Cách chế biến món ăn ngon từ trứng ngỗng cho bà bầu – cpcs.vn

Theo dân gian, trứng ngỗng được xem là thực phẩm đặc biệt tốt đối với sức khỏe bà bầu và thai nhi. Theo đó, bà bầu ăn trứng ngỗng giúp con thông minh, trắng, khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu y học chỉ ra, trứng ngỗng khá khó ăn nếu không được chế biến đa dạng. Dưới đây là một số món ăn hấp dẫn từ trứng ngỗng mẹ bầu nên biết.

Tác dụng của trứng ngỗng với mẹ bầu

Trứng ngỗng là một trong những loại trứng gia cầm được sử dụng thường xuyên cho bà bầu. Trọng lượng một quả trứng ngỗng khoảng 300 gam, nó nặng gấp 4 lần trứng gà và 3 lần trứng vịt.

Giá trị dinh dưỡng trong 100 gam trứng ngỗng có khoảng: 13,0 gam protein, 14,2 gam lipid, 360 mcg vitamin A, 71 mg calxi; 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15mg vitamin B1, 0,3mg vitamin B2, 0,1mg vitamin PP… So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%).

Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (360 mcg so với 700 mcg trong trứng gà), đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Ngoài ra, trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không tốt cho sức khỏe và hệ tim mạch của phụ nữ mang thai bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp,..

H iện vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được lợi ích của trứng ngỗng đối với sự phát triển trí thông minh của thai nhi trong bụng mẹ. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, nếu muốn bé thông minh, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu DHA, cholin, axit folic, axit béo…

Thay vì xem trứng ngỗng như một “thần dược” giúp bé thông minh, mẹ chỉ nên xem đó là một trong những nguồn cung cấp protein trong thai kỳ. Tuy nhiên, thay vì ăn trứng ngỗng, trứng gà vẫn được khuyến khích nhiều hơn.

Mỗi loại thực phẩm chỉ nên ăn 3 lần/tuần, phụ nữ mang thai không nên lạm dụng ăn trứng ngỗng, vì giá thành đắt, khó khăn, khó tiêu. Tuy nhiên nếu bồi bổ bằng trứng gà cùng với chế độ ăn hàng ngày hợp lý cũng đã cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cho thai phụ.

Một số cách chế biến món ăn hấp dẫn từ trứng ngỗng cho bà bầu

Trứng ngỗng chiên nấm đùi gà

Nguyên liệu: Trứng ngỗng 1 quả, 200g nấm đùi gà, 100g thịt heo băm nguyễn, Hành băm nửa muỗng, Gia vị vừa đủ.

Cách chế biến:

– Trứng ngỗng đánh tan thêm vào nửa muỗng hạt nêm.

– Ngâm nấm với muối loáng, rửa sạch, cắt bỏ gốc và xắt nhỏ hạt lựu.

– Thịt heo đem ướp với muối và hạt nêm, để khoảng 10 phút cho thấm.

– Đun nóng dầu, cho hành băm vào phi thơm và cho nấm vào xào chừng 1 phút. Trút thịt vào nấm, xào đảo nhanh rồi bắc xuống.

– Làm nóng dầu và đổ trứng vào tráng, rải đều nấm và thịt lên mặt trứng, đậy vung để trứng chín hẳn.

Món ngon trứng ngỗng chiên nấm, thịt bò

Chuẩn bị: Trứng ngỗng 1 quả; Nấm mỡ 200g, 100g thịt bò băm, Gia vị vừa đủ.

Cách chế biến:

– Trứng ngỗng đập vào bát, đánh tan, thêm ít hạt nêm, bột ngọt. Nấm mỡ ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút, rửa sạch, cắt bỏ phần gốc và băm nhỏ.

– Đặt chảo nóng, đổ dầu, phi thơm hành tỏi đã băm nhuyễn rồi cho nấm vào xào khoảng 2 phút.

– Phi thơm hành cho thịt bò đã thái nhỏ vào xào chín, múc ra bát.

– Phi thêm dầu, đổ trứng vào, rải đều nấm lên trên, đậy vun lại và vặn nhỏ lửa để trứng và nấm chín đều, cho lá hành vào trên mặt khi trứng đã chín.

– Cho trứng ra đĩa, cho thêm thịt bò vào, vậy là mẹ đã có món trứng ngỗng chiên nấm thịt bò thơm ngon.

Món trứng đúc thịt hấp

Nguyên liệu: Trứng ngỗng 1 quả, Thịt heo 200g băm nhuyễn, Gia vị vừa đủ.

Cách làm:

– Cho thịt vào với trứng, đánh nhuyễn với nhau, thêm bột nêm, muối cho vừa miệng.

– Đem hấp cách thủy hỗn hợp khoảng 30 phút cho chín kỹ.

– Sau khi chín, cho thêm ít hành lá lên bề mặt và mang ra dùng.

– Nên ăn nóng sẽ ngon hơn. Mẹ bầu nên chia nhỏ món ăn này để ăn 2-3 bữa trong ngày.