Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển nhu cầu về nhà ở, cơ sở hạ tầng, địa điểm vui chơi giải trí cũng tăng không ngừng, rất nhiều ngành nghề lĩnh vực đang phát triển theo, đặc biệt là ngành quản lý xây dựng.
Vậy ngành quản lý xây dựng là gì? Quản lý xây dựng mức lương bao nhiêu? Hãy cùng Glints theo dõi và tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé.
Quản lý xây dựng là làm gì?
Nhắc đến dịch vụ, không thể không nhắc đến ngành quản lý xây dựng- một trong những đóng vai trò quan trọng trong các dự án xây dựng. Trước hết, yêu cầu về năng lực giám sát tiến độ, chất lượng và theo dõi chi phí cũng là điều cần có ở một quản lý xây dựng.
Bên cạnh đó, đây là ngành nghề yêu cầu các nhân viên có khả năng áp dụng những kỹ năng quản lý kết hợp kỹ thuật chuyên môn để có thể xây dựng kế hoạch, thiết kế và thi công những công trình dự án.
Ngành quản lý xây dựng chuyên đào tạo ra những kỹ sư xây dựng, kỹ thuật xây dựng đạt chuẩn được những khả năng về tư vấn, đấu thầu, thiết kế, xây dựng hồ sơ tổ chức thi công, đánh giá, nghiệm thu công trình, cũng như có khả năng tổ chức và quyết toán một số những hoạt động kinh doanh trong xây dựng.
Học ngành Quản lý xây dựng ra làm gì?
Sinh viên theo học ngành quản lý xây dựng sau khi ra trường sẽ có rất nhiều rất nhiều cơ hội việc làm để có thể lựa chọn ứng tuyển. Dựa theo trình độ và thời gian kinh nghiệm mà sinh viên ngành này có thể lựa chọn các vị trí khác nhau.
Rất nhiều các công ty có quy mô lớn, các nhà thầu dự án, công trình xây dựng triển khai hiện có nhu cầu tuyển người giám sát, quản lý nhiều. Tốt nghiệp bằng cử nhân ngành Quản lý xây dựng, bạn có thể làm các vị trí như:
Kỹ sư xây dựng
Những công việc như đảm nhận việc giám sát, tư vấn, quản lý, thiết kế, bảo đảm tiến độ công trình xây dựng được diễn ra đúng kế hoạch và đạt chất lượng.Hầu hết những nhân viên kỹ sư xây dựng thường theo học chuyên ngành xây dựng. Dưới đây là một số công việc chính mà kỹ sư xây dựng thường đảm nhận là:
- Chịu trách nhiệm kiểm tra vật liệu xây dựng sẽ được sử dụng trong dự án xây dựng
- Kiểm tra mặt bằng, xác định độ vững chắc của nền móng
- Phân tích các báo cáo xây dựng để lên kế hoạch dự án
- Đánh giá và phân tích rủi ro khi thực hiện dự án
- Thực hiện các đầu việc liên quan đến sửa chữa, bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng
Chuyên viên quản lý dự án xây dựng
Nhiệm vụ đóng vai trò như cầu nối gắn kết và phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong dự án để các yêu cầu như thời hạn, chất lượng và lịch trình của dự án bảo đảm đi đúng hướng, đạt hiệu quả cao nhất là trách nhiệm chính của một chuyên viên quản lý Dự án xây dựng
Ngoài ra, nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo trạng thái, gửi các sản phẩm dự án cũng như thiết lập các kế hoạch truyền thông dự án hiệu quả cũng là công việc chính của một chuyên viên quản lý dự án.
Kỹ sư lập và thẩm định dự án đầu tư
Tốt nghiệp tấm bằng cử nhân ngành Quản lý xây dựng, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể tự tin ứng tuyển vào vị trí Quản lý dự án hay Quản lý kỹ thuật.
Quản lý dự án, quản lý kỹ thuật
Quản lý dự án hay quản lý kỹ thuật là vị trí mang thiên hướng nghiên cứu về sự phối hợp và kiểm soát chặt chẽ giữa các giai đoạn trong quá trình xây dựng bao gồm từ việc xây dựng kế hoạch dự án phù hợp, phân bổ nguồn lực, quản lý thời gian.
Bên cạnh đó, việc phân tích,đánh giá rủi ro, thẩm định, và dự phòng khả năng tài chính của dự án nhằm đảm bảo dự án hoàn thành đúng hạn, đạt kế hoạch ban đầu.
Giảng viên, nghiên cứu
Dù theo học lĩnh vực quản lý xây dựng nhưng nếu không có ý định theo đuổi xây dựng, bạn hoàn toàn có thể chọn rẽ hướng đi riêng. Lĩnh vực giáo dục là một định hướng không tồi trong trường hợp này.
Tốt nghiệp chuyên ngành quản lý xây dựng, sinh viên hoàn toàn có khả năng ứng tuyển để trở thành chuyên viên, giảng viên, tại các trường cao đẳng, Viện nghiên cứu, hay đại học đào tạo ngành Quản lý xây dựng.
Đọc thêm: Bậc Lương Đại Học Và Các Hệ Số Lương Đại Học Bạn Cần Biết
Chi tiết lương quản lý xây dựng
Đối với nhân viên mới ra trường:
- Đối với kỹ sư mới ra trường, do hoàn toàn không có kinh nghiệm nên sinh viên sẽ phải học hỏi kinh nghiệm thực tế từ những công việc như: nghiệm thu, đo đạc, v.v mức lương dao động từ 5.000.000 Vnd/ tháng -7.000.000 Vnđ/ tháng.
- Nhân viên chưa có kinh nghiệm làm việc tại các công ty xây dựng tư nhân có quy mô nhỏ và vừa thiên về xây dựng các công trình nhà ở, bạn sẽ đảm nhận vị trí công việc như chấm công cho công nhân, giám sát thi công, vật tư, v.v, với mức lương trung bình từ 5.000.000 Vnd/tháng -7.000.000 Vnđ/ tháng.
- Nếu có cơ hội làm việc tại các công ty có quy mô lớn thì bạn sẽ được trả lương dựa theo trình độ. Nếu thông thạo ngoại ngữ bạn sẽ may mắn có mức lương từ 16.000.000 Vnd/ tháng -18.000.000 Vnđ/ tháng.
Đối với nhân viên có 3 – 5 năm kinh nghiệm
- Khác với nhân viên mới ra trường, nhân viên làm tại vị trí quản lý sở hữu 3-5 năm kinh nghiệm sẽ có mức thu nhập dao động từ khoảng 8.000.000 Vnd/ tháng – 12.000.000 Vnđ/ tháng.
- Nhân viên giám sát tại công trình, kế hoạch thi công, họp bản thiết kế, quản lý nhà thầu tại các công trình lớn phải chịu nhiều áp lực hơn nên mức thu nhập sẽ ở mức 13.000.000 Vnd/ tháng.
- Nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ có nhiệm vụ quản lý công trình sẽ có mức thu nhập từ 7.000.000 Vnd/ tháng – 10.000.000 Vnd/ tháng.
Đối với nhân viên có trên 5 năm kinh nghiệm
Nhân viên quản lý xây dựng có trên 5 năm kinh nghiệm thực tiễn sẽ làm việc tại các công trình lớn nên trách nhiệm và áp lực nặng nề cũng không hề nhỏ. Chính vì thế, mức lương sẽ phụ thuộc vào chế độ của từng doanh nghiệp khác nhau.
Đọc thêm: Lương Kỹ Sư Xây Dựng Có Thật Sự “Bèo Bọt”?
Kỹ năng để thành công trong ngành quản lý xây dựng
Ngành quản lý xây dựng đã đem lại rất nhiều cơ hội cho nhiều sinh viên nhưng không phải ai theo đuổi ngành này cũng thành công. Bên cạnh những yếu tố chuyên môn, kỹ năng mềm dưới đây cũng là những yêu cầu bắt buộc để có thể trở thành quản lý xây dựng như:
- Kỹ năng quan sát tốt, tư duy sáng tạo.
- Cần cù, tỉ mỉ, chăm chỉ, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Có niềm đam mê với lĩnh vực xây dựng.
- Kỹ năng sắp xếp, tổ chức công việc hợp lý.
- Khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập chuyên nghiệp.
- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán để trao đổi, hợp tác với nhà thầu vô cùng quan trọng.
- Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, rủi ro thành thạo.
Tìm việc quản lý xây dựng ở đâu?
Ngành quản lý xây dựng là chuyên ngành có tính ứng dụng cao nên nhu cầu nhân lực của ngành này là vô cùng lớn. Chính vì thế, cơ hội việc làm và mức lương của ngành quản lý dự án khá rộng mở và hấp dẫn.
Tuy cơ hội việc làm là rất nhiều nhưng để có thể thành công trong lĩnh vực này thì đòi hỏi nhân viên phải có kinh nghiệm và khả năng chịu đựng áp lực tốt. Bởi lẽ nếu không có trình độ thì dù ở lĩnh vực nào cũng sẽ khó để ứng tuyển ở vị trí tốt.
Lời kết
Glints đã tổng hợp và giải thích các thông tin chi tiết nhất về quản lý xây dựng là gì và những thông tin liên quan như về ngành này.
Hy vọng với những kiến thức mà Glints cung cấp, bạn có thể hiểu rõ hơn về vị trí quản lý xây dựng là gì, quản lý xây dựng lương bao nhiêu, và những kỹ năng cần thiết nếu muốn theo đuổi vị trí này.
Tác Giả
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!