelin khiến cho dạ dày bị yếu.

Do đó, những người có thói quen hút nhiều thuốc lá rất hay bị nóng rát dạ dày. Vậy nên, ngừng hút thuốc chính là cách làm thuyên giảm nóng dạ dày hiệu quả cũng như nhiều nguy cơ xấu khác đối với sức khỏe.

2.4. Không uống thức uống có cồn như rượu, bia

Rượu bia hoặc những đồ uống có cồn khác sẽ gây ức chế sự tạo thành của lớp chất nhầy bao phủ dạ dày. Hơn thế nữa, các loại thức uống này còn làm tăng tiết acid dịch vị ăn mòn niêm mạc dạ dày. Từ đó gây ra các chứng bệnh như đau dạ dày, nóng rát dạ dày… Cho nên, để giảm nóng rát dạ dày nhanh chóng tại nhà, người bệnh cần kiêng hoặc hạn chế tối đa việc uống rượu bia.

2.5. Thận trọng trước các thành phần của thuốc Tây

Nếu bạn bị chứng nóng rát dạ dày, hãy thận trọng trước khi dùng thuốc tây. Bởi một số loại thuốc có thể làm cho tình trạng nóng dạ dày trở nên trầm trọng hơn.

Ví dụ như các loại thuốc có thành phần là corticoid, ibuprofen, phenylbutazon, aspirin… sẽ có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Do đó, để hạn chế tình trạng nóng rát ở dạ dày bạn nên kiểm tra thành phần thuốc thật kỹ trước khi dùng và hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để sử dụng các loại thuốc không gây kích ứng dạ dày.

2.6. Không được bỏ bữa

Với những người bị nóng rát dạ dày, việc bỏ bữa thường xuyên hay ăn uống thất thường sẽ khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Điển hình như rất nhiều người có thói quen bỏ qua bữa sáng. Tuy nhiên, sau giấc ngủ ban đêm, vào khoảng 6-7h sáng, dạ dày sẽ tiết ra acid, enzym tiêu hóa… nếu như không ăn sáng để cung cấp thức ăn giúp trung hòa các acid, enzyme này thì chúng sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.

Do đó, nếu muốn phòng ngừa cũng như giảm nóng dạ dày tại nhà hiệu quả thì hãy ăn uống đúng giờ và không bỏ bữa.

Xem thêm >>> Giải đáp câu hỏi: Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?

2.7. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

Việc rèn luyện và hình thành thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn sẽ giúp cơ thể có được độ dẻo dai và linh hoạt đồng thời tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Một điều đặc biệt đó là có những bài tập có thể giúp giảm tình trạng đau rát, nóng dạ dày hiệu quả như các bài tập giãn nở cơ thể, xoa bụng, động tác gập người…

Mỗi ngày nên luyện tập ít nhất 30 phút với các bài tập phù hợp sẽ là cách giảm nóng dạ dày hiệu quả và giúp cho dạ dày thêm khỏe mạnh, kích thích quá trình tiêu hóa và hạn chế chứng nóng dạ dày xuất hiện trở lại.

2.8. Bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây vào chế độ ăn hằng ngày

Khi nhắc đến nguồn thực phẩm cung cấp hàm lượng lớn chất xơ, các vitamin và khoáng chất thì không thể nào bỏ qua được rau xanh và trái cây. Bổ sung thêm các chất này từ rau xanh sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa của dạ dày được diễn ra một cách hiệu quả và tốt hơn. Cũng nhờ đó mà hạn chế và khắc phục được tình trạng nóng rát dạ dày.

Tuy nhiên, có một số loại hoa quả mà những người bị nóng dạ dày cần tránh đó là những trái cây có hàm lượng axit cao như cam, chanh, quýt… Bởi vì hàm lượng axit có trong các loại hoa quả này sẽ khiến tình trạng nóng rát dạ dày ngày càng nghiêm trọng hơn.

2.9. Khi đói đừng uống sữa

Sữa tuy là một loại thức uống thơm ngon, bổ dưỡng. Thế nhưng, với những người bị nóng rát dạ dày thì không nên uống sữa khi bụng đang đói. Nguyên nhân là vì việc dung nạp sữa vào thời điểm này sẽ khiến kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị hơn.

Bên cạnh các biện pháp điều chỉnh thói quen, lối sống thì còn có một số mẹo nhỏ bạn có thể tham khảo để khắc phục tình trạng nóng rát dạ dày ngay tại nhà chỉ với các nguyên liệu dễ tìm, giá rẻ.

2.10. Uống nước đường

Một trong những cách làm dịu cơn nóng rát dạ dày vừa dễ lại vừa hiệu quả đó là uống một chút đường. Đặc biệt là với khi ăn quá nhiều đồ cay nóng thì nước đường còn giúp làm dịu dạ dày. Bạn nên pha đường với nước ấm để có được tác dụng giảm nóng rát dạ dày tốt hơn.

2.11. Ăn dưa chuột

Tuy rất quen thuộc nhưng lại Ít người biết được rằng dưa chuột có thể làm giảm nóng rát dạ dày hiệu quả. Đó là vì dưa chuột có tính mát, chứa nhiều nước nên sẽ làm giảm các cơn đau và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa của đường ruột, nhờ vậy mà các độc tố bị đẩy ra ngoài cơ thể.

Bạn có thể ăn dưa chuột theo nhiều cách: Ăn sống trực tiếp, làm salad hay uống một cốc nước ép mát lạnh sẽ là cách giảm nóng dạ dày tiết kiệm, hiệu quả mà dễ thực hiện.

2.12. Uống trà gừng

Gừng là loại gia vị được dùng trong nhiều món ăn và cũng là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Chất chống viêm trong gừng có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm đường ruột đồng thời tăng cường tiêu hóa. Điều này sẽ giúp thức ăn được hấp thụ và tiêu hóa nhanh hơn, loại bỏ lượng khí thừa trong đường ruột.

Không những thế, gừng còn giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng của nóng dạ dày, buồn nôn.

Để có được 1 tách trà gừng bạn chỉ cần thực hiện các bước đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị khoảng một nhánh gừng, đem đi rửa sạch, cạo vỏ, sau đó xay nhuyễn.
  • Dùng ½ thìa cà phê gừng đã xay nhuyễn cho vào cốc, pha cùng lượng nước nóng vừa đủ rồi để từ 3-5 phút.
  • Khi uống bạn có thể thêm một chút mật ong để có hương vị dễ uống hơn cũng như tăng hiệu quả giảm nóng rát dạ dày.
  • Áp dụng cách này 2 lần trong một ngày để thấy hiệu quả.

2.13. Uống sinh tố, nước ép rau xanh, hoa quả

Sinh tố, nước ép hay các loại nước được chiết xuất từ rau xanh, hoa quả rất có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng nóng rát dạ dày. Các loại nước uống này vừa có tác dụng tăng cường lưu lượng máu đến dạ dày vừa bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy, sử dụng nước rau xanh, hoa quả sẽ đồng thời giúp dạ dày khỏe mạnh hơn và giảm tình trạng nóng rát dạ dày nhanh chóng.

2.14. Ăn sữa chua

Ăn sữa chua là cách cung cấp một lượng lớn các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Mặt khác, sữa chua còn giúp trung hòa axit trong dạ dày và khiến cho cảm giác nóng rát ở cơ quan này giảm bớt.

Bạn nên chú ý nên ăn sữa chua không quá lạnh vì các đồ ăn lạnh cũng có thể khiến dạ dày bị kích ứng thêm và làm cho bạn khó chịu nhiều hơn.

Xem thêm >>> Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày cần ghi nhớ

2.15. Uống mật ong

Mật ong không chỉ là một chất kháng khuẩn tự nhiên mà còn chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Sử dụng mật ong sẽ kích thích sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp có cảm giác ăn ngon miệng hơn. Với người bị nóng dạ dày uống mật ong còn có tác dụng giảm tiết axit trong dạ dày.

Bạn chỉ cần pha 1 muỗng mật ong với nửa cốc nước ấm rồi uống từ từ sẽ khiến cho các triệu chứng nóng rát nhanh chóng biến mất sau khi áp dụng đều đặn mỗi ngày.

3. Bị nóng rát dạ dày khi nào cần đi khám bác sĩ?

Tình trạng nóng rát dạ dày khi mới xuất hiện thường khá dễ chữa và nhanh khỏi. Tuy nhiên, có một số trường hợp sau cần đi khám bác sĩ kịp thời đó là:

  • Áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà nêu trên mà không thấy tình trạng nóng rát dạ dày thuyên giảm, thậm chí còn trở nên trầm trọng hơn thì cần đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Những người có đã từng và đang bị viêm loét dạ dày, thủng dạ dày hay các bệnh lý dạ dày mãn tính khác.
  • Bị nóng rát dạ dày kèm theo các biểu hiện sút cân nhanh, khó chịu, mệt mỏi, đầy hơi, chướng bụng… Đây có thể dấu hiệu của căn bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm, cần được khám và điều trị sớm.

4. Các biện pháp phòng ngừa nóng rát dạ dày

Để phòng ngừa nóng rát dạ dày một cách tối ưu, có hiệu quả lâu dài thì cần áp dụng các biện pháp sau:

Sử dụng thuốc hợp lý

Dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý thay đổi thời gian sử dụng thuốc trong ngày, tăng giảm liều hay kéo dài hoặc rút ngắn liệu trình điều trị.

Vận động, rèn luyện thân thể mỗi ngày

Lên kế hoạch rèn luyện thể dục thể thao hợp lý để nâng cao sức đề kháng và tăng cường sức khỏe, nhất là các bài tập liên quan đến vùng bụng. Các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất nên dành ra 30 phút mỗi ngày để tập luyện các động tác phù hợp nhằm cải thiện tình trạng nóng rát dạ dày.

Xem thêm >>> Điều trị hóa chất trong ung thư dạ dày có thực sự hiệu quả?

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, cân bằng

Chế độ ăn uống có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát, phòng ngừa nóng rát dạ dày. Vì thế, nên tuân thủ các nguyên tắc sau trong chế độ ăn hàng ngày:

  • Không ăn các loại thức ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Đảm bảo ăn đủ 3 bữa sáng, trưa, tối trong ngày và ăn đúng giờ hàng ngày.
  • Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ và không vận động, chạy nhảy, đi lại khi đang ăn.
  • Mỗi ngày uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước để đảm bảo lượng nước cho cơ thể tăng cường trao đổi chất.
  • Các loại thực phẩm nên được bổ sung hàng ngày như: Rau xanh, hoa quả, sữa chua, mật ong, tôm, cá…

Hình thành thói quen, nếp sinh hoạt tốt

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nóng rát dạ dày thì cần chú ý sinh hoạt lành mạnh:

  • Không thức đêm, thời gian đi ngủ lý tưởng là trước 22h tối và đảm bảo có giấc ngủ chất lượng từ 7 – 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào. Nếu đang sử dụng thì nên bỏ ngay.
  • Hạn chế tối đa sử dụng rượu bia, nước uống có cồn, đồ uống có gas, các loại nước ngọt đóng chai, cà phê…
  • Dành thời gian thư giãn, giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, tránh để bị stress, căng thẳng kéo dài.

Trên đây là tổng hợp những cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà một cách hiệu quả, đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện. Bên cạnh đó, ngoài nắm được cách khắc phục nóng rát dạ dày tại nhà thì GHV KSol hy vọng bài viết đã giúp các bạn đọc biết thêm được cách phòng ngừa tình trạng này.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC