Quả thị ăn được không? Quả thị có ăn được không? – HQTH

Cập nhật vào 01/07

Quả thị gắn liền với câu chuyện Tấm Cám mà chúng ta thường nghe hồi nhỏ. Rất nhiều người thắc mắc quả thị có ăn được không, thắp hương được không? Có rất nhiều điều thú vị mà bạn chưa biết về loại quả này đấy.

Quả thị là gì? Quả thị tiếng anh là gì?

Quả thị tiếng anh là Gold Apple, tên khoa học là Diospyros decandra Lour. Quả thị có hai dạng đó là dạng quả hình cầu, đít tròn, thường được gọi là thị muộn và dạng quả nhỏ hơn hơi dẹt, đít bằng, có tên là thị sáp hay thị lục sáp. Vỏ quả chứa một ít tinh dầu gần giống mùi este amyl valerianic. Theo kết quả phân tích của Peirier (1932) thì trong thịt quả thị có 86,2% nước; 0,16% chất béo; 0,67% chất protein; 12% gluxit; 0,33% tanin; 0,47% xenlulozo; 0,50% tro.

Xem thêm:

Quả thốt nốt ăn như thế nào? Tác dụng của quả thốt nốt

Quả lặc lè là quả gì? Quả lặc lè ăn như thế nào?

Quả thị ăn được không? Quả thị có thắp hương được không?
Quả thị gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người

Quả thị trong ký ức của nhiều người, đặc biệt là trẻ em thường gắn với hình ảnh cô Tấm xinh đẹp, nết na hoa thân và bước ra từ quả thị.

Cây thị là loài cây thân gỗ, cây đến tuổi trưởng thành cao trung bình khoảng 5-6 m (có những cây cổ thụ hàng trăm tuổi cao hơn 20 m). Lá mọc so le, phiền lá hình thuôn, dài 5-8 cm, rộng 2-4 cm; cuống lá dài 6 – 9 mm, có phủ lông. Hoa đa tính, mọc thành chùm, màu trắng; đài hợp ở gốc 4 răng, 8-14 nhị, nhuỵ có 2 vòi. Quả tròn hơi dẹp, đường kính 3-5 cm, có 6-8 ngăn (hay còn gọi là múi), khi chín màu vàng, mang đài bền vững (đặc trưng của họ Thị). Hạt cứng, dẹt, dài 3 cm, phôi sừng.

Quả thị ăn được không? Quả thị có thắp hương được không?
Quả thị có vẻ ngoài rất bắt mắt

Có một loại quả có nhiều đặc điểm giống quả thị nhưng vị lại hoàn toàn khác biệt, xem chi tiết tại: Quả hồng quân

Mùa quả thị vào tháng mấy?

Mùa quả thị thường vào mùa thu, khoảng tháng 7 đến tháng 9 âm lịch. Đi qua những cây thị, chúng ta dễ dàng bắt gặp những quả thị treo lúc lẻo trên cành, nhiều quả chín rụng xuống thơm nức mũi cả một không gian. Khi mua thị, người ta chọn mua thị bánh tẻ, hanh hanh nửa vàng nửa xanh để chơi được cho lâu. Từ lúc quả ương đến khi vàng ruộm cả trái, đến khi cái cuống quả teo teo, cái da hơi ngả nâu, seo seo lại như làn da của người già chớm có đồi mồi, tức là lúc thị có chín, độ thơm sâu nhất, đâu đó quãng dăm bảy ngày. Trước khi ăn đa phần người ta sẽ lấy quả thị để ngửi, hít hà cái mùi thơm quyến rũ của loại trái cây mang hương thơm ngọt ngào này.

Quả thị ăn được không? Quả thị có thắp hương được không?
Mùa quả thị là vào tháng 7 đến tháng 9 âm lịch

Quả thị ăn được không?

Quả thị hoàn toàn ăn được nếu bạn ăn vào lúc chín mềm, vỏ lốm đốm như đồi mồi, quả thơm, ăn có vị ngọt và chút xíu vị chát. Theo kinh nghiệm và truyền thống dân gian ở Việt Nam, để ăn thị người ta và nắn, bóp nhẹ đều khắp bề mặt quả cho đến khi thịt quả mềm ra (tới nẫu, thậm chí nứt, rách vỏ) để giảm vị chát (cách ăn thú vị nhất là sau khi đã làm mềm quả, khéo léo tách bỏ núm (đài) ra khỏi vỏ, để lại một lỗ tròn và ăn bằng cách hút thịt (và cả hạt) từ lỗ tròn đó).

Quả thị ăn được không? Quả thị có thắp hương được không?
Quả thị khi chín ăn rất ngon và có mùi thơm dịu

Tuy nhiên bạn tránh ăn trái thị lúc xanh hoặc ăn thị khi đói để tốt cho sức khỏe. Trong trái thị có chứa nhiều tanin, gặp acid trong dạ dày kết lại thành khối, cứng lại như đá không tiêu, dẫn đến tắc ruột, sỏi dạ dày. Lúc đói thì acid trong dạ dày nhiều và quả thị lúc còn xanh thì đặc biệt nhiều tanin, do đó bạn không nên ăn thị chưa chín và cũng không nên ăn thị khi bụng đói.

Cũng nên lưu ý không nên ăn nhiều, vì tanin làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột… Khi ăn nhiều sẽ vón lại, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non

Quả thị có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Kháng viêm, kháng khuẩn tốt

Flavonoid là một trong những hoạt chất tự nhiên có mặt rộng rãi nhất trong thực vật và là phân nhóm quan trọng trong các hợp chất phenol. Flavonoid có nhiều tác dụng được biết đến như: chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng và chống lão hóa. Xem thêm: Những loại hoa quả tốt cho người cảm cúm

Quả thị ăn được không? Quả thị có thắp hương được không?
Ăn quả thị có tác dụng giúp cơ thể kháng viêm, kháng khuẩn

Nghiên cứu cũng cho thấy quả thị có tác dụng chống oxy hóa nhẹ, bổ sung vitamin C và đường. Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác cho thấy quả thị có tác dụng bổ máu, kháng khuẩn, kháng nấm và kháng sốt rét.

Trị giời leo và rắn cắn

Vỏ quả thị có chứa tinh dầu thơm, có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc và thường được dùng ngoài da trong các trường hợp như:

Giời leo: Lấy vỏ thị khô, đốt thành than rồi tán mịn, bôi lên.

Rắn cắn: Phơi khô vỏ thị, đốt thành than, tán nhuyễn rồi cho thêm chút dầu mè hoặc mỡ lợn, sau đó đắp lên vết cắn.

Tẩy giun

Quả thị có tác dụng tẩy giun ở trẻ nhỏ. Người ta thấy trẻ nhỏ ăn nhiều thịt quả thị chín vào sáng sớm lúc đói có ra giun, chủ yếu là giun kim.

Ngoài quả thị thì lá, thân, rễ… của cây thị cũng được coi là vị thuốc Đông y tốt, có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Vỏ rễ cây thị trị nôn ói, lở ngứa, sâu quảng, chữa mụn nhọt, bỏng, lợi trung tiện.

Quả thị ăn được không? Quả thị có thắp hương được không?
Quả thị có tác dụng tẩy giun

Chữa sốt nóng, ngộ độc, nôn mửa hoặc ngâm rửa trị mẩn ngứa, lở loét: Lấy rễ thị 30 – 50g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Trị táo bón, bụng anh ách căng đầy: Lấy lá thị rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, cuốn hút (như hút thuốc lá) thấy dễ chịu ngay, trung tiện được, ngày làm vài lần.

Trị mụn nhọt hay bỏng lửa: Lấy lá thị tươi, giã nát và đắp lên da. Nếu bị thương lở loét, có thể lấy lá thị nấu lấy nước thật đặc rồi để nguội, bôi lên da.

Trị viêm tinh hoàn: Lấy lá thị hòa với rượu đắp lên phần tinh hoàn bị đau liên tục trong ngày. Xem thêm: Những loại hoa quả tốt cho sinh lý nam giới

Quả thị ăn được không? Quả thị có thắp hương được không?
Quả thị có thể điều trị viêm tinh hoàn

Quả thị có thắp hương được không?

Theo quan niệm xưa, khu vực thờ cúng là khu vực thiêng liêng nên luôn phải giữ không gian thoáng đãng và sạch sẽ, bạn không nên lựa chọn những loại trái cây có mùi hương quá nồng như sầu riêng. Về quả thị, nếu bạn chọn quả vừa mới chín tới, chưa mềm nẫu, hương thơm vẫn thoang thoảng dịu nhẹ thì hoàn toàn có thể sử dụng bày lên bàn thờ gia tiên, thần phật để tỏ lòng thành của mình. Ngoài quả thị bạn cũng có thể lựa sử dụng ổi, táo, lê, bưởi, phật thủ, chuối, cam… để thắp hương.

Mời bạn tham khảo:

  • Quả sấu: nguồn gốc, tác dụng và cách dùng
  • Quả chay là quả gì? Quả chay nấu món gì ngon nhất?
  • Quả cơm cháy là quả gì? Cơm cháy có tác dụng gì?
  • Quả núc nác có tác dụng gì? Quả núc nác làm món gì?