Mẹo hay viết mail xin hướng dẫn khóa luận hàng đầu 2023

Khóa luận tốt nghiệp là một khái niệm không còn xa lạ với các sinh viên. Tùy thuộc vào cách hiểu của mỗi người sẽ có những định nghĩa khác nhau, có thể hiểu khóa luận tốt nghiệp là “một bài tập lớn” được tạo ra bởi sinh viên năm cuối của trường đại học. Khóa luận tốt nghiệp là yếu tố để nhà trường đánh giá năng lực của từng sinh viên và là điều kiện tiên quyết để được ra trường. Tuy nhiên đối với 1 số trường để viết khóa luận thì phải đủ diều kiện viết khóa luận và phải kèm theo đơn xin đăng ký viết khóa luận tốt nghiệp, Vậy mẫu đơn xin đăng ký viết khóa luận tốt nghiệp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Mẫu đơn xin đăng kí viết khóa luận tốt nghiệp là gì?

Mẫu đơn xin đăng kí viết khóa luận tốt nghiệp là mẫu đơn gửi đến Khoa để xin được đăng kí viết khóa luận tốt nghiệp. Mẫu đơn xin nêu rõ thông tin của người làm đơn. và mong muốn được thực hiện khóa luận

Mẫu đơn xin đăng kí viết khóa luận tốt nghiệp thể hiện mong muốn của sinh viên năm cuối của trường đại học đủ điều kiện viết khóa luận tốt nghiệp viết đơn xin đăng ký viết khóa luận gửi tới khoa, trường để được chấp nhận việc viết khóa luận.

2. Mẫu đơn xin đăng kí viết khóa luận tốt nghiệp mới nhất:

Nội dung cơ bản của mẫu đơn xin được đăng kí viết khóa luận tốt nghiệp như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———-o0o———-

ĐƠN XIN ĐĂNG KÍ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Kính gửi: – Ban Giám hiệu trường …

– Phòng Đào tạo

– Khoa …

Tên em là: …

Ngày sinh: …

Mã sinh viên: … Lớp: …

Cho đến thời điểm hiện nay, em đã tích lũy được ….. tín chỉ theo chương trình đào tạo của khóa học. Điểm trung bình trung tích lũy theo hệ 4 là: … và không có học phần nào bị điểm F.

Vậy em làm đơn này kính đề nghị Ban Giám hiệu trường …, Phòng Đào tạo, Khoa …. tạo điều kiện cho em được đăng kí viết khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn!

…., ngày…tháng…năm….

XÁC NHẬN CỦA KHOA

NGƯỜI LÀM ĐƠN

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin đăng kí viết khóa luận tốt nghiệp:

-Phần kính gửi: ghi rõ tên trường, phòng, ban mà sinh viên đang theo học.

4. Một số quy định viết khóa luận tốt nghiệp:

4.1. Điều kiện đi thực tập tốt nghiệp (TTTN) hoặc được xét viết khóa luận tốt nghiệp (KLTN):

Tại thời điểm công bố danh sách chính thức đi TTTN hoặc viết KLTN:

– Sinh viên không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập trở lên, không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Đã tham gia đầy đủ số học phần quy định cho khóa học, không còn học phần nào bị điểm F, không còn học cải thiện; Không vi phạm nghĩa vụ nộp học phí.

– Đối với sinh viên được xét viết KLTN phải có điểm trung bình chung tích luỹ (TBCTL) đạt mức từ 7,0 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc cao hơn theo quyết định cụ thể từng năm của Hiệu trưởng; và thỏa mãn các điều kiện nêu tại Mục 1, điều 4 như sau: Đạt điểm trung bình chung ngoại ngữ sẽ viết KLTN từ 8,00 trở lên; Được khoa chuyên ngành đồng ý cho viết KLTN bằng ngoại ngữ; phải nộp thêm một khoản chi phí hỗ trợ hướng dẫn. Mức nộp do Hiệu trưởng quy định hàng năm

– Hàng năm có hai đợt xét điều kiện đi TTTN hoặc viết KLTN ở hai học kỳ khác nhau. Sinh viên không được xét viết KLTN từ học kỳ thứ 9 trở đi kể từ ngày nhập học (trừ sinh viên khóa 47 được xét viết đến học kỳ thứ 9). Các trường hợp có lý do đặc biệt sẽ do Hiệu trưởng quyết định.

Sinh viên các khóa trước hoặc khóa sau, khi có đủ các điều kiện đi TTTN hoặc viết KLTN (riêng đối với sinh viên khóa sau) phải làm đơn xin đi TTTN hoặc viết KLTN. Đơn phải gửi về Phòng Quản lý Đào tạo chậm nhất trong tuần đầu tiên của học kỳ TTTN hoặc viết KLTN.

4.2. Khóa luận tốt nghiệp (KLTN):

Quy định chung:

-Khóa luận tốt nghiệp là một học phần gồm 9 tín chỉ do sinh viên có đủ điều kiện viết dưới sự hướng dẫn của một giảng viên.

-Khóa luận tốt nghiệp được viết bằng tiếng Việt hoặc thứ tiếng của chuyên ngành ngoại ngữ và tuân thủ các qui định tại Phụ lục 1.

-Sinh viên các chuyên ngành không phải ngoại ngữ có nguyện vọng viết KLTN bằng ngoại ngữ, ngoài các điều kiện nêu tại điều 2, còn phải thỏa mãn các điều kiện sau:

+Đạt điểm trung bình chung ngoại ngữ sẽ viết KLTN từ 8,00 trở lên;

+Được khoa chuyên ngành đồng ý cho viết KLTN bằng ngoại ngữ;

+Phải nộp thêm một khoản chi phí hỗ trợ hướng dẫn. Mức nộp do Hiệu trưởng quy định hàng năm.

-Sinh viên đủ tiêu chuẩn viết KLTN có thể không viết KLTN. Nếu không viết KLTN thì sinh viên phải đăng ký thực tập tốt nghiệp với Phòng Quản lý đào tạo và học thêm một học phần 3 tín chỉ theo quy định.

4.3. Duyệt đề tài KLTN:

-Đề tài KLTN do Khoa/Bộ môn gợi ý hoặc do sinh viên đề xuất sao cho nội dung nghiên cứu không trùng lặp với các đề tài của 01 năm trước đó.

-Đề tài KLTN phải phù hợp với chuyên ngành đào tạo, phải ngắn gọn, rõ ràng, có giá trị khoa học và thực tiễn.

-Đề tài KLTN phải được giảng viên hướng dẫn và Khoa thông qua. Giảng viên hướng dẫn có thể gợi ý để sinh viên chọn những đề tài mới, có tính thực tiễn và thời sự.

4.5. Phân công giảng viên hướng dẫn:

-Các Khoa chuyên ngành chịu trách nhiệm phân công giảng viên hướng dẫn (người hướng dẫn khoa học) sinh viên viết KLTN.

-Giảng viên hướng dẫn sinh viên viết KLTN gồm những giảng viên, nhà khoa học trong và ngoài khoa có học vị từ thạc sỹ trở lên, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn gắn với chuyên ngành đào tạo. Trong trường hợp cần thiết, trưởng khoa có thể cho phép giảng viên là cử nhân đã giảng toàn môn học được ít nhất 02 năm, hướng dẫn.

4.6. Chấm thu hoạch thực tập và khóa luận tốt nghiệp

– Điều kiện chấm KLTN và THTTTN

– Tại thời điểm chấm KLTN, sinh viên không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập trở lên, không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Nộp KLTN hoặc THTTTN đúng thời hạn qui định.

– Hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ học phí đối với Nhà trường.

– Có nhận xét của giảng viên hướng dẫn về tinh thần, thái độ của sinh viên, chất lượng của KLTN (đối với sinh viên viết KLTN).

– Được giảng viên hướng dẫn đồng ý cho nộp THTTTN (đối với sinh viên đi TTTN).

– Chấm KLTN

– KLTN tốt nghiệp được chấm bởi 2 giảng viên đang giảng dạy tại Khoa hoặc ngoài Khoa chuyên ngành. Danh sách giảng viên chấm KLTN do Hiệu trưởng ký phê duyệt trên cơ sở đề nghị của các Khoa chuyên ngành. Giảng viên hướng dẫn không chấm KLTN do mình hướng dẫn. Trưởng khoa chuyên ngành chịu trách nhiệm bảo mật danh sách giảng viên chấm KLTN.

– Giảng viên chấm KLTN cho điểm độc lập trên phiếu chấm KLTN (theo mẫu) theo thang điểm 10 (mười) và phải đọc ý kiến nhận xét của giảng viên hướng dẫn KLTN. Người chấm có thể cho điểm lẻ đến 1 chữ số sau dấu phảy. Phiếu chấm KLTN được chuyển đến Ban thư ký chấm KLTN (do Hiệu trưởng quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của các Khoa chuyên ngành) để tổng hợp. Điểm của KLTN là điểm trung bình cộng các điểm của hai người chấm, làm tròn đến 01 (một) chữ số sau dấu phẩy.

-Trường hợp điểm của 2 người chấm có sự chênh lệch trên 2 điểm thì Trưởng Khoa chuyên ngành sẽ chỉ định người thứ 3 có học vị từ tiến sỹ trở lên chấm và điểm của KLTN sẽ là điểm trung bình cộng của 3 điểm nói trên.

– Chấm thu hoạch thực tập tốt nghiệp

Mỗi thu hoạch thực tập được chấm 02 bởi giảng viên hướng dẫn thực tập và một giảng viên khác do khoa phân công có lĩnh vực chuyên môn phù hợp.

– Từng giảng viên chấm có thể cho điểm lẻ đến 1 chữ số sau dấu phảy. Điểm THTTTN là điểm trung bình cộng của hai người chấm, làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phảy.

– Trường hợp điểm của hai giảng viên chấm chênh nhau trên 2 điểm, sẽ được xử lý tương tự như chấm KLTN.

– Thẩm định và công bố kết quả

– Điểm của KLTN hoặc THTTTN được công bố chậm nhất là 3 tuần kể từ ngày nộp.

– Hiệu trưởng có thể ra quyết định chấm thẩm định ngẫu nhiên một số KLTN hoặc THTTTN.

– Sinh viên có khóa luận tốt nghiệp hoặc thu hoạch thực tập tốt nghiệp bị điểm F, sẽ phải thực tập lại cùng đợt tốt nghiệp tiếp theo. Sinh viên không được học cải thiện đối với học phần tốt nghiệp bị điểm D.

-Xử lý vi phạm trong quá trình viết, chấm THTTTN và KLTN

-Sinh viên nộp chậm KLTN hoặc THTTTN so với thời hạn qui định trong vòng 7 ngày sẽ bị trừ 10% điểm. Nếu nộp chậm quá 7 ngày, sinh viên sẽ phải đi thực tập tốt nghiệp cùng đợt tốt nghiệp tiếp theo. Các trường hợp đặc biệt do trưởng khoa chuyên ngành quyết định.

-Sinh viên sao chép KLTN hoặc THTTTN sẽ bị nhận điểm 0 (không) và sẽ bị đình chỉ học tập một năm và phải làm đơn xin đi TTTN sau thời hạn trên. Nếu vi phạm lần 2 sẽ bị buộc thôi học.

– Nộp khóa luận tốt nghiệp về thư viện

Cuối đợt chấm KLTN, các khoa chuyên ngành tập hợp các KLTN của các sinh viết có bài viết tốt đạt từ 9,0 điểm trở lên đã đóng bìa cứng cùng với file mềm và chuyển về Thư viện trường để làm tài liệu cho sinh viên khóa sau dùng để tham khảo.

Khóa luận tốt nghiệp được xem là bài viết tối khi đáp ứng đầy đủ kiến thức về đề tài chọn để viết khóa luận. Có những ý kiến bình luận và những kiến thức chuyên sâu bổ ích là tài liệu giúp ích cho việc học tập và nghiên cứu của các bạn sinh viên sau này.

4.7. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp:

Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được xét và công nhận tốt nghiệp:

– Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.

– Tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho chương trình đào tạo.

– Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên.

– Có các chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất.

Sau mỗi học kỳ, Hội đồng xét tốt nghiệp căn cứ các điều kiện công nhận tốt nghiệp quy định tại khoản 1 của Điều này để lập danh sách những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp. Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp. Hàng năm có 2 đợt xét tốt nghiệp cho các khóa đào tạo theo tín chỉ vào tháng 1 và tháng 7.