Cập nhập:14/05/2022 | Tác giả: OTiV
Đau đầu, đau nửa đầu kéo dài, dữ dội và kèm các rối loạn mờ mắt, cứng cổ còn là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm. Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp giảm nhẹ cơn đau đầu, nhưng nếu ăn uống không đúng cách rất dễ khiến đau đầu trở thành mạn tính.
Vậy khi bị đau nửa đầu, đau đầu nên ăn gì?
Mối liên hệ giữa thực phẩm và bệnh đau đầu, đau nửa đầu
Mặc dù căng thẳng, stress được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra cơn đau đầu và đau nửa đầu, nhưng theo một số ước tính gần đây, các thực phẩm và đồ uống cũng có thể góp phần hình thành đau nửa đầu.
Theo các thông tin công bố trên Tạp chí Đau đầu, chế độ ăn uống và loại thực phẩm ăn mỗi ngày có tác động đến sức khỏe thần kinh. Cũng có thể suy đoán rằng, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp hỗ trợ ngăn chặn chứng viêm thần kinh, từ đó kiểm soát cơn đau đầu, đau nửa đầu thông qua việc giảm tình trạng viêm.
Hơn thế nữa, thừa cân – béo phì cũng là nguyên nhân gây ra cơn đau đầu và đau nửa đầu thông qua các cơ chế như gây viêm và chức năng vùng dưới đồi không đều. Do đó, áp dụng các chiến lược ăn kiêng để giảm cân cũng có thể cải thiện chứng đau đầu và chứng đau nửa đầu phần nào.
Một mối tương quan quan trọng khác về chế độ ăn uống với đau đầu, đau nửa đầu là sự cân bằng giữa việc hấp thụ các axit béo thiết yếu như omega-6, omega-3… giúp ức chế hình thành phản ứng viêm, từ đó hỗ trợ kiểm soát đau đầu hiệu quả.
Do đó, lựa chọn thực phẩm, món ăn giảm đau đầu được coi là chiến lược hiệu quả để trong phòng tránh bệnh lý thần kinh khó chịu này.
Chế độ ăn Ketogenic và chế độ ăn Atkins được cho là có thể hỗ trợ bảo vệ hệ thần kinh.
Khi bị đau nửa đầu, đau đầu nên ăn gì?
Đau đầu nên ăn gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Theo các nhà khoa học, người bị đau đầu nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, tươi, chứa nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây, tránh thực phẩm nhiều hóa chất hay thức ăn chế biến sẵn.
Ngoài ra, chế độ ăn uống ở người đau đầu nên được chia thành nhiều bữa trong ngày, trung bình từ 5 đến 6 lần kết hợp kiểm soát calo. Hành vi ăn uống này giúp ngăn ngừa đau đầu do đói, tăng cường sự trao đổi chất của những người bị thừa cân, giúp ngăn ngừa tăng cân.
Ăn gì chữa bệnh đau đầu? Thực phẩm giảm đau đầu
Các món ăn từ cá béo
Cá béo rất giàu axit béo omega-3 EPA và DHA có tác dụng chống viêm. Cá béo còn chứa nhiều vitamin B đặc biệt là vitamin B2, có thể giúp kiểm soát các cơn đau nửa đầu. Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng cá hồi có chứa coenzyme Q10 và vitamin D, kết hợp với nhau giúp giảm chứng đau nửa đầu nếu bổ sung thường xuyên vào bữa ăn hàng ngày. Các loại cá béo tốt cho người đau đầu bao gồm:
-
Cá hồi
-
Cá tuyết
-
Cá thu
-
Cá chim lớn
Bơ là loại quả giúp hỗ trợ giảm đau đầu
Chứa nhiều magie, kali và vitamin B, quả bơ được xem là một siêu thực phẩm giảm đau đầu. Quả bơ rất dễ chế biến và có thể ăn hoặc uống vào tất cả thời gian trong ngày để ngăn chặn cơn đau đầu và cơn đói của bạn. Không chỉ vậy, bơ còn giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn, hỗ trợ giảm cân cũng như bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Chuối – món ăn giảm đau đầu
Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin A, B6, C, kali và magie… Loại trái cây này cũng được xem là “chiến binh” giúp triệt hạ chứng đau nửa đầu và đau đầu hiệu quả nhờ hàm lượng magie và kali khá cao. Tuy nhiên, chuối cũng chứa Tyramine – yếu tố khởi phát cơn đau nửa đầu, bạn cũng nên lưu ý điều này.
Ăn chuối vừa đủ giúp bạn ngăn chặn tần suất tái phát của các cơn đau đầu
Nước dừa có thể đỡ đau đầu
Mất nước là một trong những nguyên nhân chính kích hoạt cơn đau đầu hoạt động, do thiếu hụt nồng độ kali. Tuy nhiên, bạn có thể bù đắp lượng kali bị thiếu hụt bằng cách bổ sung uống nước dừa tươi thường xuyên.
Dưa hấu là loại quả giúp bớt nhức đầu
92% thành phần trong quả dưa hấu là nước. Trong dưa hấu chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm như vitamin C, Cucurbitacin E… giúp kiểm soát tần suất xuất hiện của cơn đau đầu. Đây được xem là món ăn giảm đau đầu khoái khẩu của nhiều người.
Quả sung
Quả sung có nhiều công dụng đối với sức khỏe như trị viêm họng, hen phế quản, táo bón, viêm khớp… Ngoài ra, nhựa sung cắt ra cho chảy vào tờ giấy rồi dán lên hai bên thái dương có thể giúp làm giảm cảm giác đau đầu. Bạn cũng có thể ăn quả sung để trực tiếp bổ sung thêm hàm lượng kali, giúp giảm viêm, giảm tần suất của cơn đau đầu và đau nửa đầu.
Hạt diêm mạch (Quinoa)
Đây là loại hạt chứa carbohydrate phức hợp, có khả năng làm đầy lượng glycogen dự trữ trong não, nhờ vậy có thể giúp giảm đau đầu. Ăn hạt quinoa thay cho cơm giúp bạn bổ sung lượng lớn chất chống oxy hóa có trong hạt diêm mạch. Chất chống oxy hóa có thể chống lại sự tấn công của gốc tự do gây hại, nhờ đó chống lão hóa và nhiều bệnh tật khác.
Ăn hạt diêm mạch thay cho những bữa chính có thể giúp giảm đau đầu
Cải bó xôi giúp giảm nhức đầu
Đau đầu nên ăn gì vừa ngon vừa bổ não? Vâng, câu trả lời chính là cải bó xôi (rau bina) – một loại siêu thực phẩm cho sức khỏe, gần gũi với mọi người. Cải bó xôi có tác dụng làm dịu cơn đau đầu bằng cách giảm nhẹ huyết áp – thủ phạm hàng đầu khiến cơn đau đầu “trỗi dậy”. Cải bó xôi có thể chế biến thành sinh tố, súp, salad, xào hoặc ăn kèm bánh sandwich.
Sữa chua
Sữa chua là một thực phẩm giàu probiotic và riboflavin có hiệu quả đối với việc thúc đẩy sức khỏe đường ruột, tăng khả năng cung cấp nước và cải thiện chứng đau nửa đầu. Vì vậy, ăn sữa chua hàng ngày giúp phòng ngừa đau đầu “ghé thăm”.
Nấm
Đối với những người thường xuyên bị đau đầu và đau nửa đầu, thêm nấm vào chế độ ăn uống của bạn có thể hữu ích. Nấm rất giàu riboflavin, có khả năng hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng của não, vì vậy tác động đến việc giảm số lần xuất hiện của đau đầu và đau nửa đầu. Một số loại nấm tốt cho người bị đau đầu là nấm rơm, nấm tràm, nấm linh chi…
Ớt
Thông thường, các cơn đau có xu hướng trở nặng khi thời tiết quá lạnh, đặc biệt là đau đầu. Các áp lực từ thay đổi nhiệt độ môi trường có thể ảnh hưởng và làm tắc nghẽn xoang – đây là thủ phạm gây đau đầu khó loại bỏ. Vì vậy, với thắc mắc ăn gì chữa bệnh đau đầu khi thời tiết thay đổi, bạn có thể thêm ớt cay vào các món ăn để hỗ trợ làm giảm áp lực xoang gây đau đầu. Ớt cũng có thể hỗ trợ lưu thông máu, nhờ vậy giúp giảm viêm, giảm đau và hạn chế nguy cơ tái phát cơn đau đầu.
Nên kiêng các món gì khi bị đau đầu, đau nửa đầu
Các loại thực phẩm kích hoạt cơn đau đầu và đau nửa đầu ở mỗi người là khác nhau. Thông thường để tìm ra loại thực phẩm nào gây ra chứng đau nửa đầu chính là ghi lại nhật ký thực phẩm mà bạn đã nạp vào cơ thể. Nếu cơ thể nhạy cảm với một loại thức ăn hoặc đồ uống nào đó, bạn có thể bị đau đầu liên tục từ 20 phút đến 2 giờ sau khi ăn loại thức ăn đó.
Có thể liệt kê một số thực phẩm được nhiều người cho rằng chúng có thể gây ra chứng đau đầu và đau nửa đầu khi ăn vào:
-
Rượu, đặc biệt là rượu vang đỏ.
-
Chất tạo ngọt Aspartame.
-
Đậu và các loại thực phẩm khác có chứa tyramine.
-
Caffeine (thường có trong thực phẩm, đồ uống và thuốc).
-
Phô mai và sữa chua.
-
Bột ngọt.
-
Thịt, cá đã qua chế biến (có chứa sulfite như: thịt xông khói, xúc xích, xúc xích Ý, giăm bông).
-
Các loại vitamin và thực phẩm chức năng có chứa caffeine hoặc các thành phần hoạt tính có thể làm cho cơn đau đầu tồi tệ hơn.
-
Phô mai và các chế phẩm từ sữa có chứa một lượng tyramine cao, đây là một chất liên quan đến chứng đau nửa đầu.
-
Các loại hạt
-
Trái cây họ cam quýt
Ngưng uống rượu bia và các chất kích thích nếu bạn có tiền sử bị đau đầu và đau nửa đầu
Đặc biệt, tùy theo mỗi thể trạng, đôi lúc bạn sẽ bị kích ứng bởi một loại thực phẩm nào khác và kích hoạt cơn đau đầu, đau nửa đầu khác nhau.
==> Tham khảo: 17 cách giảm đau đầu tại nhà không cần thuốc
Phương pháp phòng ngừa nhức đầu, đau nửa từ thói quen sinh hoạt
Bên cạnh quan tâm đến món ăn giảm đau đầu hay thực phẩm khiến cơn đau đầu tăng nặng, bạn cũng có thể “bỏ túi” một số mẹo hay như sau:
-
Kiểm soát căng thẳng: Hạn chế tối đa các tác nhân gây căng thẳng và giải quyết nhanh các vấn đề khiến bạn suy nghĩ nhiều để tránh khởi phát cơn đau đầu. Nếu stress “ập đến” và bạn không kiểm soát được chúng, bạn nên thư giãn bằng cách nghe nhạc, ngồi thiền, xem chương trình vui nhộn, đọc sách… để xua tan những căng thẳng, mệt mỏi đang “tấn công” bạn.
-
Uống đủ nước: Thiếu nước làm cản trở máu lưu thông đến các cơ quan, trong đó có hệ thần kinh. Khi thiếu nước, bạn dễ có nguy cơ đau đầu hơn so với những người uống đủ nước. Do vậy, bạn cần bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, vì thiếu nước có thể khiến cơ thể choáng váng, mệt mỏi dẫn tới đau ở vùng đầu.
-
Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ là nguyên nhân gây đau nhức đầu phổ biến. Ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng mỗi đêm) sẽ giúp nâng cao năng lượng vào buổi sáng, giảm mệt mỏi, đau đầu và căng thẳng.
-
Tập thể dục thường xuyên: Vận động đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày trong tuần có thể giúp giảm căng thẳng, giảm đau đầu và nâng cao sức khỏe tổng thể. Bạn có thể chọn các bài tập tùy theo tình trạng sức khỏe và cố gắng duy trì đều đặn mỗi ngày.
-
Hạn chế uống rượu, bia, các thức uống chứa chất kích thích như caffeine… Bởi vì những thức uống này có thể khiến cho cơ thể bạn bị mất nước, làm trầm trọng hơn triệu chứng của đau đầu và đau nửa đầu.
-
Xây dựng thói quen tốt khi làm việc: Nghỉ ngơi ngắn khoảng 5-10 phút trong lúc làm việc để tránh đau đầu và chống mỏi mắt.
OTiV – giải pháp kiểm soát đau đầu, đau nửa đầu với tinh chất thiên nhiên an toàn
Phần lớn những bệnh nhân bị đau đầu, đau nửa đầu “quấy rầy” thường chịu đựng hoặc tự ý mua thuốc giảm đau để cắt cơn đau. Thế nhưng, thói quen này khiến đau đầu và đau nửa đầu ngày càng nghiêm trọng hơn, dễ tái diễn, lệ thuộc thuốc, lâu dần sẽ rất khó cải thiện.
Việc cải thiện đau đầu và đau nửa đầu từ bên ngoài như dùng thực phẩm giảm đau đầu, ngủ đúng giờ, uống đủ nước, tập thể dục… chỉ phần nào giảm đau tạm thời. Muốn cắt cơn đau hữu hiệu và an toàn, bạn cần có giải pháp tác động vào yếu tố gây ra các cơn đau này.
Theo PGS.TS Vũ Anh Nhị: “Sự tấn công của gốc tự do được xem là nguồn gốc bệnh sinh của chứng đau đầu, đau nửa đầu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, gốc tự do làm gia tăng hoạt động bạch cầu, khởi phát quá trình viêm và sản sinh chất gây giãn mạch. Tình trạng này xảy ra quá mức làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu dẫn đến những rối loạn vận mạch, khiến mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường và gây nên cơn đau ở đầu.” Vì vậy, ngăn chặn sự hình thành và trung hòa gốc tự do là biện pháp “trúng đích” được nhiều chuyên gia ủng hộ để ngăn ngừa đau đầu và đau nửa đầu. Đặc biệt là chủ động bổ sung nguồn dưỡng chất thiên nhiên đã được nghiên cứu có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa gốc tự do như hoạt chất sinh học quý là Anthocyanin và Pterostilbene của quả Blueberry (thành phần chính của OTiV).
Theo nhiều nghiên cứu, khi kết hợp tinh chất thiên nhiên từ Blueberry với Ginkgo Biloba sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương cấu trúc thành mạch, chống lại quá trình viêm, tăng cường nuôi dưỡng mạch máu não. Từ đó, giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả bệnh đau đầu, đau nửa đầu, – ThS. Lâm Văn Chế cho biết thêm.
OTiV chứa các thành phần thiên nhiên Blueberry và Ginkgo Biloba giúp chống gốc tự do, cải thiện đau đầu, đau nửa đầu hiệu quả
Khi bị đau đầu nên ăn gì? Nếu như cơn đau đầu ập đến bất chợt, bạn có thể tham khảo các loại món ăn giảm đau đầu. Tuy nhiên, cách làm này sẽ mất khá nhiều thời gian và chỉ có thể áp dụng với tình trạng đau đầu nhẹ. Nếu bạn bị đau đầu kéo dài và nghiêm trọng hơn, bạn nên đến cơ sở y tế và tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị phù hợp, đồng thời kết hợp sử dụng các dưỡng chất thiên nhiên trong OTiV để cải thiện cơn đau từ gốc.
*Những thông tin trong bài viết của OTiV chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!