Khoai lang là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe. Nhưng người bệnh viêm đại tràng ăn khoai lang thường xuyên có tốt không? Trong khoai lang bổ sung cơ thể nhiều vitamin, có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng viêm ở đại tràng. Cùng trả lời câu hỏi viêm đại tràng có nên ăn khoai lang thường xuyên không và hướng dẫn bổ sung đúng cách qua những thông tin dưới đây.
Viêm đại tràng có nên ăn khoai lang?
Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến hiện nay, gây tổn thương niêm mạc đại tràng ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu không được điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như loét đại tràng, thủng đại tràng, giãn đại tràng cấp tính thậm chí ung thư đại tràng.
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học và hợp lý giúp cải thiện tình trạng bệnh. Khoai lang được xếp vào danh sách những thực phẩm tốt cho người bệnh viêm đại tràng.
Khoai lang (tên khoa học: Ipomoea batatas) là thực phẩm rất quen thuộc đối với người Việt. Đây là thực phẩm dân dã, dễ tìm, giá cả hợp lý nên được nhiều người yêu thích. Theo Đông y, khoai lang có vị ngọt, tính bình, được quy vào kinh thận và kinh tỳ. Khoai lang có những tác dụng như:
Có tác dụng nhuận tràng phù hợp với những người đang bị táo bón
- Ích khí
- Tiêu viêm
- Sáng mắt
- Lợi mật
- Thanh can
- Bồi bổ cơ thể
Khoai lang rất tốt đối với cơ thể đặc biệt là người bệnh viêm đại tràng, giúp giảm tình trạng viêm sưng, tránh táo bón, thanh nhiệt và giúp bồi bổ cơ thể.
Y học hiện đại chứng minh khoai lang có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể như: tinh bột, glucose, protein, magie, canxi, đồng, tanin, pentosan, vitamin A, vitamin B, vitamin C,… Những dưỡng chất có trong củ khoai lang giúp:
- Tình trạng viêm loét đại tràng thuyên giảm, giúp tăng đề kháng và bảo vệ sức khỏe của cơ thể do chứa nhiều vitamin B, vitamin C, potassium và beta carotene, các chất này làm giảm thương tổn ở dạ dày, trong thành ruột và niêm mạc đại tràng.
- Khoai lang có chứa nhóm chất batafoside giúp chống lại các vi khuẩn và nấm gây hại cho đường ruột.
Vậy có nên ăn nhiều khoai lang?
Khoai lang mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng không nên lạm dụng khoai lang vì có thể dẫn tới tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng cơ thể. Người bệnh viêm đại tràng nên ăn một lượng vừa đủ khoai lang mỗi ngày.
Lưu ý khi dùng khoai lang:
- Khoai lang thích hợp với người bệnh viêm đại tràng thể táo bón. Với người bệnh đang có triệu chứng tiêu chảy không nên ăn khoai lang vì chất xơ có trong thực phẩm này kích thích nhu động ruột khiến tình trạng tiêu chảy tồi tệ hơn.
- Không nên dùng khoai lang như vị thuốc đặc trị viêm đại tràng, người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa
- Nên chọn khoai lang ruột vàng, vỏ đỏ
- Không nên ăn quá nhiều khoai lang trong 1 ngày, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 200g – 300g khoai lang;
- Không nên ăn khoai lang lúc bụng đói có thể gây hạ đường huyết
- Khi dùng khoai lang phải bỏ phần khoai bị sùng và khoai có mầm
- Vỏ khoai lang chứa một lượng khoáng chất và vitamin không hề nhỏ. Người bệnh nên rửa vỏ khoai sạch và ăn cả vỏ khoai lang hấp;
- Người có cơ địa dễ bị đầy hơi (thực tích) nên hạn chế ăn khoai lang
Cách chế biến khoai lang cho người viêm đại tràng
Khoai lang hấp
Đây là món ăn dân dã, dễ ăn và dễ thực hiện. Khoai lang rửa sạch vỏ ngoài sau đó cho vào nồi hấp cách thủy. Hấp giúp giữ lại những chất dinh dưỡng có trong củ khoai lang, không bị vơi mất vitamin và đường đồng thời giữ độ mềm mịn và thơm ngọt của khoai lang.
Canh khoai lang
Một trong những món ăn ngon miệng từ khoai lang được biết tới là canh khoai lang. Chuẩn bị như sau:
- Khoai lang vàng 100 – 500g
- Thịt lợn băm 300g
Thực hiện:
Rửa sạch khoai lang, bảo bỏ vỏ, thái miếng vừa ăn. Thịt băm cho vào nồi nước nấu lửa liu riu. Khi thịt chín cho khoai lang vào nấu tới khi khoai chín. Nêm gia vị vừa ăn. Lưu ý, khi cho khoai lang vào nước canh cần để lửa nhỏ để khoai lang chín từ từ, nếu để lửa to nước canh dễ bị đục.
Cháo khoai lang
Khoai lang còn được sử dụng để nấu cháo giúp cải thiện tình trạng viêm đại tràng. Các nguyên liệu cần chuẩn bị như sau:
- Khoai lang đỏ (củ tươi) 200g
- Gạo tẻ 100g
Cách thực hiện:
Khoai lang rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái miếng vừa ăn. Lấy gạo tẻ với 1,5 lít nước và để lửa nhỏ cho gạo chín thành cháo. Tiếp tục, cho khoai lang vào nấu cho tới khi khoai chín thì dọn bát để ăn. Người bệnh có thể ăn cháo khoai lang với đường hoặc nấu cháo với thịt bằm.
Khoai lang hầm cá bống
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 con cá bống (khoảng 500g)
- Khoai lang 500g
- 1 củ nghệ (khoảng 20g)
Cách thực hiện:
- Khoai lang rửa sạch, gọt bỏ vỏ và thái miếng vừa ăn.
- Cá bống đánh vảy, rửa sạch và mổ bụng bỏ ruột.
- Cho cá bống với khoai lang vào nồi hầm.
- Nghệ tươi giã nát và cho vào nồi hầm cùng cá và khoai.
Người bệnh nên ăn món ăn này với cơm trắng và dùng khi còn nóng.
Người bị viêm đại tràng nên ăn gì tốt?
Bên cạnh khoai lang, người bệnh viêm đại tràng nên bổ sung những thực phẩm dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh không nên kiêng khem quá mức mà cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
Thực phẩm giàu đạm
Chất đạm là chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể. Chúng đóng vai trò tăng cường chuyển hóa các chất trong cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn. Các thực phẩm giàu đạm người bệnh viêm đại tràng nên bổ sung như thịt nạc, trứng, cá…
Thực phẩm giàu chất xơ
Một trong những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn là thực phẩm giàu chất xơ. Các loại rau, rau chân vịt, bơ, yến mạch, lê…có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ loại bỏ triệu chứng táo bón của bệnh. Ngoài ra, hoa quả tươi là thực phẩm không nên bỏ qua với người bệnh viêm đại tràng. Bạn nên tránh những loại quả quá chua. Sau bữa ăn hoặc trong bữa phụ, bạn nên ăn ổi, lựu và đặc biệt là chuối chín.
☛ Tham khảo thêm: Bị viêm đại tràng nên ăn quả gì? 12 trái cây tốt cho đại tràng
Thực phẩm chứa nhiều chất cellulose
Các thực phẩm chứa nhiều cellulose như khoai lang, khoai mì, táo, bánh mì nướng…giúp giảm triệu chứng tiêu chảy ở người viêm đại tràng.
Đồng thời bổ sung thêm vi khuẩn có lợi cho đường ruột từ sữa chua. Nhiều người cho rằng sữa chua có tính axit và làm từ sữa nên người bệnh không nên sử dụng vì chúng khiến tình trạng viêm loét trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, sử dụng sữa chua lại rất có lợi cho người bệnh viêm đại tràng vì ngăn chặn không cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển ở thành ruột, giúp kích thích tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
Uống đủ nước
Người bệnh viêm đại tràng nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, nước có vai trò hỗ trợ các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể tốt hơn, hạn chế táo bón và phòng tránh nguy cơ mất nước do tiêu chảy.
Những lưu ý trong chế độ ăn uống người viêm đại tràng
Cần lưu ý trong quá trình chế biến và ăn uống người bệnh cần ghi nhớ những điều sau để giúp điều trị đạt được hiệu quả tốt hơn:
- Nên chế biến các món ăn dưới dạng hấp, luộc, lỏng giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ dih dưỡng đặc biệt ở trong giai đoạn bệnh đang tái phát
- Cần giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, dụng cụ nấu nướng đảm bảo sạch sẽ và bảo quản cẩn thận
- Thực hiện ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ là nguyên tắc “vàng”
- Ăn uống đúng giờ, nên chia làm nhiều bữa trong ngảy để đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt dinh dưỡng đồng thời giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
☛ Tìm hiểu thêm: Chế độ ăn cho người viêm đại tràng
Giải pháp chuyên biệt cho người bệnh viêm đại tràng
Tràng Phục Linh (nhãn xanh) và Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng
Tràng Phục Linh (nhãn xanh) chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc Đại tràng
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!