Bên cạnh hương vị ngọt ngào, tinh tế, những trái vải sấy khô còn được sử dụng như một loại thuốc đông y có tác dụng bổ máu, làm hạ huyết áp, tăng sức đề kháng cho con người.
Quả vải thiều tươi ngon, mọng nước, chứa nhiều dinh dưỡng luôn là món ăn yêu thích của mọi người. Tuy nhiên, mùa vải chỉ bắt đầu từ tháng 6 – tháng 7 dương lịch. Lúc này, để có vải ăn quanh năm, người ta tìm cách phơi khô, sấy khô quả vải tươi để bảo quản.
Tuy nhiên, vải thiều sấy khô cũng là loại quả có tính nóng và chứa hàm lượng đường cao. Để có thể sử dụng vải sấy khô đúng cách, bạn đọc cần tìm hiểu thông tin tổng quan về quả vải khô (khái niệm, công dụng, cách sử dụng) trong bài viết dưới đây của camnangsong360.com.
Vải thiều khô: công dụng, cách phơi, cách sử dụng, địa chỉ mua vải thiều sấy khô
1. Tổng quan về vải thiều, vải sấy khô
Vải thiều là loại trái cây của xứ nhiệt đới, thường được thu hoạch vào mùa hè. Nó có tên khoa học là litchi chinensis, là loại quả cùng họ với chôm chôm và nhãn. Tại Việt Nam, vải được trồng phổ biến ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương và huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. (Để có thêm hiểu biết về nguồn gốc, đặc điểm của vải thiều, giống vải ngon nhất hiện nay, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này để xem tổng quan thông tin trên wikipedia.org).
Khi chín, lớp da bên ngoài quả vải thường có màu hồng, hơi sần. Vỏ quả vải khá mỏng, có thể dễ dàng lột bỏ để sử dụng. Bên trong, thịt của quả vải có màu trắng mờ, ăn khá ngọt và thơm. Phía bên trong thịt vải là hạt vải màu nâu đen, khá cứng, không có độc nhưng không nên ăn.
Quả vải tươi sau khi thu hoạch sẽ được cho vào lò sấy khô để bảo quản. Vỏ, thịt của quả vải sau khi sấy khô với độ ẩm <20% sẽ dần chuyển sang màu nâu nhạt, độ ngọt của thịt vải tăng từ 2-3 lần.
Quả vải sau khi sấy khô có hương vị ngọt ngào, thích hợp sử dụng cho hầu hết mọi người, từ người già cho đến trẻ nhỏ. Người ta thường sử dụng quả vải khô để làm đồ ăn vặt, pha trà, sắc nước uống hoặc làm nguyên liệu chế biến món ăn.
Vải sấy khô, hình ảnh vải sấy Lục Ngạn
2. Tác dụng của quả vải thiều sấy khô
- Quả vải khô chứa 66 calo mỗi 100 g, tương đương với quả nho sấy. Đặc biệt, thành phần của nó bao gồm lượng lớn chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe
- Các nghiên cứu cho thấy Oligonol , một polyphenol có trọng lượng phân tử thấp, được tìm thấy rất nhiều trong quả vải thiều sấy khô. Oligonol được cho là có tác dụng chống oxy hóa và phòng chống cảm cúm. Ngoài ra, nó còn giúp làm tăng lưu lượng máu đến các cơ quan, giảm cân và bảo vệ da khỏi các tia UV có hại.
- Giống như các loại trái cây họ cam quýt, vải sấy khô là một nguồn cung cấp vitamin-C tuyệt vời cho cơ thể (Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ trái cây giàu vitamin-C giúp cơ thể con người phát triển sức đề kháng chống lại các tác nhân truyền nhiễm và làm sạch các gốc tự do gây viêm, có hại)
- Vải khô cũng là nguồn cung cấp vitamin B rất phức tạp như thiamin, niacin và folates. Những vitamin này rất cần thiết vì chúng hoạt động bằng cách đóng vai trò là yếu tố giúp cơ thể chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo.
- Vải khô cũng mang nhiều khoáng chất như kali và đồng . Kali là thành phần quan trọng giúp sản xuất hồng cầu và giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp; do đó, nó cung cấp bảo vệ chống lại đột quỵ và bệnh tim mạch vành.
Vải sấy khô có tác dụng gì? Tìm hiểu công dụng của quả vải sấy Bắc Giang
3. Cách lựa chọn và lưu trữ vải sấy khô
Để lựa chọn được những trái vải sấy khô ngon, hãy lựa chọn những loại quả vải Bắc Giang to vừa, cùi vải được sấy khô kiệt, màu nâu vàng, ăn ngọt thơm chứ không đắng. Cụ thể:
- Về hình dáng quả: Lựa chọn quả vải sấy to, vỏ khô đều, hình dáng quả giữ nguyên hoặc bị móp nhẹ. Lưu ý: Không lựa chọn những quả vải có nhiều chấm đen bên ngoài hoặc vỏ quả có lớp phấn trắng. Đây là những quả vải đã bị chảy mật hoặc bị mốc, khi ăn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Cùi vải: Sau khi bóc vỏ ngoài, cùi vải (long vải) phải có màu cánh gián đậm và có mùi thơm đặc trưng. Nếu bóc thấy cùi vải màu đen tức là vải sấy không đúng kỹ thuật, bị cháy. Ngược lại, nếu cùi vải có màu nâu nhạt, thi thoảng có màu trắng thì tức là cùi vải sấy chưa đủ nhiệt, chỉ có thể dùng ngay trong 2-3 tháng mà không để được lâu.
- Hương vị: Cùi vải có vị ngọt đậm, dẻo và có hương thơm đặc trưng của trái vải.
Quả vải sau khi sấy khô thường được lưu trữ và sử dụng tốt nhất trong 6 tháng (sau thời gian này, quả vải thường hay bị mốc, không hẻ sử dụng được)
Điều kiện tốt nhất để bảo quản vải sấy khô là bên trong túi nilong, thoáng mát, tránh bị khí ẩm xam nhập. Chúng cũng có thể được lưu trữ trong lọ kín hoặc trong ngăn mát tủ lạnh để tránh ẩm mốc. Một số người còn chia nhỏ vải khô thành nhiều túi nhỏ và tiến hành hút chân không từng túi để bảo quản vải được lâu hơn.
Lưu ý:
Để bảo quản được vải sấy, vải khô trong thời gian dài, khi mua vải sấy về nhà, tốt nhất bạn nên phơi vải 2-3 lần dưới nắng to. Trong khi phơi, bạn cần đảo vải để quả khô đều, sau đó cho vào bóng dâm, để vải nguội tự nhiên 3-4 h rồi mới cho vào túi nilong bảo quản.
Hình ảnh trái vải khô, cách bảo quản vải sấy khô để được lâu
4. Cách sử dụng quả vải khô
Bóc vỏ, lấy phần thịt vỏ quả vải ra ngoài. Đến đây, bạn có thể cho chúng vào miệng, ăn thịt (cùi) vải rồi bỏ hạt ra ngoài. Trong trường hợp muốn tách lấy thịt quả vải để ngâm rượu, bạn có thể dùng một con dao nhỏ, rạch một đường nhỏ bên ngoài thịt quả theo chiều dọc, nhẹ nhàng dùng tay lột lớp thịt vải rồi bỏ hạt. Trong quá trình lột cùi vải, nên hạn chế để cùi vải tiếp xúc với nước, nó sẽ làm cùi vải bị hỏng, khó bảo quản sau này.
Vải sấy khô là đồ ăn vặt ngon, lành mạnh cho tất cả mọi người. Bạn có thể sử dụng quả vải thiều sấy khô làm đồ ăn vặt tại nhà, đi làm, đi du lịch,…. Hầu hết mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ thích ăn vải khô vì hương vị thơm ngọt tự nhiên mà quả vải mang lại.
Với quả vải khô, bạn có thể sử dụng bằng một số cách phổ biến như sau:
– Dùng như một món đồ ăn vặt trực tiếp mà không cần bất cứ một thực phẩm bổ sung nào
– Dùng quả vải thiều khô để nấu các món hầm, nấu canh cùng thịt gà, vịt, chim bồ câu, vỏ quýt khô và các loại thảo dược khác.
– Cùi vải thiều sấy khô có thể sử dụng để nấu chè, nấu thạch, làm mứt, làm nước sốt hoặc siro,…
– Cùi vải sấy khô sử dụng làm bột hoặc thuốc sắc trong một số bài thuốc đông y. Nước sắc từ cùi vải khô có thể sử dụng để chữa bệnh thiếu máu, cơ thể suy nhược, ngăn ngừa ung thư, làm hạ huyết áp, tốt cho tim mạch,…
– Cùi vải được ngâm với rượu trắng để làm rượu thuốc chữa bệnh, tăng cường sức khỏe sinh lý cho nam giới.
Vải sấy khô dùng để làm gì? Mẹo dùng vải thiều sấy khô tốt cho sức khỏe
5. Một vài lưu ý khi dùng quả vải sấy khô
Vải thiều sấy khô là thứ quà ngọt của thiên nhiên, được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được quả vải thiều khô bởi có thể nó sẽ mang đến nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe.
Là sản phẩm có tính nóng, lượng đường trong thành phần cao, vải khô không thích hợp sử dụng cho người huyết áp cao, tiểu đường, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ. Những người thừa cân, béo phì, cơ thể nóng, mẫn cảm, dễ nổi mụn nhọt cũng nên hạn chế ăn loại quả này.
Hạt của quả vải khô có thể sử dụng để nấu nước chữa bệnh tiểu đường, đau dạ dày, đau tinh hoàn và một vài loại đau khác
Vải khô, hình ảnh trái vải thiều sấy khô Lục Ngạn, Bắc Giang
6. Câu hỏi thường gặp về quả vải khô
6.1. Ăn vải sấy khô có béo không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100 gam cùi vải tươi có chứa tới 66 kcal cùng với đó là 16,5 carbohydrate; 0,8 gam đạm; 0,4 gam chất béo và 1,3 gam chất xơ. Trong khi đó, 100 gam vải sấy khô có chứa 65 calo.
Vì thế, để có thể trả lời ăn vải có béo không? có nóng không, bạn cần phải dựa vào thể trạng và số lượng vải ăn khô ăn trong ngày. Nếu bạn có thể trạng gầy hay bình thường mà ăn 200 gam cùi vải/ngày, tương đương với 116 calo thì sẽ không phải lo lắng về vấn đề cân nặng. Tuy nhiên, nếu bạn có thể trạng dễ béo, tiểu đường, bạn nên hạn chế ăn vải khô.
6.2. Dùng quả vải khô ngâm rượu được không?
Quả vải rất giàu vitamin C, được sử dụng giống như một thảo dược chống lại cảm lạnh, cảm cúm, bổ huyết, dưỡng tim, gan, thận. Cả quả vải tươi và vải khô đều được dùng để ngâm rượu bổ máu, phục hồi sức khỏe sinh lý cho nam/nữ giới. Tuy nhiên, quả vải khô ngâm rượu sẽ cho vị rượu ngon và bảo quản lâu hơn so với quả vải tươi.
Xem chi tiết cách ngâm rượu vải khô và công dụng của trái vải ngâm rượu tại đây.
Vải ngâm rượu, hình ảnh quả vải khô ngâm rượu
6.3. Mua vải thiều sấy khô ở đâu?
Hiện tại, vải sấy khô Lục Ngạn được rao bán ở rất nhiều nơi tại các cửa hàng, đại lý hoặc các website, các trang MXH. Giá vải khô giao động trung bình từ 40.000 – 150.000/kg cho các loại vải sấy khô loại 1, loại 2, loại 3 hoặc vải vỡ,…
Trên thị trường có rất nhiều cơ sở bán vải sấy khô, tuy nhiên để mua được quả vải sấy khô có phẩm chất tốt, long vải sấy đúng kỹ thuật, bạn cần tìm mua vải sấy khô ở những địa chỉ uy tín. Không chỉ vậy, bạn cũng cần phải nắm được mẹo lựa chọn quả vải thiều sấy khô ngon, chất lượng.
Lưu ý: Tốt nhất, bạn không nên chọn mua những quả vải sấy bị dập, vỡ hoặc có đốm đen bên ngoài vỏ. Lúc này, vỏ quả đã bị ảnh hưởng, vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào bên trong gây ảnh hưởng xấu đến cùi vải. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo tìm mua vải sấy khô tại những địa chỉ bán vải khô uy tín, không nên “Tham rẻ” mà mua vải khô trôi nổi trên thị trường bởi rất dễ mua phải vải khô chất lượng kém, quả vải hay bị dập, sâu đầu,..
Trên đây, camnangsong360.com đã chia sẻ cho bạn chi tiết đặc điểm, công dụng của quả vải khô Bắc Giang cũng như cách dùng, cách chọn mua vải khô chất lượng cao. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn, giúp bạn tìm được cách thưởng thức vải khô đúng cách. Hẹn gặp lại ở các bài viết sau.
Nguồn tham khảo: https://longnhanbamai.com/an-vai-say/
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!