Quả nhót trong miền Nam gọi là gì? Những bộ phận trong quả nhót có thể dùng

Quả nhót trong miền Nam gọi là gì? Cây nhót trong miền Nam còn được gọi là cây lót, hồ đồi tử, bất xá,… Nhót thường được sử dụng để ăn vặt, nấu nước chua. Để hiểu thêm quả nhót trong miền Nam gọi là gì? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!

Quả nhót trong miền Nam gọi là gì?

Cây nhót còn được gọi là cây lót, hồ đồi tử, bất xá,… Nhót thường được sử dụng để ăn vặt, nấu nước chua. Ngoài ra, trong y học cổ truyền, lá, hoa, quả và rễ cây Nhót còn được sử dụng để điều trị viêm khớp, tiêu chảy, ho ra máu, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ,…

Quả nhót trong miền Nam gọi là gì?
Quả nhót trong miền Nam gọi là gì?

Quả nhót có tên khoa học là Elaeagnus latifolia là loài thực vật có hoa thuộc họ Nhót. Quả nhót còn có tên gọi khác thường gọi trong miền Nam là quả lót, quả đồi hồi tử.

Mô tả quả nhót

Quả nhót có hình bầu dục, ngoài mặt có nhiều vảy màu trắng, tiếp đến là lớp thịt, phía trong cùng có một hạch cứng (còn gọi là hạt), khi chín quả có màu đỏ trông rất bắt mắt. Nhót có thể ăn được cả khi xanh và khi chín.

Nhót dùng được những bộ phận nào

Toàn bộ quả nhót đều được sử dụng để trị bệnh

Phân bố, thu hái và chế biến

Quả nhót là loại quả được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc. Nhót được trồng 2 vụ trong năm: vụ xuân trồng tháng 2-4 và vụ thu trồng tháng 8-10. Quả nhót có thể thu hoạch khi xanh hoặc chín để chế biến thành nhiều món ăn ngon hoặc phục vụ cho việc chữa bệnh. Quả nhót xanh, thái ngang dày 3 – 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.

Xem ngay: Bí đỏ kỵ gì? Những điều cần lưu ý khi sử dụng bí đỏ

Bào chế

Quả nhót được dùng dưới dạng tươi hoặc phơi khô sắc nước, tán bột để trị bệnh. Quả nhót có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp cùng với một số loại thảo dược khác để trị bệnh.

Nhót dùng được những bộ phận nào
Nhót dùng được những bộ phận nào

Thành phần hoá học

Theo nghiên cứu khoa học quả nhót có chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin, đặc biệt là vitamin C, A… rất tốt cho sức khoẻ.Thành phần hoá học cụ thể của nhót gồm nước 92%, protid 1,25, acid hữu cơ 2%, glucid 2,1%, cellulose 2,3%, calci- um 27mg%, phosphor 30mg%, sắt 0,2mg%. Trong quả nhót có nhiều acid hữu cơ, lá nhót chứa tanin, saponozit, polyphenol.

Công dụng của quả nhót

Theo đông y quả nhót có vị chua, tính bình, chát nhưng lại không độc. Từ xa xưa quả nhót đã được sử dụng để trị nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó phổ biến là các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hoá. Một số công thức trị bệnh hiệu quả từ quả nhót như.

Trị lị trực khuẩn bằng quả nhót

20-30 g quả nhót xanh tươi hoặc 6-12 g quả nhót khô, sao vàng, sắc với 1 lít nước đến khi cạn còn 500ml, chia đều 3 bữa uống sau bữa ăn 30 phút có tác dụng chữa bệnh lỵ trực khuẩn hoặc bệnh tiêu chảy ra nước. Chú ý uống khi nước thuốc còn đang ấm và liên tục 1-2 tuần đến khi hết các triệu chứng.

Trị lị trực khuẩn bằng quả nhót
Trị lị trực khuẩn bằng quả nhót

Trị ho, nhiều đờm, hen suyễn bằng quả nhót

Quả nhót xanh 16 g sao vàng, lá táo chua 12 g sao vàng; hạt cải củ, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6 g, sao vàng, giã giập, tất cả đem sắc cùng 1 lít nước đến khi cạn còn 500ml, để nguội, chia đều 3 bữa uống sau bữa ăn 30 phút có tác dụng trị ho có đờm ở cổ hoặc bệnh hen suyễn ở thể nhẹ. Uống liền 2-3 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trị khó thở bằng quả nhót

20g quả nhót khô sắc cùng 1 lít nước đến khi cạn còn 500ml. Chia đều 3 bữa sau bữa ăn 30 phút có tác dụng điều trị bệnh khó thở, tức ngực. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Để tiện lợi hơn, có thể tán thành bột uống với nước ấm, mỗi lần 1-2 thìa cà phê.

Trị ho ra máu, hoặc nôn ra máu, chảy máu cam bằng quả nhót

Rễ nhót và quả nhót xanh mỗi vị 16g sao vàng hạ thổ, sắc cùng với 1 lít nước trong vòng 30 phút, đổ bát, để nguội uống đều 3 bữa có tác dụng trị bệnh ho ra máu. Có thể phối hợp với cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp mỗi vị 12g để sắc nước uống tương tự như trên để tăng hiệu quả trị bệnh.

Trị ho ra máu, hoặc nôn ra máu, chảy máu cam bằng quả nhót
Trị ho ra máu, hoặc nôn ra máu, chảy máu cam bằng quả nhót

Trị mụn nhọt bằng quả nhót

Quả nhót xanh khô 8-12 g, lá tươi 20-30 g, lá và rễ (khô) 12-16 g đem sắc cùng với 1 lít nước đến khi còn 1 nửa thì đổ bát. Để nguội uống đều 2 bữa sáng- tối có tác dụng trị mụn nhọt ngoài da. Để tăng thêm hiệu quả ngoài uống có thể nấu lá nhót tươi dưới dạng nước tắm, rửa mụn nhọt, không kể liều lượng.

Chữa gan lách sưng đau bằng quả nhót

Hạt nhót 10 g, đem sao vàng hạ thổ, giã nhỏ trộn cùng với 8 g bột nghệ đen, 100ml mật ong tạo thành hỗn hợp sền sệt, vê thành viên, bỏ lọ uống hàng ngày. Mỗi ngày 3 bữa sau bữa ăn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan lách sưng đau hiệu quả. Kiên trì áp dụng đến khi các triệu chứng của bệnh hết dứt điểm.

Có thể bạn cần: Cà chua bi phủ bụi? Những công dụng của cà chua bi phủ bụi

Chữa tiêu chảy bằng quả nhót

Nhót xanh 10 quả, rễ cây nhót 4g, rễ cây mơ 2g đem rửa sạch, sắc cùng với 1 lít nước đến khi cạn còn 500ml, chia đều 3 bữa, uống sau bữa ăn 30 phút có tác dụng chữa tiêu chảy hiệu quả. Một đợt thuốc trị bệnh 3-5 ngày.

Chữa tiêu chảy bằng quả nhót
Chữa tiêu chảy bằng quả nhót

Kiêng kị khi sử dụng quả nhót

Mặc dù quả nhót có tính bình nhưng nếu không được sử dụng đúng cách sẽ gây ra hậu quả xấu. Quả nhót có chứa nhiều axit nên kiêng không ăn vào lúc đói. Những người bị bệnh dạ dày, đại tràng… không nên ăn nhót chín. Nên tham khảo ý kiến của y bác sĩ trước khi dùng quả nhót để trị bệnh.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn bạn đã có thể biết được quả nhót trong miền Nam gọi là gì? Những bộ phận trong quả nhót có thể dùng.

Bài viết mới

• Bột ngũ cốc dinh dưỡng An Sinh • Cách làm kem chuối sữa chua, sữa đặc cực ngon tại nhà • Mua hạt mắc khén ở TPHCM LH: 0379.720.449 • Bưởi đỏ Tân Lạc là gì? Công dụng của bưởi Tân Lạc • Cách chế biến mắc mật khô đơn giản, dễ làm