Biển báo giao thông tốc độ quy định tốc độ phương tiện là tín hiệu cần có trên mỗi tuyến đường để góp phần đảm bảo an toàn cho mọi người. Vì thế, hầu như trên mọi tuyến đường hiện nay, nhất là đường quốc lộ, đều được cắm các loại biển báo tốc độ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về những loại biển báo hiệu này cũng như mức xử phạt cụ thể là gì.
Đối với các lái xe khi tham gia giao thông, điều khiển phương tiện theo đúng quy định trong biển báo tốc độ là điều kiện bắt buộc để đảm bảo an toàn cũng như tránh bị xử phạt. Hiện nay, quy định và mức phạt hành vi vi phạm tốc độ dựa theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT và Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Các biển báo tốc độ cho phép
Theo quy định hiện hành, các biển báo tốc độ tối đa cho phép hiện nay có tổng cộng 05 loại, được chia làm hai nhóm với mức xử phạt tương tự nhau. Cụ thể như sau:
1. Biển số P.127 “Tốc độ tối đa cho phép”
Biển P.127 hình tròn, nền trắng, viền đỏ, có ý nghĩa cấm các loại phương tiện chạy quá tốc độ biểu thị trên biển. Mẫu biển báo này có tổng cộng 04 loại:
– Biển P.127: Biển báo quy định tốc độ tối đa cho phép với tất cả các loại phương tiện lưu thông trên đường.
– Biển P.127a: Quy định tốc độ tối đa cho phép về ban đêm nhằm nâng cao tốc độ vận hành vào thời điểm đường vắng. Biển được đặt sau vị trí biển số R.420 “Đoạn đường qua khu đông dân cư”, chỉ có hiệu lực trong thời gian ghi trên biển và trong phạm vi từ vị trí đặt biển đến vị trí biển số R.421 “Hết đoạn đường qua khu đông dân cư”.
– Biển P.127b: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường. Những xe chạy trên làn đường nào phải điều khiển phương tiện với vận tốc tối đa quy định đúng trên làn đường đó.
– Biến P.127c: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện trên từng làn đường. Biển quy định tốc độ và làn đường cho phép của mỗi phương tiện di chuyển trên đường.
Khi vi phạm lỗi “chạy quá tốc độ quy định”, người điểu khiển phương tiện sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đông nếu quá từ 5 – 10 km/h.
– Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng nếu quá từ 10 – 20 km/h.
– Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng nếu quá từ 20 – 35 km/h.
– Phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng nếu chạy quá trên 35 km/h.
Ngoài ra, lái xe còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 4 tháng tuỳ theo mức độ vi phạm (theo Điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP).
2. Biển báo khu đông dân cư
Theo Quy chuẩn biển báo hiệu đường bộ 41/2019 chính thức có hiệu lực từ 1/7/2020, biển R.420 báo hiệu khu đông dân cư cũng đồng thời quy định tốc độ tối đa cho phép với tất cả mọi phương tiện lưu thông trên đoạn đường. Cụ thể với:
– Đường đôi có dải phân cách giữa, đường một chiều có 2 làn xe cơ giới trở lên: Được chạy với tốc độ tối đa là 60 km/h.
– Đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có một làn xe cơ giới: Được chạy tối đa 50 km/h.
Mức xử phạt khi chạy quá tốc độ quy định trong khu đông dân cư tương tự như mức xử phạt nêu ở trên.
Biển báo tốc độ tối thiểu cho phép
Trong số những biển báo tốc độ còn có biển báo tốc độ tối thiếu cho phép khi lưu thông trên đường với hình tròn, nền xanh, ký hiệu P.306. Các loại xe cơ giới nếu chạy với vận tốc thấp hơn trị số ghi trên biển (km/h) sẽ không được phép lưu thông vào đường này. Trường hợp phương tiện chạy chậm hơn tốc độ tối thiểu được quy định sẽ bị phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng (theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Các biển báo hết hạn chế tốc độ giới hạn
Các loại biển báo tốc độ hết hạn chế vận tốc tối đa theo quy định hiện hành gồm có 07 loại, được chia thành năm nhóm. Ý nghĩa cụ thể của mỗi loại như sau:
1. Biển số DP.134 “Hết tốc độ tối đa cho phép”
Có ý nghĩa báo cho người lái xe biết giá trị của biển P.127 hết hiệu lực. Lái xe có thể chạy với tốc độ tối đa được quy định trong Luật giao thông đường bộ.
2. Biển 307 “Hết hạn chế tốc độ tối thiểu”
Biến số 307 nền xanh, gạch chéo đỏ được đặt sau biển P.306, có ý nghĩa kể từ nơi đặt biển trở đi không còn lệnh hạn chế tốc độ tối thiểu trên đoạn đường.
3. Biến số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm”
Biển báo DP.135 có ý nghĩa thông báo đã hết hiệu lệnh của tất cả các biển cấm trên đường được đặt trước biển này, kể cả những biển báo tốc độ tối đa, tối thiểu.
4. Biển số DP.127 “Hết tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép”
Dạng biển này có 03 mẫu: DP.127a, DP.127b, DP.127c. Có ý nghĩa thông báo đã hết hiệu lực quy định tốc độ tối đa trong biển ghép. Kể từ biển này, các phương tiện được chạy với tốc độ tối đa quy định trong Luật giao thông đường bộ.
5. Biển báo R.421 “Hết khu đông dân cư”
Biển R.421 được đặt sau bienr R.420, có ý nghĩa thông báo các phương tiện có thể chạy với tốc độ tối đa theo Luật giao thông đường bộ kể từ vị trí đặt biển.
Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về các biển báo tốc độ giao thông. Từ đó, tuân thủ đúng để đảm bảo an toàn khi di chuyển trên đường cũng như tránh bị xử phạt.
>> Xem thêm: Tổng hợp quy định mới nhất về các loại biển báo giao thông
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!