Mẹo hay trẻ sơ sinh biếng ăn phải làm sao [Hot Nhất 2023]

Trẻ sơ sinh biếng ăn là tình trạng trẻ không ăn đủ khẩu phần và cơ thể có xu hướng chậm lớn hoặc không phát triển. Biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ sau này. Tuy nhiên tình trạng này có thể điều trị và kiểm soát nếu bố mẹ nhận biết sớm những dấu hiệu biếng ăn ở trẻ nhỏ. Vì vậy, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng đã tổng hợp những thắc mắc cần giải đáp xung quanh vấn đề trẻ sơ sinh lười bú, biếng ăn trong bài viết sau nhằm giúp bố mẹ hiểu rõ về hiện tượng biếng ăn ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu biếng ăn, lười bú ở trẻ sơ sinh

Tình trạng trẻ sơ sinh biếng ăn thường gặp ở trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Nghiên cứu chỉ ra giai đoạn biếng ăn của trẻ sơ sinh diễn ra khi có sự thay đổi về thói quen ăn uống. Tuy nhiên cũng có một bộ phận trẻ nhỏ không bị biếng ăn trong giai đoạn này. Trẻ sơ sinh lười bú, biếng ăn thường xuất hiện những một hoặc nhiều dấu hiệu như:

  • Không có cảm giác đói bụng;
  • Không ăn được hết khẩu phần của mình trong bữa ăn;
  • Ném, đùa nghịch với đồ ăn;
  • Chỉ nếm thử mỗi món một ít sau đó ngừng ăn;
  • Liên tục chống đối, bài xích việc ăn ít nhất một tháng;
  • Không tập trung trong bữa ăn;
  • Không tăng cân hoặc bị sút cân;
  • Có thêm biểu hiện như bị thiếu chất hoặc suy dinh dưỡng.

trẻ sơ sinh biếng ăn

Bố mẹ có thể nhận biết trẻ sơ sinh biếng ăn thông qua nhiều dấu hiệu khác nhau

Ngoài những biểu hiện trên, trẻ có thể xuất hiện thêm cả chứng chán ghét thức ăn theo cảm quan (SFA). Chứng chán ăn này khiến trẻ mất hứng thú thử những món ăn mới và chỉ muốn ăn một loại thức ăn nhất định. Việc này dẫn đến nguy cơ thiếu chất hoặc mất cân bằng dinh dưỡng nghiêm trọng. Nếu bố mẹ ép buộc trẻ thử món ăn mới, trẻ có thể thể hiện các hành động chống đối như bịt miệng, nôn mửa, quay mặt đi hoặc chạy trốn. Ngược lại, trẻ không gặp khó khăn khi dùng món ăn yêu thích của bản thân.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh biếng ăn, lười bú

Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh biếng ăn, lười bú có thể kể đến gồm:

1. Chế độ ăn không hợp lý

Không ít bố mẹ phạm sai lầm trong việc xây dựng chế độ ăn của trẻ như cho trẻ ăn dặm quá sớm, mật độ ăn quá đặc, đồ ăn quá thô, chọn khẩu phần ăn quá lớn so với độ tuổi của trẻ,… Chế độ ăn này không chỉ thiếu khoa học mà còn không phù hợp với nhu cầu của trẻ. Ăn dặm quá sớm hoặc khẩu phần ăn quá nhiều làm hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, cơ thể không thể tiêu hóa và hấp thụ hết dinh dưỡng trong thức ăn.

Bên cạnh đó, bố mẹ cần lưu ý khoảng cách giữa các bữa ăn, cữ bú của trẻ sơ sinh sinh thường từ 2 – 3 tiếng, thời gian ăn mỗi bữa tối đa 30 phút. Nếu mẹ cho trẻ ăn quá số cữ hoặc quên giờ cho trẻ ăn, trẻ có thể cáu gắt và quấy khóc dai dẳng, dẫn đến việc mất hứng thú với việc ăn. Vì vậy mẹ cần học cách sắp xếp thời gian ăn khoa học kết hợp cùng chế độ và khẩu phần ăn phù hợp với sở thích và lứa tuổi của trẻ.

2. Biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh

Biếng ăn tâm lý ở trẻ là một tình trạng rối loạn về ăn uống. Người bệnh thường tự giới hạn lượng thức ăn khiến cơ thể thiếu chất, suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh lười ăn tâm lý là do bố mẹ áp dụng phương pháp tiêu cực như quát mắng, bạo lực để ép buộc trẻ ăn. Cách làm này không giúp cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn. Ngược lại, cách làm tiêu cực này có thể khiến trẻ càng sợ hãi việc ăn hơn và khiến tình trạng trẻ biếng ăn nghiêm trọng hơn. Tình trạng này không những gây ảnh hưởng đến thể chất, mà cả tinh thần của trẻ.

3. Biếng ăn bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh biếng ăn bệnh lý là do trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, sốt, ho, cúm hoặc hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn. Khi trẻ gặp các vấn đề về răng miệng như mọc răng, viêm lợi, viêm amidan,… gây khó khăn cho quá trình nhai, nuốt cũng có thể dẫn đến chán ăn. Để điều trị trường hợp trẻ biếng ăn bệnh lý, bố mẹ trước tiên nên điều trị dứt điểm tình trạng bệnh của trẻ.

4. Biếng ăn sinh lý

Biếng ăn sinh lý thường diễn ra tại thời điểm trẻ tập lẫy, tập đi, tập bò, hoặc các giai đoạn trẻ thay đổi chế độ ăn sang ăn dặm. Lúc này trẻ đang mải mê khám phá những kỹ năng mới của cơ thể, từ đó xao nhãng việc ăn uống. Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh biếng ăn sinh lý, bố mẹ nên chọn món ăn trẻ thích, chế biến thành nhiều màu sắc để trẻ tự khám phá.

5. Hoạt động của hệ tiêu hóa không tốt

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh biếng bú là hoạt động của hệ tiêu hóa không tốt. Vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ dễ bị nôn trớ, đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy,… Khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề, trẻ chắc chắn không thể cảm thấy ngon miệng và thèm ăn.

6. Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh biếng ăn cũng là biểu hiện của việc trẻ bị thiếu vi chất như vitamin nhóm B, selen, kẽm, lysine,… Khi bị thiếu chất, trẻ có thể ngủ kém, ăn không ngon, lâu dần gây biếng ăn. Bởi vậy mẹ cần chú trọng việc bổ sung vi chất cho trẻ thông qua thực phẩm hằng ngày hoặc viên uống bổ sung.

7. Do trẻ bú mẹ kém

Trẻ bú mẹ kém và thời gian mỗi cữ bú quá dài hoặc bú lắt nhắt có thể làm trẻ sơ sinh lười bú mẹ. Để tránh khiến cho trẻ chán, bú ít đi, mẹ nên chú ý quan sát để phán đoán nhu cầu sữa của trẻ. Nếu trẻ đã bú đủ, mẹ nên dừng lại, tránh ép trẻ bú thêm vì ăn no quá có thể làm trẻ bị trớ sữa. Nếu lượng sữa mẹ không đủ thì cũng không nên cố kéo dài cữ bú để cho bé no.

trẻ sơ sinh biếng bú

Trẻ sơ sinh lười bú vì khoảng cách giữa các cữ bú gần nhau

Cho trẻ ăn không đúng thời điểm cũng có thể là tác nhân khiến trẻ sơ sinh biếng bú mẹ. Nguyên do chính là thời gian giữa các cữ bú quá ngắn, trẻ chưa kịp tiêu hóa lượng sữa vừa ăn đã bị ép ăn thêm bữa khác.

8. Do tác dụng phụ của thuốc

Lạm dụng thuốc kháng sinh và các loại thực phẩm chức năng khác có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Do đó, mẹ nên hạn chế tự ý cho trẻ dùng thuốc. Nếu sử dụng thuốc, bố mẹ nên tham khảo ý kiến và nghe theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, để tránh làm sữa mẹ có vị lạ, khó uống, gây ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ, mẹ cũng nên hạn chế uống thuốc kháng sinh, tránh dùng kháng sinh liều cao vì thuốc có thể gây ảnh hưởng đến đứa trẻ. Nếu cần dùng thuốc kháng sinh, mẹ nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ.

9. Tiêm vắc-xin

Trẻ sơ sinh biếng ăn sau tiêm phòng là vấn đề phổ biến. Bởi phần lớn trẻ nhỏ đều bị sốt nhẹ, vết tiêm hơi sưng sau khi tiêm. Cơ thể mệt mỏi vì tiêm vắc-xin khiến trẻ sơ sinh lười ăn hơn thông thường. Bởi vậy, bố mẹ không nhất thiết quá lo lắng khi trẻ bỏ bú.

>> Xem chi tiết tại: Giải pháp trị trẻ biếng ăn sau khi tiêm phòng hiệu quả

10. Sự thay đổi hương vị sữa mẹ

Trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với vị của sữa mẹ, vì vậy khi hương vị sữa mẹ thay đổi trẻ có thể bỏ ti. Vị của sữa mẹ có thể bị ảnh hưởng do các nguyên nhân như:

  • Mẹ ăn thực phẩm nặng mùi, nhiều gia vị.
  • Mẹ dùng đồ uống có cồn hoặc chứa chất kích thích.
  • Mẹ dùng thuốc tránh thai.
  • Mẹ thường xuyên hít phải khói thuốc hoặc mẹ dùng thuốc lá trong thời gian cho trẻ bú.

11. Đầu ti mẹ bất thường khiến bé khó bú

Đa số trẻ đều có thể thích nghi với hình dáng đầu ti của mẹ. Tuy nhiên một số trường hợp như đầu ti của mẹ quá cứng hoặc bị tụt sâu, hoặc đầu ti của mẹ đang bị tổn thương, nứt nẻ, nhiễm trùng có thể khiến trẻ sơ sinh lười bú. Bởi trẻ khó ngậm bắt vú chính xác, lượng sữa trẻ mỗi khi trẻ bú quá ít hoặc không thể bú có thể làm trẻ khó chịu. Vì vậy, mẹ cần học được cách bế chính xác để trẻ có thể tìm được vị trí bú thoải mái và dễ dàng nhất.

12. Mẹ có quá ít sữa hoặc quá nhiều sữa

Mẹ bị ít sữa không đáp ứng được nhu cầu sữa của trẻ có thể khiến trẻ hờn khóc, khó chịu. Khi tình trạng thiếu sữa, bú không đủ sữa kéo dài, trẻ sẽ bú ít đi hoặc từ chối bú mẹ. Ngược lại, mẹ có quá nhiều sữa cũng có thể khiến trẻ bị ngợp.

13. Sinh non

Trẻ sinh non thường không được tiếp xúc và bú mẹ ngay từ những ngày đầu sau khi sinh. Do trẻ bú kém nên cần nhiều thời gian để làm quen với việc bú mẹ.

14. Bé buồn ngủ

Trẻ sơ sinh biếng ăn có thể do trẻ buồn ngủ. Trong những năm đầu đời, phần lớn thời gian trẻ dùng để ngủ, hành động đánh thức không đúng lúc của bố mẹ có thể khiến trẻ cáu gắt và không chịu bú. Vì vậy, bố mẹ nên cố gắng xây dựng thời gian biểu và tập cho trẻ làm quen với thói quen bú khoa học.

15. Trẻ sơ sinh biếng ăn bẩm sinh, di truyền

Ngoài những nguyên do khiến trẻ biếng ăn kể trên, một bộ phận trẻ sơ sinh khi sinh ra đã biếng ăn bẩm sinh. Trẻ biếng ăn bẩm sinh ít quấy khóc đòi bú và ngủ nhiều vì vậy bố mẹ cần theo dõi cẩn thận và đánh thức trẻ dậy để cho bú. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra biếng ăn có thể di truyền từ bố mẹ sang con, hay tình trạng biếng ăn có liên quan tới thói quen ăn uống của mẹ khi mang thai. Nếu trẻ có bố mẹ biếng ăn thì khả năng trẻ sơ sinh lười bú cũng tương đối cao.

Trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân đã không còn là vấn đề mới nhưng để điều trị hiệu quả cần đến sự kiên nhẫn của bố mẹ. Bố mẹ có thể tìm hiểu nguyên nhân trẻ biếng ăn, trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân phải làm sao để có thêm nhiều thông tin và giải pháp giúp cải thiện vấn đề trẻ sơ sinh biếng bú, lười ăn.

Trẻ sơ sinh biếng ăn lười bú, mẹ nên làm gì?

Khi nhận thấy trẻ biếng ăn lười bú, bố mẹ không nên hoảng loạn. Để tìm biện pháp trị trẻ sơ sinh biếng ăn, bố mẹ trước tiên cần xác định được nguyên nhân, sau đó áp dụng cách xử lý phù hợp tương ứng.

1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Khi trẻ sơ sinh lười bú, mẹ nên kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng của bản thân. Bởi chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ. Ngoài thực đơn dinh dưỡng cân bằng, đủ chất, mẹ nên tăng cường bổ sung thêm các loại vi chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ. Khi cơ thể mẹ khỏe mạnh, ăn uống khoa học, trẻ cũng sẽ nhận được nguồn sữa chất lượng giúp trẻ phát triển toàn diện.

2. Xây dựng thói quen bú cho trẻ

Bố mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn và sắp xếp các cữ ăn cách nhau tối thiểu 2 tiếng. Mẹ nên chú ý theo dõi để kịp cho trẻ ăn, nên tránh để trẻ đợi đến khi quấy khóc đòi bú mới cho trẻ bú. Khi trẻ bú đủ, trẻ có thể tự nhả ra, mẹ không nên ép trẻ ăn thêm, dễ khiến con bị nôn trớ.

3. Cho con bú đúng cách

Tư thế bế đúng là tư thế cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái. Bế đúng cách sẽ giúp trẻ bú dễ và được nhiều sữa hơn. Mẹ chỉ cần giữ bé bú đúng cách, trẻ có thể tự bú sữa và nhả ra khi đã no.

4. Chọn loại sữa công thức phù hợp

Trong trường hợp trẻ bú sữa ngoài, bố mẹ cần cân nhắc kỹ khi chọn mua sữa công thức cho trẻ. Ngoài hương vị sữa, mẹ nên quan tâm đến bảng thành phần dinh dưỡng của sữa để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cơ thể của trẻ. Bố mẹ nên mua loại sữa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã thông qua kiểm nghiệm chất lượng.

5. Điều trị bệnh kịp thời

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh biếng bú là bệnh. Nếu mẹ cảm thấy trẻ biếng ăn do bị bệnh, hãy đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Bố mẹ tuyệt đối không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào như thuốc trị biếng ăn cho trẻ. Khi khỏi bệnh, tình trạng trẻ sơ sinh lười bú sẽ chấm dứt.

6. Xây dựng thực đơn ăn dặm đa dạng của bé

Mẹ cần chú trọng từ việc chọn lựa nguyên liệu đến cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày của trẻ. Các món ăn bắt mắt, giàu dinh dưỡng có thể kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

7. Không ép buộc con ăn uống

Khi trẻ không muốn ăn, bố mẹ cần tránh việc tạo không khí căng thẳng để ép buộc trẻ bú. Cách này có thể phản tác dụng, khiến trẻ sơ sinh lười ăn hơn.

8. Hỗ trợ hệ tiêu hóa cho bé

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa yếu, dễ bị bệnh vì vậy bố mẹ nên tăng cường bổ sung thêm men vi sinh để trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. Bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con.

Mẹo giúp trẻ sơ sinh hết biếng ăn, lười bú

Khi trẻ sơ sinh biếng ăn, lười bú, bố mẹ có thể thử áp dụng một số mẹo sau để quan sát sự thay đổi của trẻ.

  • Cho phép trẻ ngồi ăn cùng gia đình, khích lệ trẻ tự do khám phá món ăn.
  • Không để trẻ xem tivi, đọc sách, chơi đồ chơi,… trong bữa ăn.
  • Chỉ nên cho trẻ ăn tối đa 30 phút mỗi bữa.
  • Để trẻ tự cảm thấy đói và để trẻ tự ăn (có thể dùng tay, sau đó dùng thìa).
  • Không nên cho trẻ ăn vặt giữa các cử chính.

Khi nào cần cho trẻ đi khám?

Bố mẹ nên cân nhắc đưa trẻ sơ sinh biếng ăn, lười bú đi khám nếu trẻ vẫn không chịu ăn uống bất kỳ thực phẩm gì hoặc không bú mẹ trong vòng 48 tiếng để tìm hiểu nguyên nhân. Ngoài trường hợp này, bố mẹ cũng cần đưa trẻ đi khám nếu trẻ có một hoặc nhiều biểu hiện dưới đây:

  • Trẻ liên tục quấy khóc, không ăn và không ngủ.
  • Trẻ bị sốt.
  • Trẻ nghẹt mũi, thở khò khè.

trẻ sơ sinh lười bú

Bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh lười bú

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh biếng ăn Nutrihome mong muốn chia sẻ đến các phụ huynh. Nếu bố mẹ vẫn không thể cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ sau khi áp dụng đủ các phương pháp trên, hãy lựa chọn Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome. Hệ thống Nutrihome được trang bị đầy đủ các thiết bị xét nghiệm tân tiến như máy xét nghiệm vi chất, máy phân tích thành phần cơ thể,… hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về mức độ thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng của trẻ. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với trẻ, đồng thời hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh lười bú, biếng ăn chính xác.