Thịt giả cầy nồng nàn mùi thơm, hấp dẫn tròn vị (Ảnh: Internet)
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Thịt giả cầy là gì? Là món ăn phổ biến ở nhiều vùng miền của cả nước. Món ăn này được làm từ giò heo. Giò heo được tẩm ướp các loại gia vị khiến món ăn cho hương vị gần tương tự thịt cầy. Vì vậy, món ăn này có tên gọi là “giả cầy”. Với cách chế biến độc đáo này, thực đơn hằng ngày của bạn được bổ sung món thịt giả cầy bên cạnh những món quen thuộc như thịt heo kho tàu, thịt heo luộc, thịt heo chiên nước mắm,…
Thịt giả cầy miền Trung sẽ có nhiều gia vị hơn thịt giả cầy miền Bắc, nhưng hương vị món ăn không thay đổi nhiều. Bởi vì mỗi vùng miền sẽ có gu gia vị khác nhau nên khi nêm nếm gia vị thường tùy biến để phù hợp.
Nguyên liệu làm món thịt giả cầy kiểu miền Bắc (Ảnh: Internet)
Khử mùi hôi chân giò
Đây là bước quan trọng trong cách làm thịt giả cầy, để giúp thịt được tươi tự nhiên và thơm hơn khi chế biến. Bạn nên lựa chọn những chân giò heo tươi, có thớ thịt đỏ hồng và không bị nhớt thì đó là thịt heo ngon.
Sau đó, bạn cạo lông trên chân giò sạch sẽ và rửa qua nước muối để khử mùi hôi chân giò. Nếu chân giò vẫn còn hôi thì bạn có thể luộc sơ qua một nước trước khi chế biến.
Tiếp đến, bạn mang chân giò thui trên lửa rơm hoặc bếp gas để tạo độ dai ở lớp da, thịt sẽ săn chắc hơn. Khi thịt được nướng chín đều, bạn làm sạch chỗ phần thịt bị cháy để chân giò có màu đẹp, tốt cho sức khỏe. Với khi chân giò được thui lên sẽ làm cho da hơi dai dai, vẫn giữ thịt mọng nước bên trong và khử được mùi hôi.
Cách ướp thịt giả cầy thấm gia vị
Cho chân giờ vào nồi rồi ướp theo công thức nấu giả cầy sau: bột nghệ 1 muỗng, riềng băm nhỏ, hành tím, nước mắm 1 muỗng, đường ½ muỗng, 1 xíu bột ngọt, 1 muỗng mẻ, 1 muỗng mắm tôm. Bạn dùng đũa trộn đều các nguyên liệu này lên và ướp giò trong khoảng 1 tiếng cho ngấm đều gia vị.
Bạn có thể thêm thịt ba chỉ nấu giả cầy cùng (Ảnh: Internet)
Chân giò sẽ lên màu vàng óng đẹp nhờ bột nghệ thấm vào và có mùi thơm đặc biệt từ mắm tôm. Đó là bí quyết ướp thịt giả cầy đậm đà.
Chế biến chân giò mềm, da không bị bở
Sau đó, bắc nồi chân giò lên bếp tiến hành xào chân giò đến khi chín.
Tiếp theo, đến khi măng và giò săn đều, bạn cho thêm một lượng nước vào vừa xấp bề mặt giò và ninh. Khi thấy nước đã sên lại, thịt đã săn thì bạn giảm lửa nhỏ liu riu để gia vị thấm vào chân giò ngon hơn.
Khi chân giò đã săn lại nên giảm lửa nhỏ để da không bị bở (Ảnh: Internet)
Để rút ngắn quá trình ninh, bạn có thể dùng nồi áp suất. Thông thường, khi dùng nồi áp suất bạn chỉ mất khoảng 20-30 phút để giò chín.
Mở nắp vung kiểm tra, khi thấy giò đã chín thì tiến hành nêm nếm lại bằng các loại gia vị để vừa ăn hơn. Sau đó, múc ra bát trình bày và ăn cùng bún, cơm nóng.
Thịt giả cầy ăn với rau gì?
Thịt giả cầy miền Bắc thường ăn chung với rau thơm, rau răm và một ít bắp chuối kết hợp với cơm hoặc bún.
Thịt giả cầy miền Trung thường ăn chung với rau thơm, rau mùi, rau rơm là đủ.
Với cách làm thịt giả cầy ăn cùng bát cơm nóng nghi ngút khói cùng đĩa thịt giả cầy thơm lừng sẽ làm bạn thích thú hơn với những bữa cơm nhà. Món ăn này đặc biệt thích hợp với bữa cơm tối trong những ngày có tiết trời se lạnh. Bạn lưu ý, trong quá trình làm món giả cầy, bạn có thể chủ động điều chỉnh tỷ lệ các loại gia vị ướp thịt để hợp với khẩu vị của mình hơn.
Điểm: 3.56 (22 bình chọn)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!