Theo quy định của pháp luật, khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông thì phải có giấy phép lái xe. Vì rất nhiều lý do như làm mất, chưa đủ tuổi; hay bị xử phạt do vi phạm pháp luật an toàn giao thông mà nhiều người bị tước giấy phép lái xe.
Vì vậy, hiện nay có rất nhiều người sử dụng Giấy phép lái xe giả để tránh việc bị phạt. Vậy hành vi Sử dụng giấy phép lái xe giả bị xử phạt ra sao?
Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa, Công ty Luật TNHH LSX cho biết, quy định về giấy phép lái xe ở các quốc gia tuy có khác nhau tùy vào đặc thù của mỗi nước nhưng nhìn chung để nhận được GPLX, người xin cấp giấy phép lái xe cần trải qua nhiều thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp, phải trải qua một bài kiểm tra lái xe hoặc những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt (tùy yêu cầu của từng loại phương tiện) và các thủ tục khác.
Sau khi được cấp GPLX, người đó mới có quyền (về mặt pháp lý) để tham gia giao thông bằng phương tiện xe.
Xử phạt hành chính
Việc xử phạt hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô
Người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh:
Người điều khiển phương tiện sử dụng bằng lái xe giả, không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô khác
Người điều khiển xe sử dụng bằng lái xe giả sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện sử dụng giấy phép lái xe giả, giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp còn bị áp dụng bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe giả theo quy định tại khoản 9 Điều 21 Nghị định trên.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Có các khung hình phạt như sau:
Khung 1
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!