Bún đậu mắm tôm bao nhiêu calo? Ăn có béo không?

Bún đậu mắm tôm là món ăn độc đáo rất được yêu thích. Tìm hiểu bún đậu mắm tôm có bao nhiêu calo? Ăn bún đậu mắm tôm có béo không?

Bún đậu mắm tôm là một món ăn truyền thống vô cùng quen thuộc với người Việt Nam ta. Vậy thì hôm nay bạn cùng Bách hóa XANH tìm hiểu xem liệu trong bún đậu mắm tôm có bao nhiêu calo, và ăn nhiều bún đậu mắm tôm thì có béo hay không nhé.

1 100g bún đậu mắm tôm có bao nhiêu calo?

Một phần bún đậu mắm tôm thông thường sẽ bao gồm 4 nguyên liệu chính là bún, đậu hũ, chả cốm và mắm tôm. Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt nam thì trong 100g bún chứa 115 calo, 100g đậu rán chứa khoảng 110 calo, 100g chả cốm chứa khoảng 140 calo và mắm tôm được làm từ tôm ướp muối lên men, cung cấp 100 calo/50ml.

Như vậy, một phần bún đậu với 4 nguyên liệu theo khối lượng kể trên sẽ cung cấp khoảng 465 calo. Lượng calo này có thể thay đổi tùy thuộc vào bạn có ăn thêm các loại rau, thịt, lòng heo, dồi chiên,…

Bún đậu mắm tôm có bao nhiêu calo?Bún đậu mắm tôm có bao nhiêu calo?

2 Thành phần dinh dưỡng trong bún đậu mắm tôm

Trong một phần bún đậu mắm tôm sẽ cung cấp cho bạn các thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Bún: Carbohydrate, protein, natri, vitamin A, C, canxi, magie,…
  • Đậu hũ: Chất xơ, protein, carbs, mangan, phốt pho, selen,…
  • Thịt, chả cốm: Protein, chất béo, carbs, canxi,…
  • Rau xanh: Chất xơ, vitamin, khoáng chất,…

Thành phần dinh dưỡng trong bún đậu mắm tôm

3 Ăn bún đậu mắm tôm có tác dụng gì?

Tốt cho người mắc bệnh huyết áp và tim mạch

Trong đậu hũ không chứa cholesterol, giúp hệ tuần hoàn máu hoạt động tốt hơn, nên được xem là thực phẩm rất tốt cho những người mắc bệnh huyết áp và tim mạch. Bên cạnh đó, rau xanh trong món bún đậu mắm tôm có thể giúp bạn giảm lượng cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Ngăn ngừa chứng loãng xương

Với hàm lượng estrogen thực vật phong phú, nhiều canxi, sắt, kẽm nên bún đậu mắm tôm có tác dụng ngăn ngừa chứng loãng xương rất hiệu quả đồng thời hỗ trợ sự phát triển của xương, giúp xương chắc khỏe.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Bún được làm từ tinh bột gạo lên men nên sẽ không gây béo như khi ăn cơm, thanh đạm và dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, trong đậu hũ có chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ nên giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Kiểm soát cân nặng

Lượng rau xanh trong bún đậu mắm tôm sẽ giúp tăng cường các hoạt động trao đổi chất cho cơ thể, cũng như giúp bạn có cảm giác mau no hơn nhưng lại không có quá nhiều calo. Qua đó giúp bạn dễ dàng kiểm soát cân nặng hơn.

Tác dụng của bún đậu với sức khỏe

4 Ăn bún đậu mắm tôm có béo (mập) không?

Bún là một nguồn tinh bột cung cấp nhiều năng lượng nhưng lại có ít calo, vì vậy ăn một phần bún 100g sẽ không khiến bạn béo nhưng nếu ăn quá thường xuyên thì sẽ dẫn đến tích tụ mỡ thừa và tăng cân nhanh chóng.

Một phần quan trọng không thể thiếu trong bún đậu mắm tôm nữa đó là đậu hủ. Lượng calo trong đậu hũ khá thấp, không chứa chất béo nên bạn có thể yên tâm ăn đậu mà không lo ngại vấn đề tăng cân. Ngoài ra vì trong đậu hũ có nguồn protein rất dồi dào nên là loại thực phẩm hàng đầu dành cho người ăn chay và giảm cân.

Nhìn chung, một phần bún đậu cung cấp cho bạn không quá nhiều calo nhưng lại mang đến rất nhiều các chất dinh dưỡng tốt nên nó sẽ không khiến bạn béo. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên thì bún đậu mắm tôm vẫn có thể khiến bạn tăng cân, vì vậy bạn hãy lưu ý nhé.

5 Ăn bún đậu mắm tôm nhiều có tốt không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên dùng tối đa 1 – 2 phần bún đậu mắm tôm/tuần vì mắm tôm, bún có thể khiến bạn khó tiêu nếu ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, một số đối tượng sau đây nên hạn chế ăn bún đậu mắm tôm:

Người bị bệnh về hệ tiêu hóa: Những người có bệnh đau dạ dày, đua tá tràng khi ăn bún đậu mắm tôm sẽ dễ gặp tình trạng khó tiêu, đau bụng, đầy hơi vì tinh bột gạo trong bún không dễ tiêu hóa. Cũng như mắm tôm được lên men, có nhiều gia vị sẽ dễ gây ra tình trạng khó tiêu.

Người đang bị ốm: Những người đang bị ốm thì nên dùng những món ăn nhẹ nhàng, thanh đạm, ấm nóng và dễ tiêu hóa thay vì bún đậu mắm tôm.

Phụ nữ sau sinh: Ăn bún đậu mắm tôm có thể gây lạnh bụng, không phù hợp với phụ nữ sau sinh có hệ tiêu hóa đang nhạy cảm.

Ăn bún đậu mắm tôm nhiều có tốt không?

6 Cách ăn bún đậu mắm tôm không bị béo

Nếu muốn ăn bún đậu mắm tôm không bị béo thì bạn nên ăn chỉ bún, đậu và rau mà không thêm những nguyên liệu khác như thịt, chả cốm,… Bên cạnh đó, nếu tự làm bún đậu mắm tôm tại nhà thì bạn nên sử dụng dầu thực vật chiên đậu hũ để giảm thiểu chất béo và ăn kèm với thật nhiều rau xanh nhé.

Cách ăn bún đậu mắm tôm không bị béo

7 Cách làm bún đậu mắm tôm tại nhà

Món bún đậu mắm tôm đã thơm ngon hấp dẫn mà cách chế biến tại nhà lại vô cùng đơn giản. Đậu hũ được chiên lên ăn giòn bên ngoài, mềm bên trong, kết hợp cùng với bún, thịt luộc và các loại rau xanh nữa là đúng vị.

Tham khảo: Cách làm bún đậu mắm tôm tại nhà thơm ngon chuẩn vị Hà Nội

Cách làm bún đậu mắm tôm tại nhà

8 Những lưu ý khi ăn bún đậu mắm tôm

Khi ăn bún đậu mắm tôm, nếu ăn ở ngoài thì bạn nên chọn những nơi uy tín, lâu năm. Không nên ăn đậu hũ có màu vàng sẫm hay mềm vì có thể nó đã được chiên qua nhiều lần trong dầu bẩn và để lâu, ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, bạn không nên ăn mắm tôm có màu thâm đen và nặng mùi vì đó là loại mắm tôm làm từ nguyên liệu không tươi ngon, ăn vào có thể khiến bạn bị đau bụng. Một điều quan trọng khi ăn bún đậu mắm tôm đó là bạn nên ăn cùng các loại rau như kinh giới, tía tô, rau húng quế, dưa leo để không bị ngán khi ăn.

Những lưu ý khi ăn bún đậu mắm tôm

Trên đây là những thông tin dinh dưỡng về bún đậu mắm tôm cũng như cách làm bún đậu mắm tôm tại nhà mà Bách hóa XANH muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích.

Nguồn: Thẩm mỹ viện Quốc tế Nevada

Mua mắm tôm chua tại Bách hóa XANH để chấm cùng bún đậu:

Bách hóa XANH