NaOH tác dụng được với những chất nào [CHI TIẾT PTHH]

Bạn có đang thắc mắc NaOH tác dụng được với những chất nào hay không? Chất nào không tác dụng với NaOH? Chúng tôi sẽ thông tin chi tiết về chủ đề này, cũng dõi theo ngay nào!

NaOH tác dụng được với những chất nào?

NaOH tác dụng được với những chất nào?

Natri hidroxit có ký hiệu hóa học là NaOH thường được gọi là xút hoặc xút ăn da. NaOH tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, hút ẩm mạnh và tan nhiều trong nước. Dung dịch NaOH phản ứng được với các chất sau:

#1: NaOH tác dụng với oxit axit tạo ra muối và nước

Ta có phương trình phản ứng hóa học: NaOH + oxit axit → Muối và nước

Natri hidroxit có thể tác dụng với một số oxit axit trung bình yếu như NO2, SO2, CO2, CO.. Tùy theo tỉ lệ mol của các chất tham gia phản ứng mà sản phẩm muối thu được sau phản ứng có thể là muối axit, muối trung hòa hay cả hai.

Ta có phương trình hóa học:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2→ NaHSO3

2NaOH + CO2→ Na2CO3 + H2O

3NaOH + P2O5 → Na3PO4↓ + 3H2O

CO + 2NaOH → Na2CO2 + H2O

NaOH + SiO2 → Na2SiO3 (gọi là phản ứng ăn mòn thủy tinh)

NaOH + CO2 →NaHCO3

#2: NaOH tác dụng với axit cũng tạo ra muối và nước

NaOH là một bazơ mạnh nên khi tác dụng với axit sẽ tạo ra muối tan và nước. Đây là phản ứng trung hòa, xảy ra phương trình: NaOH + axit → Muối + nước. Chất tác dụng với NaOH như HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4, HNO3, H2CO3…

Ta có phương trình hóa học:

NaOH + HCl→ NaCl + H2O

NaOH + HNO3→NaNO3 + H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 +3H2O

2NaOH + H2CO3 → Na2CO3+ 2H2O

#3: NaOH tác dụng với muối

Natri hidroxit khi phản ứng với dung dịch muối sẽ tạo ra muối mới và bazơ mới với điều kiện cụ thể.

Phản ứng sẽ xảy ra khi muối tham gia phải là muối không tan, hoặc bazơ sau phản ứng tạo thành phải là bazơ không tan. Chất phản ứng với NaOH như CuSO4, MgSO4, MgCl2, FeCl3…., Ta có phương trình:

Ta có phương trình hóa học:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2⏐↓

NaOH + MgSO4 → Mg(OH)2 +Na2SO4

2NaOH + MgCl2 →2NaCl+ Mg(OH)2

FeCl3 + 3NaOH →Fe(OH)3+ 3NaCl

Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3

2NaOH + FeSO4 → Na2SO4+ Fe(OH)2↓ nâu đỏ

NaOH tác dụng với muối

NaOH tác dụng với muối

#4: NaOH tác dụng với một số phi kim như Si, C, S…

Các chất tác dụng với NaOH có thể kể đến như Si, C, P, S.. hay một số halogen tạo ra muối sau phản ứng. Ta có phương trình phản ứng hóa chọc cụ thể sau:

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑

C + NaOH nóng chảy → 2Na + 2Na2CO3 + 3H2↑

4P trắng + 3NaOH + 3H2O → PH3↑ + 3NaH2PO2

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

3Cl2 + 6NaOH → NaCl + NaClO3 + 3H2O

Các chất phản ứng được với dung dịch NaOH như là: Nhôm (Al), kẽm (Zn), beri (Be), thiếc (Sn) , chì (Pb),.. đều là các kim loại lưỡng tính. Ta có phương trình:

2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

NaOH + Al(OH)3→ NaAlO2 + 2H2O

Chất được tạo ra trong dung dịch có thể viết thành:

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Ngoài ra, dung dịch NaOH có phản ứng với dung dịch NaHCO3 tạo ra Na2CO3 – một hóa chất dùng trong ngành sản xuất công nghiệp để nấu thủy tinh, xà phòng, làm giấy… Ta có phương trình sau:

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

#5: NaOH tác dụng với nước

NaOH khi hòa tan trong dung môi như nước (H2O) sẽ tạo thành Bazơ mạnh sau phản ứng. Dung dịch này có tính ăn mòn rất cao và có khả năng làm bục vải, giấy. Độ hòa tan của hóa chất này trong môi trường nước là 111 g/100 ml (20 °C). Vì vậy, NaOH được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp hiện nay.

NaOH không tác dụng với chất nào?

Vì NaOH là hidroxit thuộc họ bazơ nên không tác dụng được với oxit bazơ như FeO, MgO..

NaOH không tác dụng với chất nào? Các chất kể đến như NaAlO2, Na2CO3, NaCl, KNO3, H2, CH3​NH2​, C6H5NH2…

Chất không tác dụng với NaOH là C6H5CH2OH, C2H4. Ancol metylic (CH3OH) không có phản ứng với dd NaOH.

NaOH không tác dụng với chất nào?

NaOH không tác dụng với chất nào?

Như vậy, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc cho người dùng “NaOH tác dụng được với những chất nào?” một cách chi tiết nhất. Hy vọng, thông tin trên đã mang lại những kiến thức bổ ích cho người dùng. Bạn muốn biết thêm nhiều hóa chất tương tự, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo nhé!

Đọc thêm các bài viết liên quan:

  • Phèn chua có công thức là gì? Thông tin đầy đủ nhất (FUlL)
  • Công thức tính nồng độ dung dịch + mol | [VÍ DỤ] minh họa
  • NaHCO3 là gì? Tính chất – Ứng dụng của NaHCO3 trong đời sống