Đây cũng là hướng phát triển để duy trì sức sống cho loại hình âm nhạc này, khi thị trường đang dần rơi vào tình trạng bão hòa, scandal của các thần tượng liên tục gây chấn động, đồng thời phù hợp với chính sách mới về văn hóa của chính phủ Hàn.
Sự dịch chuyển của K-Pop
Đầu tháng 3/2019, hai nhóm nhạc Z-Boys và Z-Girls của dự án Z-Pop Dream đã có màn chào sân tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mỗi nhóm nhạc gồm 7 thành viên, đến từ 7 quốc gia khác nhau, trong đó mỗi nhóm có một thành viên người Việt là Roy và Quin. Tại Hàn Quốc, các nhóm nhạc này không nhận được nhiều ủng hộ từ người hâm mộ bản xứ nhưng tại các nước thì con số vô cùng ấn tượng với hơn 3 và 2, 2 triệu lượt view sau một ngày ra mắt video chào sân.
MV No Limit của Z-Boys:
Điều làm nên sự đặc biệt của Z-Boys và Z-Girls chính là không có bất cứ thành viên người Hàn nào trong nhóm, hoàn toàn khác với mô hình trước đây của các nhóm nhạc K-Pop với thành viên chủ chốt người Hàn, kết hợp thêm một hoặc vài thành viên nước ngoài (tại các quốc gia có lượng fan K-Pop đông đảo hoặc có thị trường âm nhạc phát triển như Nhật, Mỹ…).
7 thành viên của nhóm nhạc Z-Boys
Đại diện đơn vị chủ quản- Ông Jung Kang – CEO của Zenith Media Contents (công ty quản lý Z-Boys và Z-Girls) – cho biết Z-Pop Dream ra đời xuất phát từ ý tưởng kết hợp nhiều nền văn hóa đặc sắc của các quốc gia châu Á, nhằm quy tụ và hòa quyện các tài năng âm nhạc đến từ nhiều nước trong khu vực.
Các thành viên trong dự án này đều sinh từ năm 1995 (thế hệ Z). Tiêu chí lựa chọn thành viên không chỉ ưu tiên tài năng, đạo đức mà còn dựa vào khả năng truyền tải được nét đẹp văn hóa quốc gia của từng đại diện. Z-Pop có mục tiêu mang văn hóa châu Á đến toàn thế giới, thay vì chỉ gói gọn trong phạm vi K-Pop như trước đây.
Trong hai MV đầu tiên của Z-Boys và Z-Girls là What you wating for (Z – Girls) và No limit (Z-Boys), bên cạnh các “chỉ dấu” nhận diện riêng của K-Pop như phong cách trang điểm, quần áo, tóc tai thì phần nhạc đã bắt đầu có sự pha trộn ít nhiều đặc trưng âm nhạc của một số quốc gia, mà rõ nét nhất là Ấn Độ.
7 cô gái của nhóm nhạc Z-Girls
Ngoài ra, mỗi thành viên sẽ có hướng phát triển riêng ở từng quốc gia mà họ là chủ nhà. Các bài hát hit của nhóm sẽ được làm thành các phiên bản phù hợp và thân thiện hơn với từng quốc gia trong thời gian tới.
Thay đổi để tự cứu
Không phải ngẫu nhiên mà K-Pop đã bắt đầu có sự dịch chuyển theo một hướng mới. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Hàn Quốc cho rằng, đã đến lúc nhìn lại phía sau làn sóng K-Pop là gì? Sức hút của âm nhạc, thành công từ mô hình đào tạo, phương thức quảng bá và cả sự thổi phồng quá mức của truyền thông? Ngay cả, BTS – nhóm nhạc K-Pop thành công nhất trong hai năm qua tại thị trường quốc tế thật ra cũng là trường hợp hiếm hoi.
Bên cạnh đó, việc đào tạo các nhóm nhạc theo mô hình K-Pop tại các quốc gia, trong đó có Việt Nam, liên tục khởi động và liên tục thất bại vì nhiều lý do. Những cái tên thuộc thế hệ “vàng” của Hallyu (Hàn lưu hay còn gọi là Làn sóng Hàn Quốc) như Super Junior, Wonder Girls, Big Bang… đã lùi vào dĩ vãng hoặc vướng phải những scandal chấn động lo ngại cho cuộc thoái trào của K-Pop trên thị trường quốc tế càng trở nên có cơ sở.
Roy và Quin – hai thành viên người Việt trong Z-Boys và Z-Girls đã vượt qua vòng tuyển chọn vô cùng gắt gao.
K-Pop đang rơi vào tình trạng bão hòa, không chỉ riêng tại thị trường Hàn Quốc mà còn tại nhiều quốc gia mà mình từng làm mưa làm gió. Những nhóm nhạc mới debut na ná nhau, không có nhiều đột phá trong phong cách và dòng nhạc. Ông Lee Pal Seung- Chủ tịch Quỹ Trao đổi Văn hóa Quốc tế Hàn Quốc- thừa nhận trên tờ Korea Times rằng: “Hallyu từng một thời thành công là bởi nội dung của nó rất đặc biệt, nhưng giờ đây, chúng ta cần phải tìm được những điều mới mẻ hơn”. Để chuẩn bị cho Hallyu số 3, thời gian tới, chính phủ Hàn sẽ tiến hành tập trung vào các sản phẩm hữu hình như thời trang, ẩm thực, du lịch…
Do đó, để giữ nhiệt và tiếp tục lan tỏa, K-Pop rõ ràng đang dọn mình để thích ứng. Không chỉ đề ra mô hình độc lập, không có thành viên người Hàn như đdự án Z-Pop Dream, các công ty giải trí còn có nhiều động thái chuyển dịch tích cực khác.
BTS tại Grammy 2019 – một trong những nhóm nhạc Hàn thành công hiếm hoi tại thị trường quốc tế trong vài năm trở lại đây. Ảnh: Hollywood Reporter
Một mặt, họ đưa những giải thưởng âm nhạc uy tín của Hàn ra khỏi phạm vi lãnh thổ, đồng thời mở rộng thêm các hạng mục giải thưởng khác dành cho các nghệ sĩ châu Á nói chung dù chỉ là những giải vô thưởng vô phạt. Năm 2017, MAMA khiến fan K-Pop tại Hàn la ó vì giải thưởng âm nhạc này lần đầu tiên được tổ chức tại 3 quốc gia khác nhau trong khu vực châu Á (Việt Nam, Nhật Bản, Hong Kong) thay vì chỉ ở một nước ngoài Hàn như chủ trương của nhà tổ chức vào năm 2010.
Mặt khác, họ tăng cường hợp tác giữa các nghệ sĩ, nhà sản xuất Hàn hợp tác với các giọng hát/nhóm nhạc tiềm năng tại thị trường các nước. Tại Việt Nam, là sự hợp tác của ê-kíp thực hiện MV cho SNSD với Monstar, bộ đôi Krazy Park và Eddy Park với Chi Pu, hay ê-kíp của BTS đình đám mời nhạc sĩ Thanh Bùi viết lời ca khúc mới… Một khi hấp lực giảm thì cách tiếp cận phải thay đổi và đa chiều hơn, đồng hành để tạo sức ảnh hưởng thay vì chỉ bày ra các nhóm nhạc/ca sĩ trình diễn trên sân khấu.
Lê Phan
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!