Ý NGHĨA CỦA KÝ HIỆU HZ LÀ GÌ

Hertz hay héc, kí hiệu Hz, là đơn vị đo tần số(thường ký hiệu là f) trong hệ SI, lấy tên theo nhà vật lí người Đức Heinrich Rudolf Hertz. Đơn vị đo Hertz cho biết số lần dao động thực hện được trong 1 giây. Thứ nguyên(đơn vị đo): Hz = 1/s.Bạn đang xem: Ý nghĩa của ký hiệu hz là gì

Ý nghĩa của ký hiệu hz là gì?” width=”593″>

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tần số nhé!

1. Tần số là gì?

Tần số là số lần lặp lại của một hiện tượng trong một đơn vị thời gian nhất định. Để xác định được tần số, chọn một khoảng thời gian nhất định, đếm số lần mà hiện tượng đó xuất hiện trong khoảng thời gian đó, rồi chia số lần đó cho khoảng thời gian đã chọn.

Như vậy, đơn vị đo tần số sẽ là nghịch đảo đơn vị đo thời gian. Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị này có tên là Hz được đặt theo tên của nhà vật lý người Đức, Heinrich Rudolf Hertz.

Tần số bằng 1 Hz cho biết tần số lặp lại của hiện tượng đó là 1 lần trên mỗi giây: 1 Hz = 1/s.

Ngoài ra tần số còn có một số đơn vị khác như:

+ Số vòng quay trên một phút là rpm viết tắt của revolutions per minute: dùng để đo tốc độ động cơ,…

+ Số nhịp đập một trên phút là bpm viết tắt của beats per minute: dùng để đo tần số nhịp tim, nốt nhạc trong âm nhạc,…

+ Tần số trong tiếng anh được gọi là Frequency, trong một vài trường hợp nhất định thì tần số còn được gọi là Pules. Nếu như ta có tần số là 80 Hz thì cũng có tấn số tương ứng là 80 Pules.

2. Những thông tin cơ bản liên quan đến tần số

– Hertz (Hz): một hertz bằng một chu kỳ mỗi giây.

– Chu kỳ tần số là một làn sóng hoàn chỉnh của một dòng điện xoay chiều hoặc điện áp.

– Luân phiên là một nửa chu kỳ.

– Thời gian là thời gian cần thiết để tạo ra một chu kỳ hoàn chỉnh đối với dạng sóng.

– Tần số âm thanh khoảng 15 Hz đến 20kHz đây là phạm vi thính giác của con người nghe được.

– Phạm vi tần số âm thanh của con người và các loài động vật khác.

+ Tần số sóng vô tuyến khoảng 30 đến 300kHz.

+ Tần số thấp là 300 kHz đến 3 megahertz (MHz).

+ Tần số trung bình khoảng 3 đến 30 MHz.

+ Tần số cao khoảng từ 30 đến 300 MHz.

– Tần số thường được sử dụng để mô tả hoạt động của các thiết bị điện. Dưới đây là những dải tần số phổ biến:

+ Tần số của dòng điện thường là 50Hz hoặc 60Hz.

+ Đối với các ổ đĩa biến tần, thường sử dụng tần số sóng mang từ 1 đến 20 kilohertz (kHz).

+ Mạch và thiết bị thường được thiết kế để hoạt động được ở tần số cố định hoặc biến đổi. Thiết bị được thiết kế để hoạt động tốt ở tần số cố định hoặc linh động nếu như hoạt động ở tần số khác với tần số đã được chỉ định.

* Tần số nghe được hay còn được gọi là tần số âm thanh.

– Phát thanh hay phát sóng FM viết tắt của Frequency modulation là một phương pháp truyền thanh sử dụng công nghệ điều chế tần số FM. Được phát minh ra vào khoảng năm 1933 bởi vị kỹ sư người Mỹ Edwin Armstrong, nó được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới để cung cấp những âm thanh trung thực hơn trên tần số radio phát thanh.

– Phát sóng FM có khả năng đem đến chất lượng âm thanh tốt hơn nhiều so với phát sóng AM, công nghệ phát thanh radio được sử dụng cho hầu hết cho các chương trình phát nhạc. Các đài phát thanh FM đều sử dụng tần số VHF.Xem thêm: Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Xã Hội Phong Kiến Ở Châu Âu, Giải Lịch Sử 7 Bài 1:

– Thuật ngữ “băng tần FM” dùng để mô tả dải tần số ở một quốc gia được dành riêng để phát sóng FM. Ở nước ta được biết đến như tần số vov giao thông, vov3 được rất nhiều người đón nghe. Hay Tần số radio, xoneFM, cung cấp nhiều thông tin bổ ích phù hợp cho mọi lứa tuổi.

3.Tính chất đặc biệt của dòng điện tần số vô tuyến

Các dòng điện dao động ở các tần số vô tuyến có các tính chất đặc biệt khác với dòng một chiều hay dòng xoay chiều dao động ở tần số thấp. Năng lượng trong một dòng điện RF có thể lan truyền trong không gian như các sóng điện từ (sóng vô tuyến); đây là cơ sở của công nghệ vô tuyến. Dòng điện RF không chạy trong lòng dây dẫn mà phần lớn lại chạy trên bề mặt của dây dẫn; điều này được gọi là hiệu ứng bề mặt. Vì lý do này, khi cơ thể con người tiếp xúc với các dòng điện RF công suất lớn có thể gây bỏng bề mặt da và còn được gọi là bỏng RF. Dòng điện RF có thể dễ dàng ion hóa không khí, tạo ra vùng dẫn điện qua nó. Đặc tính này được áp dụng cho các khối “cao tần” trong hàn hồ quang điện, cách hàn này sử dụng dòng điện ở tần số cao hơn so với phân bố công suất sử dụng. Đặc tính khác là khả năng xuất hiện dòng điện qua nơi chứa vật liệu cách điện, như chất li điện môi của một tụ điện. Khi dẫn điện bằng một dây cáp điện thông thường, dòng điện RF có xu hướng phản xạ không liên tục trong cáp chẳng hạn như trong các bộ đấu nối và phản xạ ngược trở lại nguồn, gây ra sóng đứng, do đó dòng điện RF phải được truyền trên một loại cáp đặc biệt gọi là đường dây truyền tải.