Tổng hợp Top viêm phế quản phổi là gì hàng đầu 2023

Viêm phế quản phổi là một bệnh hô hấp phổ biến, đặc biệt ở trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 65 tuổi. Bệnh diễn tiến ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp nếu không kịp thời điều trị.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Hô hấp Mã Thanh Phong, Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

viêm phế quản phổi là gì

Tình trạng nhiễm trùng phổi do vi khuẩn hoặc virus có thể dẫn đến viêm phế quản phổi với các biểu hiện như ho dai dẳng, ho ra máu, khó thở, mệt mỏi,… Bệnh viêm phế quản phổi khá phổ biến và có nguy cơ lây lan nhanh. Do đó, người bệnh cần nắm được cách nhận biết bệnh và đi khám, điều trị kịp thời, tránh bệnh nặng và lây lan cho người khác.

Viêm phế quản phổi là gì?

Theo cấu trúc của các cơ quan tại hệ hô hấp, phổi có những đường dẫn khí lớn, nối từ đường khí đến phổi và được gọi là phế quản. Các đường dẫn khí này sẽ tách thành nhiều ống khí nhỏ và được gọi là tiểu phế quản tạo nên phổi. Ở cuối các tiểu phế quản này là những phế nang, tức những túi khí nhỏ – nơi diễn ra sự trao đổi oxy từ phổi và carbon dioxide từ máu. (1)

Viêm phế quản phổi là tình trạng viêm khu trú thành từng mảng ở phế quản và phế nang phổi, có thể ảnh hưởng đến các thùy phổi, làm suy yếu chức năng phổi.

Trong một số trường hợp, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, tình trạng viêm phế quản phổi có thể chuyển nặng và hình thành nên áp xe phổi. Việc nhiễm trùng phổi này còn có thể tạo nên dịch bên trong màng phổi, gây phù nề.

Bệnh viêm phế quản phổi diễn tiến theo nhiều mức độ, từ giai đoạn khởi phát cho đến giai đoạn tàn phát. Ở giai đoạn khởi phát đầu tiên, người bệnh có thể ủ bệnh với các triệu chứng gần giống với viêm đường hô hấp hoặc bệnh cũng có thể khởi phát đột ngột với các triệu chứng như chướng bụng, chán ăn, khó thở kèm theo tím tái…

Sau đó, ở giai đoạn tàn phát – giai đoạn nghiêm trọng, người bệnh có thể sốt cao, co giật, hôn mê,… nếu không kịp thời can thiệp và điều trị.

định nghĩa viêm phế quản phổi
Viêm phế quản phổi là tình trạng viêm khu trú thành từng mảng ở phế quản và phế nang phổi

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản phổi

1. Nguyên nhân gây bệnh

Một số thống kê cho thấy, tình trạng viêm phế quản phổi vô cùng phổ biến ở trẻ em, chiếm khoảng 85% tổng số các bệnh về hô hấp ở trẻ dưới 2 tuổi và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của trẻ dưới 5 tuổi.

Không chỉ vậy, bệnh viêm phế quản phổi cũng thường gặp ở người lớn, đe dọa sức khỏe nghiêm trọng đối với người cao tuổi, có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng suy giảm. Trong nhóm bệnh truyền nhiễm thì viêm phế quản phổi là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu trên cộng đồng. Vậy nguyên nhân dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này là gì? (2)

Viêm phế quản được hình thành chủ yếu do sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn, chẳng hạn như Proteus, Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Pseudomonas, Haemophilus, Staphylococcus aureus…

2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản phổi

Bên cạnh nguyên nhân chính là do virus, vi khuẩn, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản phổi như:

  • Tuổi tác: Những người từ 65 tuổi trở lên và trẻ em từ 2 tuổi trở xuống có nguy cơ bị viêm phế quản phổi cao hơn. Trong trường hợp nhiễm bệnh, nhóm người này cũng có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng hơn.
  • Tính chất công việc: Tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm, hóa chất nồng độ cao… hoặc làm việc trong bệnh viện, tiếp xúc với nguồn bệnh chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản phổi cao hơn.
  • Lối sống: Những người sinh hoạt không lành mạnh, ăn uống thất thường hoặc ăn không đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên uống rượu hoặc hút thuốc lá,… cũng dễ mắc các bệnh về phổi hơn so với người bình thường.
  • Sức đề kháng: Những người có sức đề kháng thấp, bị suy giảm hệ miễn dịch sẽ dễ bị viêm phế quản phổi cũng như các vấn đề bệnh lý khác.
  • Tình trạng sức khỏe: Những người đã hoặc đang dùng thuốc kháng sinh; người vừa phẫu thuật hoặc vừa bị chấn thương gần đây; người mắc các bệnh hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn, giãn phế quản; người có các vấn đề sức khỏe như bị suy tim, mắc bệnh tiểu đường, mắc bệnh rối loạn tự miễn dịch; người đang dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch;… đều có nguy cơ bị viêm phế quản phổi cao hơn.
  • Thời tiết: Khi thời tiết chuyển lạnh hoặc thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại, độ ẩm thấp khiến hệ miễn dịch của chúng ta dễ suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công dẫn đến viêm phế quản phổi.
yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản phổi

Triệu chứng viêm phế quản phổi

Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà người bị viêm phế quản phổi sẽ có những triệu chứng khác nhau. Theo đó, bạn có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau: (3)

  • Ho nhiều, ho dai dẳng, có thể ho ra máu hoặc có dịch nhầy
  • Cảm thấy buồn nôn và có hiện tượng ói mửa
  • Sốt
  • Khó thở, thở gấp
  • Đau tức ngực, đặc biệt là khi ho hoặc thở sâu
  • Đổ mồ hôi
  • Cảm thấy ớn lạnh, rùng mình
  • Đau cơ
  • Mệt mỏi, uể oải, không có năng lực cho những hoạt động thường ngày
  • Mất vị giác, không cảm thấy ngon miệng khi ăn
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Lú lẫn hoặc mất phương hướng, đặc biệt là ở người lớn tuổi
Triệu chứng viêm phế quản phổi
Ho nhiều không dứt là triệu chứng thường gặp khi bị viêm phế quản phổi

Chẩn đoán viêm phế quản phổi

Các triệu chứng bệnh viêm phế quản phổi cũng gần tương tự với những bệnh lý hô hấp khác. Do vậy, nhiều người bệnh vẫn còn chủ quan, tưởng rằng mình chỉ bị cảm cúm, cảm lạnh bình thường.

Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu nói trên của bệnh diễn ra ngày một nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra chính xác. Lúc này, các bác sĩ có thể thực hiện một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm để xem bạn có mắc viêm phế quản phổi hay không.

Những kỹ thuật thường được áp dụng trong chẩn đoán viêm phế quản phổi bao gồm:

1. Chụp X-quang

Phương pháp chụp X-quang ngực có thể cho thấy được tình trạng viêm nhiễm hay khí tích tụ quanh phổi (tràn khí màng phổi). (4)

2. Chụp CT ngực

Một phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác cũng thường được chỉ định trong việc chẩn đoán, “bắt bệnh” viêm phế quản phổi chính là chụp CT. Thông qua hình ảnh chụp CT phổi người bệnh, bác sĩ có thể đánh giá chi tiết các mô phổi đang bị tổn thương.

chẩn đoán viêm phế quản phổi
Các chỉ định chẩn đoán hình ảnh như chụp Xquang, CT… có thể giúp chẩn đoán viêm phế quản phổi

3. Xét nghiệm máu

Bệnh viêm phế quản phổi có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu. Theo đó, sau khi xét nghiệm máu người bệnh, bác sĩ sẽ xem được tổng số lượng bạch cầu tăng hay giảm bất thường, từ đó kết luận người bệnh có đang bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay không.

4. Nội soi phế quản

Nội soi phế quản giúp kiểm tra được các đường dẫn khí cũng như tình trạng phổi cũng như các bệnh lý đường hô hấp khác như viêm phế quản, viêm phổi mãn tính, u sùi trong lòng phế quản,…

5. Cấy đờm

Phương pháp xét nghiệm này có thể giúp phát hiện ra được dịch đờm của người bệnh có nhiễm khuẩn hay không, từ đó xác định tình trạng viêm phế quản phổi.

6. Đo oxy xung

Đây là một kỹ thuật xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn, nhằm đo phần trăm oxy trong dòng máu. Nếu kết quả đo oxy xung càng thấp thì có nghĩa là mức oxy của bạn càng thấp, phổi của bạn đang bị tổn thương.

7. Khí máu động mạch

Nếu đo oxy xung giúp tính toán lượng oxy chảy trong máu thì khí máu động mạch có thể hỗ trợ xác định nồng độ oxy trong máu của người bệnh.

Điều trị bệnh viêm phế quản phổi

1. Chăm sóc tại nhà

Đối với các trường hợp viêm phế quản phổi nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc, điều trị bệnh tại nhà bằng cách kết hợp nghỉ ngơi và dùng thuốc kê đơn. Bác sĩ có thể cho bạn một số loại thuốc tùy theo loại nhiễm trùng và mức độ bệnh. Sau khi uống thuốc, người bệnh ở nhà tự theo dõi và có thể phục hồi sau 1-3 tuần.

Các loại thuốc thường được dùng gồm có:

  • Viêm phế quản phổi do tụ cầu: Cloxacillin, Bristopen, Vancomycin, Cefobid…
  • Viêm phế quản phổi do vi trùng: Chloramphenicol
  • Viêm phế quản phổi do vi khuẩn: Các loại kháng sinh như Ampicillin, Amikacin… chống lại vi khuẩn mẫn cảm gây viêm và nhiễm trùng tại phế quản, phế nang phổi. Đối với trường hợp đã kháng sinh, bác sĩ có thể chỉ định thuốc Augmentin hoặc Tarcefoksym dạng tiêm.

2. Khi nào cần đến bệnh viện?

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản phổi sẽ được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên trước tiên bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra xem tình trạng bệnh của mình có phải là viêm phế quản phổi hay không, mức độ bệnh thế nào cũng như được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Trong một số trường hợp sau đây, người bệnh sẽ được yêu cầu nhập viện theo dõi điều trị:

  • Trên 65 tuổi
  • Ho ra máu nhiều
  • Khó thở, thở nhanh, thở gắng sức
  • Không thể tự thở mà phải thở máy
  • Đau tức ngực
  • Tụt huyết áp, huyết áp thấp
  • Có dấu hiệu lú lẫn, người lơ mơ
  • Bạn cần hỗ trợ thở
  • Đang điều trị bệnh phổi mãn tính
Điều trị bệnh viêm phế quản phổi
Người cao tuổi, ho ra máu có thể cần nhập viện theo dõi nếu bị viêm phế quản phổi

Khi nhập viện điều trị, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng kháng sinh và tiêm tĩnh mạch. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ cân nhắc các phương pháp điều trị khác phù hợp nhất với thể trạng của bạn.

Biến chứng của bệnh viêm phế quản phổi

Không nên chủ quan với bệnh viêm phế quản phổi bởi việc chậm trễ trong chẩn đoán, điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:

1. Suy hô hấp

Khi bị viêm phế quản phổi, quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide hoạt động kém, gây suy hô hấp và khó thở. Người bệnh có thể phải sử dụng máy trợ thở để có thể thở được.

2. Hội chứng suy hô hấp cấp tính

Nghiêm trọng hơn suy hô hấp chính là suy hô hấp cấp tính. Biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị.

3. Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết hay còn được gọi là nhiễm trùng máu là một biến chứng của viêm phế quản phổi do tình trạng viêm, nhiễm trùng gây phản ứng miễn dịch, khiến các cơ quan và mô trong cơ thể bị tổn thương.

Người bệnh viêm phế quản nếu bị nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến suy đa tạng, nguy cơ tử vong cao.

4. Áp xe phổi

Khi bệnh viêm phế quản phổi diễn biến nghiêm trọng thì có thể khiến các túi dịch chứa mủ tràn vào bên trong phổi, gọi là áp xe phổi.

5. Các biến chứng khác

Tình trạng viêm phế quản phổi còn có thể dẫn đến suy thận, suy tim, nhịp tim không đều,…

Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản phổi

Một số biện pháp đơn giản sau đây có thể giúp bạn phòng ngừa, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản phổi. Cụ thể:

  • Nên chủ động rửa tay trước khi ăn, dụi mắt, đưa tay lên mắt mũi miệng,… Ngoài ra, nên rửa tay sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với người bệnh, cầm nắm các vật dụng – thiết bị công cộng,…
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh. Tốt nhất nên hạn chế giao tiếp. Người bệnh cũng cần đeo khẩu trang để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng.
  • Hút thuốc lá có thể gây tổn hại đến phổi, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản phổi cũng như khiến các triệu chứng tăng nặng, nguy cơ gặp biến chứng cao, thời gian phục hồi lâu. Vì thế, nên ngừng hút thuốc lá để tránh nguy cơ mắc viêm phế quản phổi và các bệnh hô hấp khác.
  • Nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh đó, cần nghỉ ngơi nhiều, tránh kiệt sức, hạn chế thức khuya,… khiến cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch.
  • Tiêm phòng cũng có thể giúp ngăn ngừa viêm phổi. Vì thế, nên tiêm phòng cúm hàng năm để hạn chế cơ thể bị virus, vi khuẩn tấn công. Cả người lớn và trẻ em đều nên thực hiện tiêm phòng.
Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản phổi
Người mắc bệnh viêm phế quản phổi cần chủ động đeo khẩu trang để tránh lây bệnh

Trong trường hợp bị ho kéo dài, ho ra máu, đau ngực, khó thở,… và nghi ngờ bị viêm phế quản phổi, người bệnh có thể trực tiếp đến Khoa Nội hô hấp, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được hỗ trợ.

Với các bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn cùng hệ thống máy chụp X-quang, CT, hệ thống xét nghiệm hiện đại,… Bệnh viện Tâm Anh đang là nơi tin tưởng hàng đầu của bệnh nhân đến thăm khám các vấn đề hô hấp.

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Bệnh viêm phế quản phổi là một bệnh hô hấp phổ biến, có thể dẫn đến biến chứng nặng gây tử vong. Dù bị viêm phế quản phổi nặng hay nhẹ thì người bệnh cũng nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, tránh trường hợp chủ quan khiến bệnh diễn biến theo hướng xấu.