Mô tả
Tré Huế, cùng với nem Huế, chả Huế là ba món ngon thường đi cùng nhau trong ẩm thực của người Huế. Đặc biệt là trong các sư kiện như giỗ, lễ cưới, hỏi…
Cũng như nem chua và chả Huế, tré Huế cũng được bày bán khá nhiều. Từ những cửa hàng chuyên bán các mặt hàng nem, chả, tré Huế đến các quán ăn như bún bò Huế, bánh canh, các quán ăn, quán nhậu… chúng ta đều có thể bắt gặp món tré Huế
Cách làm tré Huế
Nguyên liệu
- Thịt ba chỉ
- Tai heo
- Mui heo
- Thính (thính gạo nếp sẽ ngon hơn gạo tẻ)
- Mè trắng
- Và các loại gia vị tạo hương vị đặc trưng cho tré Huế như: củ riềng, tỏi, ớt, tiêu, nước mắm…
Chế biến nguyên liệu làm tré Huế
- Thịt bà chỉ, tai heo, mui heo được làm sạch rồi luộc chín. Sau khi luộc chín sẽ nhúng vào nước lạnh để tạo độ giòn. Với tai heo và mui heo thì cần xả dưới vòi nước để sạch hơn. Sau đó thái thành sợi nhỏ, mỏng. Để tré Huế ngon, thì chỉ dùng một ít thịt ba chỉ. Và phần lớn là tai heo, mui heo – Lúc này tré sẽ có độ giòn.
- Thính thì nên dùng loại từ gạo nếp sẽ thơm ngon hơn là gạo tẻ.
- Củ riềng: gọt bỏ vỏ rồi thái thành sợi, càng nhỏ càng ngon. Với tré Huế thì càng nhiều củ riềng càng ngon.
- Mè: rang chín
- Tỏi, ớt: bằm nhuyễn
- Nước mắm: nấu sệt lại. Dùng nước mắm nấu sệt sẽ ngon hơn dùng muối.
Sau khi sơ chế nguyên liệu tré Huế xong thì chúng ta tiến hành làm tré
Cho hỗn hợp gồm thịt ba chỉ, tai heo, mui heo đã thái nhỏ và nước mắm nấu sệt vào trộn đều. Sau đó cho các thành phần còn lại như củ riềng, tỏi, mè, ớt vào và trộn thật đều là được món tré Huế. Có thể đem phần nhân này gói thành cái nhỏ hay cho vào hũ để ăn dần. Tùy vào khẩu vị ăn chua của bạn, mà có thể lấy ra ăn sau đó 1 đến 2 ngày, để càng lâu thì tré càng chua.
Lưu ý: lúc xào hỗn hợp thì ta nêm vừa miệng luôn nhé, vì các nguyên liệu trên đã chín sẵn nên cứ tự nhiên nếm mà không lo gì cả
Sau đó, cho hỗn hợp này vào tô, để nguội rồi tiến hành gói
Cách gói tré Huế
Cho khoảng 60-70gr nhân tré vào lá chuối.
Dùng tay quấn tròn lại, sao cho lá chuối quấn đều quanh hỗn hợp, nhớ là phải chắc tay để các nguyên liệu dính chặt vào nhau. Sau đó gập chặn 2 đầu lá chuối, rồi lấy dây thun buộc lại. Nhớ là phải gói nhiều lớp lá chuối, để tăng khả năng lên men cho tré.
Nếu không có lá chuối thì có thể gói bằng nilong chuyên gói thực phẩm cũng được. Cách gói thì tương tự như trên, nhưng dễ hơn.
Cách cho tré vào hũ
Nếu không gói tré theo cái thì có thể cho tré vào hũ. Bọc lá chuối quanh hũ sau đó cho tré vào bên trong sau đó nén chặt lại. Cuối cùng cho nhiều lớp lá ổi lên trên. Nếu không có lá ổi thì có thể dùng lá chuối hay lá dong.
Lưu ý: Tré Huế cho vào hũ hay gói theo hình dạng như thế nào không quan trọng. Chỉ cần nén chặt tré (khi cho vào hũ) hay gói chắc tay để các nguyên liệu dính chặt vào nhau là tré sẽ ngon.
Cách dùng tré Huế trong bữa ăn hàng ngày
Tré Huế sau khi gói thường để từ 1 đến 2 ngày sẽ có vị chua. Lúc này ăn tré mới ngon.
Như đã nói ở trên, tré Huế được sử dụng trong các mâm cỗ cũng như trong các bữa ăn hàng ngày của người Huế.
Vì tré Huế đã được cho gia vị vừa ăn nên cũng không cần nước chấm đi cùng. Thường người Huế hay ăn tré Huế với một ít rau sống và tương ớt..
Ngoài ra, tré Huế cũng là món mồi nhậu rất quen thuộc và được nhiều người ưa chuộng
Cách bảo quản
Tré Huế sau khi có độ chua (từ 2 đên 3 ngày sau khi gói) thì nên ăn liền. Nếu muốn bảo quản ăn dần thì bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.
Xem thêm: Nem chua Huế
Chả cây Huế
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!