Bệnh Rối loạn tâm căn biệt định khác tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh

“Rối loạn nhân cách bao gồm các kiểu cách hành vi bền vửng và ăn sâu bộc lộ ở sự đáp ứng cứng nhắc trong các hoàn cảnh cá nhân và xã hội khác nhau ” c. Dịch tễ học :

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHÂN CÁCH

I. ĐẠI CƯƠNG

– ĐỊNH NGHĨA

a. Đại cương : Nhân cách bình thường thể hiện ở sự tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, các thể chế xã hội hiện hành. Sự bình thường còn được thể hiện ở tính đáp ứng đa dạng với những đòi hỏi của hoàn cảnh xung quanh.

b. Định nghĩa : Theo Tổ Chức Y tế Thế Giới(OMS) :

“Rối loạn nhân cách bao gồm các kiểu cách hành vi bền vửng và ăn sâu bộc lộ ở sự đáp ứng cứng nhắc trong các hoàn cảnh cá nhân và xã hội khác nhau ”

c. Dịch tễ học :

– Ước tính chiếm từ 6-9% dân số chung.

– Thường thì các rối loạn nhân cách bộc lộ ở cuối giai đoạn thanh thiếu niên hoặc đầu giai đoạn trưởng thành.

– Trong gia đình đôi khi người ta thấy có tiền sử một vài rối loạn tâm thần ở người thân. Ngoài ra yếu tố di truyền cũng có một vai trò quan trọng trong một vài loại rối loạn nhân cách.

d. Các xét nghiệm hỗ trợ :

– Chẩn đoán hình ảnh (CT scan não, IRM não): phục vụ cho mục tiêu chẩn đoán khi cần chẩn đoán phân biệt với một loạn thần thực thể khi cần

– Điện não đồ, lưu huyết não, siêu âm não: phục vụ cho mục tiêu chẩn đoán khi cần chẩn đoán phân biệt với một loạn thần thực thể khi cần

– Các trắc nghiệm tâm lý và các thang lượng giá : hỗ trợ cho việc chẩn đoán, theo dõi diễn tiến bệnh khi cần

* Các trắc nghiệm phóng chiếu (Rorshash, TAT…), trắc nghiệm nhân cách (MMPI…)

* Các trắc nghiệm trí tuệ (PMS, K-ABC…), trắc nghiệm nhận thức MMSE

* Các thang lượng giá (PANSS. SANS, SAPS, BPRS, Hamilton.)

e. Các nguyện tắc điều trị chung

– Phần lớn các RL nhân cách đều kém hợp tác và không chủ động điều trị

– Nguy cơ cao phát triển các rối loạn tâm thần kèm theo : trầm cảm, lo âu, nghiện chất, loạn thần cấp, rối loạn thích ứng.

– Các liệu pháp tâm lý như tâm lý cá nhân theo khuynh hướng phân tâm, nhận thức hành vi, tâm lý gia đình, tâm lý nhóm, liệu pháp thư giãn.. .đều có chỉ định đối với từng loại RL nhân cách.

– Chỉ định nhập viện ngắn hạn khi có nguy cơ cấp cứu tâm thần hoặc các bệnh lý tâm thần kèm theo. Hóa dược liệu pháp được chỉ định khi có các rối loạn tâm thần kèm theo hoặc kiểm soát các xung động tự phát ở bệnh nhân.

– Các thuốc hỗ trợ, sinh tố, tăng tuần hoàn não, bồi bổ và dinh dưỡng thần kinh.. .đều có chỉ định trên bệnh nhân để tăng hiệu quả điều trị các liệu pháp chính.

II. CÁC RỐI LOẠN NHÂN CÁCH

Nhân cách Paranoid

– Tỷ lệ cao ở các gia đình có người thân bị tâm thần phân liệt hoặc rối loạn hoang tưởng. Thường thấy ở nam nhiều hơn

– Các đặc trưng :

+ Luôn nghi ngờ người khác có ý xấu đối với mình.

+ Luôn cảnh giác, không tin tưởng, ngờ vực lòng trung thành kể cả với người thân, ghen tuông.

– Cơ chế sinh bệnh :

Nghi yếu tố di truyền, bất ổn gia đình lúc còn bé, bị lạm dụng lúc bé.

– Điều trị:

* Tâm lý liệu pháp

* Hóa dược liệu pháp :

Các thuốc chống loạn thần (ưu tiên nhóm thế hệ mới) (thuốc và liều lượng xem phụ lục)

Thuốc chống lo âu trong trường hợp bệnh nhân lo âu, kích động (thuốc và liều lượng xem phụ lục).

Nhân cách phân liệt (Schizoid)

– Tỷ lệ cao ở các gia đình có người thân bị tâm thần phân liệt. Thường thấy ở nam nhiều hơn.

– Đặc trưng là sự tách biệt, thích sự đơn độc, tính khí lạnh lẽo không biểu lộ cảm xúc với người khác.

– Cơ chế sinh bệnh: nghi yếu tố di truyền, cơ chế có thể giống cơ chế phát bệnh của tâm thần phân liệt, rối loạn mối quan hệ gia đình.

– Điều trị:

* Tâm lý liệu pháp

* Hóa dược liệu pháp : các thuốc chống loạn thần (ưu tiên nhóm thế hệ mới) và chống trầm cảm tương đối có hiệu quả (thuốc và liều lượng xem phụ lục)

Nhân cách Hystrionique

– Thường thấy ở nữ nhiều hơn, tuy nhiên ở nam cũng có nhưng ít được lưu ý.

– Các đặc trưng :

+ Luôn muốn mình thu hút mọi sự chú ý.

+ Hay bi thảm hóa các biểu lộ cảm xúc khiến người Hystérie có vẽ “kịch tính” Cách nói chuyện nhiều cảm xúc, gây ấn tượng nhưng nghèo nàn chi tiết.

– Cơ chế sinh bệnh :giả thuyết là có khó khăn trong quan hệ với người khác lúc bé, khó khăn này được giải quyết bằng một hành vi có tính bi kịch.

– Điều trị:

* Tâm lý liệu pháp:

* Hóa dược liệu pháp : các thuốc chống lo âu có chỉ định tốt đối với các biểu hiện cảm xúc thái quá của bệnh nhân (thuốc và liều lượng xem phụ lục)

Nhân cách cảm xúc không ổn định (ranh giới, bordeline)

– Tỷ lệ cao ở các gia đình có người thân bị rối loạn cảm xúc hoặc nghiện ma túy. Thường thấy ở nữ nhiều hơn, đặc biệt mẹ cũng thường bị rối loạn nhân cách tương tự.

– Các đặc trưng :

+ Sợ hãi quá mức việc bị bỏ rơi, chia lìa có thật hoặc tưởng tượng.

+ Các cố gắng để chận đứng sự chia lìa có thể dẫn tới hành vi xung động, lo âu,

trầm cảm, đôi khi loạn tâm thần thoáng qua, tự hủy, tự sát.

– Cơ chế sinh bệnh: giả thuyết về sang chấn sản khoa, chấn thương sọ nảo, viêm nảo. .

Giả thuyết về việc bị lạm dụng thể xác hoặc tình dục, bị bỏ rơi hoặc ngược lại bảo bọc quá mức.

– Điều trị:

* Phức tạp vì tính bất ổn và các đợt rối loạn cảm xúc của bệnh nhân

* Tâm lý liệu pháp

* Hóa dược liệu pháp : các thuốc chống loạn thần (ưu tiên nhóm thế hệ mới), chống trầm cảm và điều hòa khí sắc trong trường hợp bệnh nhân lo âu, kích động (thuốc và liều lượng xem phụ lục). Chỉ định nhập viện khi có các đợt rối loạn cảm xúc, loạn thần thoáng qua, cấp cứu tâm thần..

Nhân cách chống đối xã hội (Dyssocial)

– Thường gập ở các tầng lớp xã hội-kinh tế thấp. Tỷ lệ cao ở các gia đình có người thân có rối loạn nhân cách tương tự, nghiện rượu.. .Nghiên cứu các cặp sinh đôi được nuôi riêng rẽ cho thấy có yếu tố di truyền. Ngoài ra các trẻ bị chứng kém tập trung/tăng động hoặc rối loạn cư xử cũng là những yếu tố tiên báo bệnh sau này.

– Các đặc trưng :

+ Coi thường mọi quy tắc và chuẩn mực xã hội.

+ Không có khả năng kiềm chế những đòi hỏi, không quan tâm tới hậu quả.

+ Không hối hận sau khi đã gây thiệt hại cho người khác.

– Cơ chế sinh bệnh :

Giả thuyết về sang chấn sản khoa, chấn thương sọ nảo, viêm nảo. .

Giả thuyết di truyền.

Cha mẹ bỏ rơi hoặc lạm dụng hoặc trừng phạt thường xuyên

– Điều trị:

* Tâm lý liệu pháp

* Hóa dược liệu pháp : nhóm chống loạn thần, chống lo âu, chống trầm cảm được chỉ định trong các trạng thái rối loạn hành vi, cảm xúc của bệnh nhân. Nhóm điều hòa khí sắc, beta bloquant để kiểm soát 5các xung dộng (thuốc và liều lượng xem phụ lục)

Nhân cách ám ảnh cưởng chế (Obsessive-compulsive)

– Tỷ lệ cao ở nam. Tần suất cao ở các cặp sinh đôi cùng trứng. Biểu hiện nhiều khi sớm lúc chấm dứt tuổi ấu thơ.

– Đặc trưng bởi sự lưu tâm quá đáng tới chi tiết, trật tự sắp xếp. Họ khăng khăng đòi hỏi mọi việc phải theo trật tự mà họ đã hình dung. Mặt khác họ lại rất sợ quyết định vì sợ phạm phải sai lầm.

– Cơ chế sinh bệnh : thường thấy ở những người phải chịu môt nền giáo dục khắt khe và nặng nề.

– Điều trị:

* Tâm lý liệu pháp

* Hóa dược liệu pháp : phác đồ rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể được xem xét chỉ định trên bệnh nhân (thuốc và liều lượng xem phụ lục)

Nhân cách tránh né (Avoidant)

– Mắc một bệnh gây tàn phế thường được xem như 1 yếu tố tiên báo.

– Đặc trưng bởi sự nhút nhát, luôn tránh né các giao tiếp xã hội vì sợ bị phê bình, bị ruồng bỏ, bị chê cười.

– Cơ chế sinh bệnh : thường thấy ở những người phải chịu môt nền giáo dục bị nhiều trách mắng và bị đánh giá thấp.

– Điều trị:

* Tâm lý liệu pháp

* Hóa dược liệu pháp : các thuốc chống chống trầm cảm và chống lo âu thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân khí sắc trầm và lo âu (thuốc và liều lượng xem phụ lục)

Nhân cách lệ thuộc (Dépendent)

– Thưòng thấy ở nữ nhiều hơn. Các yếu tố tiên báo như :bị bệnh mãn tính lúc bé thơ. lo âu chia ly lúc bé. .

– Đặc trưng là sự lệ thuộc và cam chịu, luôn cần sự hỗ trợ của người khác khi cần ra một quyết định.

– Cơ chế sinh bệnh : trong một số trường hợp ta thấy có mất mát cha (hoặc mẹ) lúc bé

– Điều trị:

* Tâm lý liệu pháp

* Hóa dược liệu pháp : các thuốc chống chống trầm cảm và chống lo âu thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân khí sắc trầm và lo âu (thuốc và liều lượng xem phụ lục)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Robert E. Hales, (2008), textbook of psychiatry, 5th.

2. Kaplan & Sadock’s Synopsis of Psychiatry (2010)

3. International Classiílcation of Diseases – 10 (1995)