Tổng hợp tất cả các loại kim may tay hiện hành – Blog of my life

Kim may tay (Hand Needle) có rất nhiều loại. Tùy theo mục đích sử dụng cũng như chất liệu cần may mà có loại kim tương ứng.

Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ tổng hợp phần lớn những loại kim may tay (không phải may máy) thường gặp theo thứ tự thông dụng giảm dần.

Và đây cũng chưa thể là bài tổng hợp chi tiết đầy đủ nhất. Nên mình mong nhận được sự đóng góp thêm của các bạn đọc. Bên dưới đây mình sẽ liệt kê những loại kim may tay mình tìm hiểu được nhé!

Thư mục đọc nhanh

  • Tổng quan về Kim may?
  • Các loại kim may
    1. Sharps – Kim khâu tiêu chuẩn
    2. Betweens / Quilting Needles – Kim chần bông
    3. Crewel / Embroidery Needles – Kim thêu
    4. Self/ Easy-Threading – Kim dễ luồn chỉ
    5. Beading
    6. Darning/ Darners
    7. Upholstery
    8. Soft Sculpture
    9. Applique
    10. Milliners
    11. Bodkin hoặc Ballpoints
    12. Chenille
    13. Tapestry
    14. Tatting

Tổng quan về Kim may

Kim may nói chung được sử dụng trong nhiều ngành nghề như may quần áo. làm đồ nội thất hay trang trí nội thất, … Trong đó, có kim may dành cho máy và kim may dành cho làm thủ công bằng tay.Bất kể bạn đang may bằng loại kim nào, khoảng cách từ mũi kim tới đuôi là yếu tố quyết định chiều dài mũi may. Lỗ luồn chỉ (mắt) quyết định loại chỉ bạn sử dụng. Đường kính trục xác định độ bền của kim liên quan đến vật liệu được may.

Một số loại Kim May tay

Tham khảo hình trên bạn có thể sơ bộ biết được những dạng kim khác nhau. Tuy nhiên chúng ta sẽ đi sâu vào từng loại để hiểu rõ hơn và có thể lựa chọn được loại phù hợp nhất nhé !

Các loại Kim may tay

1. Sharps – Kim may tiêu chuẩn

kim Sharps
Kim Sharps

Kim may tiêu chuẩn có chiều dài trung bình, đầu nhọn và có nhiều kích cỡ.Có cả thiết kế lỗ kim tròn, loại một lỗ và hai lỗ để luồn một hoặc hai màu chỉ để may cùng một lúc.

2. Betweens / Quilting Needles – Kim chần bông

Kim betweens
Kim Betweens

Kim Betweens được dùng để chần, buộc và appliqué.

Chúng có các kích cỡ từ 1-12. Kim ngắn với một lỗ chỉ (eye) nhỏ tròn và một đầu rất nhọn.

  • Kích cỡ 1-3 được sử dụng để ghim (binding = gắn buộc).
  • Các kích cỡ 4-7 được sử dụng để đính kèm applique.
  • Kích thước 8-12 được sử dụng để chần bông (quilting).

Kim được sử dụng để chần bông ngắn hơn kim Sharps, mỏng, sắc và nhỏ.Nó được dùng để may các loại vải nặng như chần bông, mền hoặc hàng thủ công.

3. Crewel / Embroidery Needles – Kim thêu

Kim Embroidery
Một vài mẫu kim Embroidery trên thị trường.

Kim thêu dày và dài hơn kim tiêu chuẩn (sharps), đầu kim nhọn.Các lỗ kim dài để nhiều sợi chỉ được luồn vào cùng một lúc hay có thể luồn bằng vật liệu như ruy băng, v.v.

4. Self/ Easy-Threading – Kim dễ luồn chỉ

Kim Easy-threading

Kim Self/ Easy – Threading dành cho hàng thủ công. Nó có một lỗ kim đôi, nhỏ và hẹp.Nó có thể giống kim tiêu chuẩn với 2 lỗ luồn chỉ nhưng có khe hở ở trên cùng để thả sợi vào lỗ mà không bị đứt sợi hoặc khác với một móc hoặc móc khóa (Latch Hook Eye).Với cả hai loại này chỉ việc bấm sợi vào lỗ kim mà không cần phải luồn chỉ vào. Vì vậy, nó khá tiện lợi, không tốn nhiều thời gian để xỏ chỉ và cũng không bị mất dấu.

5. Beading – Kim xâu cườm

kim beading

Kim cườm (Beading) là loại kim nhỏ, dài, có lỗ luồn chỉ (mắt) hẹp để lọt qua các hạt. Kim mảnh, giống như một sợi dây nhỏ, mềm dẻo, có thể xuyên qua hàng trăm hạt cườm nhỏ cùng một lúc. và thậm chí có thể hàng trăm hạt cườm siêu nhỏ cỡ 1 mm.

Đầu kim tròn giúp đẩy các sợi vải ra xa nhau.

Bead Embroidery needles được dùng để đính các hạt lên quần áo, nói chung là váy cưới hoặc váy dạ hội.

Kích cỡ kim thường gặp là 10 & 12. Tuy nhiên có một số cỡ khác tùy theo ứng dụng:

  • Kim cỡ 10 – 11/0, 8/0, 6/0 : dùng cho những hạt cườm lớn hay hạt pha lê
  • Cỡ 11 – 13/0, 15/0
  • Kim kích cỡ 12,13 & 15 : dùng cho những hạt cườm rất nhỏ.

6. Darning/ Darners – Kim đầu cùn

Kim Darning

Đầu kim cùn và mắt (lỗ luổn chỉ) lớn để sửa vải.Một số đầu được uốn cong nhẹ. và lỗ kim lớn.Một số loại có lỗ, có lỗ luồn chỉ kiểu Latch Hook Eye, tương tự như Self-Easy-Threading.Loại kim này thích hợp với các loại dây thừng, dây thừng, sợi lớn. Nó chủ yếu được sử dụng để dệt.

Kim Darning hiệu Clover
Một số mẫu Kim Darning hiệu Clover, với nhiều ứng dụng khác nhau.

7. Upholstery – Kim khâu bọc ghế

Kim Upholstery
Kim Upholstery

Kim lớn, dài, thẳng hoặc cong để may các loại vải rất nặng, chần vải (tufting ) và các công việc bọc vải khác.

Ứng dụng kim Upholstery là để may vải bọc dày và dài. Để thuận tiện hơn khi may những thứ rất dày như đệm, có các đầu kim khác nhau hỗ trợ bề mặt vật liệu được sử dụng. Các lỗ kim dài và một số kim có hình dạng cong để sử dụng dễ dàng hơn. Một số điểm có đường cong lõm vào.

Loại Kim thẳng có chiều dài từ 3-12 inch và kim cong có chiều dài từ 1,5-6 inch.

Những vật liệu thường dùng kim này là vải bọc dày, hay da thật, hay tấm vinyl và nhựa,…

8. Soft Sculpture – Kim khâu búp bê (Doll)

Kim Soft Sculpture
Một số mẫu kim Soft Sculpture.

Kim khá dài và mảnh. Nó được dùng để may búp bê, đặc biệt là thêu các chi tiết tinh xảo trên khuôn mặt búp bê một cách mềm mại.

9. Applique – Kim đính (áp hình lên vật liệu khác)

Kim applique
Kim Applique

Chúng có chiều dài trung bình và cực mỏng. cho các ứng dụng may : chắp vá, khâu vải, áp đính 1 hình khác lên bề mặt khác.

Kim Applique là sự lai tạo của ba loại kim khác nhau.

Chúng có một kích cỡ. Mỏng với bầu mắt to tròn và đầu nhọn thuôn đều.

Nhớ là Kim Betweens cỡ 4-7 cũng được sử dụng cho ứng dụng Appliqué.

kỹ thuật Applique
Kỹ thuật Applique (áp vải) tạo ra nhiều hình ảnh độc đáo cho mỗi sản phẩm riêng biệt.

10. Milliners

Kim Milliners
Kim Milliners

Đây là một cây kim dài hơn kim tiêu chuẩn.Nó chủ yếu được sử dụng để thêu, xếp ly, thêu ruy băng, chần bông cần lót 3 lớp và trang trí mũ.

11. Bodkin hoặc Ballpoints

Kim Bodkin
Vài loại kim Bodkin

Các kim lớn, dài và phẳng, và do đó các lỗ kim rộng và dài. Để có thể luồn băng keo, dây thun, ruy băng hoặc dây xe một cách dễ dàng. Một số kim có đầu cong

12. Chenille

Kim to, dài, đầu không nhọn (nhưng không cùn), lỗ kim rộng, dùng để dệt, xâu chỉ, thêu chữ thập và ruy băng.

Kim Chenille
Kim Chenille

13. TapestryKim sợi (Tấm thảm)

Kim Tapestry
Kim Tapestry

Đầu kim nhọn, thân dày và mắt (lỗ luồn chỉ) rất lớn dành cho các chỉ và sợi có trọng lượng nặng.

Kim to, thân ngắn, đầu cùn nhưng lỗ kim lớn nên có thể dùng sợi hoặc ruy-băng. Một số mẫu có đầu kim hơi cong. để phù hợp với việc sử dụng Số nhỏ thường được dùng để may vá, đan len, đan móc.

14. Tatting – Kim làm ren (đăng ten)

Kim Tatting
Một số loại kim Tatting

Kim Tatting được dùng cho việc đan ren. Kim dài và dày để việc đan dễ dàng.

sản phẩm từ KIm Tatting
Họa tiết ren được tạo ra từ việc đan bằng Kim Tatting.

Hy vọng vài tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn so sánh và hiểu để rõ và chọn được loại kim phù hợp cho từng ứng dụng khi may mặc nhé!