Vi phạm luật giao thông ở nước ta hiện nay đã không còn là vấn đề xa lạ với cuộc sống hằng ngày. Bởi lẽ, ý thức tham gia giao thông của người dân nước ta vẫn còn thấp, chủ quan và tin tưởng vào bản thân quá nhiều. Chính vì vậy, việc tỷ lệ xảy ra tại nạn ở nước hằng năm đều đáng báo động. Vậy Vi phạm luật giao thông là gì? Các lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến của xe máy hiện nay? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP về về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ 01/01/2020 và thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Vi phạm luật giao thông đường bộ là gì?
Vi phạm pháp luật giao thông có thể hiểu là hành vi trái pháp luật giao thông do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện, có lỗi và xâm hại đến quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
Vi phạm luật giao thông được dịch sang tiếng Anh có nghĩa là Traffic law violation.
2. Các lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến của xe máy:
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ 01/01/2020 và thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP, Luật Dương Gia tổng hợp một số quy định pháp luật về các lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến hiện nay như sau:
– Lỗi Điều khiển xe máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
– Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mà cài quai không đúng quy cách: Phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.
– Chở quá số người quy định
Người điều khiển xe máy chỉ được chở theo 01 người trên xe. Nếu chở theo 02 người trên xe sẽ bị phạt từ 200.000 đồng – 300.000 đồng; nếu chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật thì không bị xử phạt (điểm l khoản 3 Điều 6).
Xem thêm: Mức phí trông giữ xe vi phạm giao thông
– Chở theo 3 người trở lên trên xe:Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
– Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”:Phạt từ 100.000 – 200.000 ngàn đồng.
– Đi vào đường cao tốc không dành cho xe máy:Phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.
– Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh:Phạt từ 600.000 – 1.000.000 đồng.
– Vượt đèn đỏ:Người đi xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng – 1.000.000 đồng (điểm c khoản 4 Điều 6 Nghị định 100). Lưu ý, mức phạt này cũng sẽ áp dụng đối với trường hợp vượt đèn vàng trái quy định.
– Vượt đèn vàng khi sắp chuyển sang đèn đỏ:Phạt từ 600.000 – 1.000.000 đồng.
– Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước:Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
– Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe:Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
Xem thêm: Các lỗi vi phạm giao thông xử phạt ngay không cần lập biên bản
– Điều khiển xe máy khi chưa đủ 16 tuổi:Phạt cảnh cáo.
– Từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô từ 50 cm3 trở lên:Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng
– Điều khiển dưới 175 cm3 không có GPLX, sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX hoặc bị tẩy xóa:Phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000 đồng. Đồng thời tịch thu GPLX không hợp lệ.
– Điều khiển xe từ 175 cm3 trở lên không có GPLX, sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa:Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng. Đồng thời tịch thu GPLX không hợp lệ.
– Không mang theo Giấy phép lái xe:Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.
– Không mang theo Giấy đăng ký xe:Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng
– Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe:Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng.
– Sử dụng Giấy đăng ký xe bị tẩy xóa; Không đúng số khung, số máy hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp:Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng. Đồng thời tịch thu Giấy đăng ký không hợp lệ.
Xem thêm: Thủ tục tịch thu phương tiện và thanh lý tài sản vi phạm giao thông?
– Không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới:Phạt tiền từ 80.000 đến 120.000 đồng.
– Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường:Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
– Điều khiển xe chạy quá tốc độ
Nếu chạy xe quá tốc độ quy định từ 5 – 10km/h: Phạt 200.000 đồng – 300.000 đồng (theo điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 100);
– Nếu chạy xe quá tốc độ quy định từ 10 – 20km/h: Phạt từ 600.000 đồng – 01 triệu đồng (theo điểm a khoản 5 Điều 6);
– Nếu chạy xe quá tốc độ gây tai nạn giao thông: Phạt 04 – 05 triệu đồng (theo điểm b khoản 7 Điều 5)
– Nếu chạy xe quá tốc độ quy định trên 20km/h: Phạt từ 3 – 5 triệu đồng (theo điểm a khoản 7 Điều 5).
– Không sử dụng đủ đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều:Phạt tiền từ 100.000đ đến 200.000đ.
Xem thêm: Công an huyện không mặc đồng phục có được quyền xử phạt vi phạm giao thông?
– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông:Phạt tiền từ 600.000 đến 1.000.000 đồng.
– Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định:Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng.
– Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định:Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.
– Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép:Phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng.
– Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông:phạt tiền từ 600.000 đến 1.000.000 đồng.
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi phạm quy định: phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng, giữ GPLX 1 tháng.
– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h:Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.
– Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn:Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng.
Xem thêm: Xử lý khi quá hạn nộp phạt vi phạm giao thông
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở:Phạt tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng, giữ GPLX 2 tháng.
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở:Phạt tiền từ 6.000.000đ đến 8.000.000đ.
– Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ:Phạt tiền từ 6.000.000đ đến 8.000.000đ.
– Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định: Phạt tiền từ 400.000đ đến 600.000đ.
– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy:Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng
– Người không chấp hành yêu cầu kiểm tra chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ:Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng.
– Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị:Phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 triệu đồng.
– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h:Phạt từ 600.000 – 1.000.000 đồng.
Xem thêm: Người vi phạm giao thông làm mất biên bản phạt, xử lý thế nào?
– Không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố:Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
– Đi vào đường cao tốc không dành cho xe máy:Phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.
– Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên:Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
– Sử dụng chân chống, vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy:Phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.
– Không bật xi nhan khi chuyển làn, chuyển hướng
Người đi xe máy chuyển hướng nhưng không giảm tốc độ hoặc không bật xi nhan sẽ bị phạt từ 400.000 đồng – 600.000 đồng (theo điểm a khoản 4 Điều 6);
Trường hợp chuyển làn đường nhưng không bật xi nhan bị phạt thấp hơn, từ 100.000 đồng – 200.000 đồng (điểm a khoản 2 Điều 6).
– Đi lên vỉa hè khi tắc đường
Xem thêm: Công an xã có quyền phạt vi phạm giao thông không?
Khi tắc đường, nhiều người đi xe máy có thói quen đi lên vỉa hè. Theo Nghị định 46, hành vi này bị xử phạt 30.0000 đồng – 400.000 đồng
Mức phạt trên cũng áp dụng với người điều khiển xe không đi bên phải, đi không đúng phần đường, làn đường theo quy định.
– Sử dụng điện thoại khi đang lái xe
Người đang lái xe máy mà sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh sẽ bị phạt từ 600.000 đồng – 1.000.000 đồng
– Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (điểm a khoản 2 Điều 17).
– Điều khiển xe không có biển số xe: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng (điểm c khoản 3 Điều 17).
– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe, dùng chân điều khiển xe, ngồi một bên điều khiển xe, nằm trên yên xe điều khiển xe: Phạt tiền từ 05 – 07 triệu đồng (điểm a khoản 9 Điều 6).
– Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xekhông đúng với Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (đối với cá nhân); 200.000 – 400.000 đồng (đối với tổ chức) (điểm a khoản 1 Điều 30).
Xem thêm: Xử phạt vi phạm giao thông với cá nhân và tổ chức
– Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe: Phạt tiền từ 800.000 – 01 triệu đồng (đối với cá nhân); 1,6 triệu – 02 triệu đồng (đối với tổ chức) (điểm c khoản 4 Điều 30).
– Điều khiển xe chạy bằng một bánh:Phạt tiền từ 05 – 07 triệu đồng (điểm c khoản 9 Điều 6).
– Dừng xe, đỗ xe trên cầu: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng (điểm d khoản 4 Điều 6).
Trên đây là đây là nội dung tư vấn về vi phạm luật giao thông là gì? Đồng thời, một số lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến hiện nay. Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính nếu vi phạm luật giao thông, người tham gia giao thông có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Do vậy, Luật Dương Gia hi vọng mọi người dân cần tìm hiểu quy định thật kỹ khi tham gia giao thông, đúng luật, an toàn, trách nhiệm. Trường hợp thắc mắc nội dung chi tiết Quý khách hàng liên hệ Luật Dương Gia để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!