Việc phòng thủ được tổ chức tốt, không chỉ củng cố thành tích đạt được do tấn công, mà còn ảnh hưởng đến tính chất các hoạt động tiếp theo của đội. Đội có khả năng phòng thủ vững chắc sẽ không sợ vào cuộc thi đấu căng thẳng và sẽ quyết tâm thực hiện ném rổ từ các cự ly trung bình và xa, dũng cảm và kiên trì tranh cướp bóng khi bật lại.
Những phối hợp của đội đang phòng thủ là sự đáp lại những phối hợp tấn công và được tổ chức tùy thuộc vào khả năng chiến thuật của đối phương.
Có bốn nhiệm vụ cơ bản được đặt ra đối với đội phòng thủ:
– Không để cho đối phương ngắm và ném rổ mà không bị cản trở.
– Cướp bóng của đối phương và tạo những điều kiện để phản công lại.
• Phá vỡ những liên hệ và phối hợp ăn ý giữa các tuyến và các vận động viên riêng lẻ của đối phương, ngăn cản đối phương tiến hành những thao tác để chuẩn bị tấn công.
– Không cho phép đối phương chuyển nhanh sang phản công.
Việc phòng thủ dựa trên cơ sở bảo vệ rổ một cách chính xác và được tính toán kỹ phối hợp với tranh cướp bóng tích cực sẽ tạo điều kiện để giành lại thế chủ động và đẩy đối phương rơi vào sơ đồ chiến thuật bất lợi trong thi đấu. ở đây, nên áp dụng định hướng theo tuần tự như sau:
– Đánh giá vị trí của mình, hướng và tốc độ di chuyển tương ứng với các vạch trên sân sau vạch 3 điểm, với rổ của mình, với đối phương đang bị kèm cá nhân.
– Đánh giá vị trí, hướng và tốc độ di chuyển của các đối thủ.
– Đánh giá vị trí, hướng và tốc độ di chuyển của đồng đội.
– Phát hiện vận động viên nguy hiểm hơn trong số các đối thủ vào thời điểm tấn công rổ .
– Xác định VĐV mình đang kèm hiện ở đâu, hay xác định vị trí của mình ở đâu trong phòng thủ khu vực.
– Xác định chính xác khu vực hoạt động của cầu thủ dẫn đầu, của trung phong đội đối phương, của cầu thủ “ dội bom”, xác định khả năng và sự cần thiết phải yểm hộ.
– Xác định thời điểm bắt đầu thực hiện phối hợp mà mình đã học từ trước hay những phối hợp theo cặp của đối thủ để tiến hành chính xác hóa những tình huống phối hợp với đồng đội.
Trong bất kỳ tình huống thi đấu phòng thủ nào cũng cần phải:
– Giành lợi thế về không gian và thời gian.
– Giành thế chủ động để buộc đối phương phải thi đấu theo ý chí và lối chơi của mình.
– Tiến hành vây ép thường xuyên đối với đối phương đang có bóng.
– Tạo những điều kiện để thực hiện phản công nhanh.
Cũng như trong tấn công, trong phòng thủ có ba loại hoạt động phối hợp: Cá nhân, theo nhóm và đồng đội.
1. Chiến thuật phòng thủ khu vực
Phòng thủ khu vực là phương pháp phòng thủ phân chia mỗi người phụ trách một khu vực, đồng thời có hiệp đồng hỗ trợ nhau thành một đội hình phòng thủ có tính chất cơ động toàn diện.Trong chiến thuật này, nhiệm vụ phòng thủ được phân công rõ ràng nên tiết kiệm được sức và phòng thủ tương đối kín, song khi đối phương ném xa tốt thì không có hiệu quả.
1. Nguyên tắc phòng thủ
– Phải kèm chặt cầu thủ đang có bóng, các. cầu thủ không có bóng thì kèm lỏng để tiết kiệm sức và hỗ trợ phòng thủ dễ dàng.
– Khi lùi về hỗ trợ cho đồng đội, cần chiếm vị trí gần bóng hơn người mình kèm để có thể cắt được những đường chuyền bóng đến cho người mình kèm.
* Hậu vệ đứng dưới rổ phải tuyệt đối không cho cầu thủ tấn công lọt vào gần rổ vi khu dưới rổ rất khó bù người .
– Người kèm trung phong phải chặn phía chủ yếu của họ. cầu thủ kèm người có bóng phải chắn không cho chuyền bóng thuận lợi tới trung phong, người phòng thủ phía bên kia cùng người kèm trung phong kẹp trung phong lại không cho anh ta bắt bóng.
2. Những hình thức đội hình phòng thủ khu vực
Phòng thủ khu vực gồm những hình thức đội hình sau: 2-1-2; 2-3; 3-2; 1-3-1; 1-4 trong đó chủ yếu là phòng thủ theo đội hình 2-1-2. Từ đội hình này có thể biến hóa thành đội hình phòng thủ 2-3 ; 3-2 ; 1-3-1. Việc thay đổi đội hình phòng thủ phải dựa vào sự thay đổi của đội hình tấn công (trong giáo trình này chỉ phân tích đội hình phòng thủ 2-1-2). (hình 75)
3. Phương pháp phòng thủ khu vực 2-1-2
3.1. Phạm vi phòng thủ
Chủ yếu là ở xung quanh khu vực ném phạt. Mỗi cầu thủ có một khu vực phòng thủ riêng và có những khu vực chung (hình 76).
3.2. Phương pháp di chuyển
+ Hai hậu vệ di chuyển song song với đường biên ngang. Bóng ở khu vực nào thì người đó ra kèm còn người kia lùi về bảo vệ rổ.
+ Hai tiền phong di chuyển chéo nhau, bóng ở hướng nào thì tiền phong bên đó lên kèm, người kia lùi gần về rổ chắn không cho đối phương ném rổ cự ly trung bình ở đầu khu phạt.
+ Trung phong phòng thủ chính giữa khu phạt, ngăn cho đối phương không lọt vào khu giữa, đồng thời hỗ trợ phòng thủ cho hai tiền phong và hai hậu vệ.
3.3. Tư thế thân người khi phòng thủ
Trong khi phòng phải cố gắng chiếm vị trí thuận lợi hơn đấu thủ mình kèm, hai tay giơ cao làm cho đối phương khó ném rổ, chuyển bóng, đột phá.
3.4. Những điểm cần chú ý.
– Trong những trường hợp sau đây thì hai hoặc ba cầu thủ phòng thủ phải kèm chặt cầu thủ tấn công lại:
+ Khi cầu thủ tấn công hết quyền dẫn bóng.
+ Khi cầu thủ tấn công dẫn bóng đột phá.
+Khi trung phong có bóng.
– Khi phát hiện thấy một cầu thủ tấn công đang trực tiếp uy hiếp rổ thì người phòng thủ gần nhất phải lập tức rời vị trí phòng thủ của mình tới kèm chặt đấu thủ tấn công đó. Những người khác có nhiệm vụ bù vào vị trí phòng thư vừa bị bỏ trống.
– Khi những khu vực trọng yếu (khu dưới rổ, khu đầu trai…) bị bỏ trống, những cầu thủ gần khu vực đó nhất thiết phải lập tức bù chỗ trống này.
– Nếu đội hình phòng thủ bị rối loạn thì nhiệm vụ phòng thủ chủ yếu là khu dưới rổ, làm cho đối phương không tiếp cận ném rổ được, buộc phải chuyền bóng cho nhau để tranh thủ thời gian chấn chỉnh đội hình phòng thủ.
• Khi phòng thủ phải tỉnh táo, bình tĩnh, tích cực di chuyển không . cho đối phương lọt vào rổ ở phía sau mình.
4. Phối hợp phòng thủ khu vực 2-1-2
4.1.Khi bóng ở chếch 45° so với rổ
– Đường bóng đang đến cầu thủ tấn công số 8 thì cầu thủ phòng thủ số 8 đã phải lên tới vị trí phòng thủ đồng thời các cầu thủ khác di chuyển theo hướng mũi tên. số 8 phòng thủ có nhiệm vụ không cho đối phương đột phá, số 4 phòng thủ phải điều chỉnh vị trí phòng thủ theo hình tam giác, số 6 phòng thủ hơi lùi để tạo thành hình tam giác, số 7 phòng thủ di chuyển chếch sang để cản phá số’ 6 tấn công (hình 77).
4.2. Khi bóng ở biên ngang ( góc 180° so với rổ)
Cả đội hình phòng thủ di chuyển sang vị trí mới, một hậu vệ ở gần người có bóng lên chắn còn hậu vệ bên kia lùi về bảo vệ rổ. Các người khác rút về theo hướng đó yểm hộ (hình 78).
4.3. Khi bóng ở giữa sân ( góc 90° so với rổ)
Lúc này hai tiền phong phải phòng thủ ba người, số 7 phòng thủ lên kèm số 6 tấn công, các vị trí khác di chuyển theo mũi tên ( hình 79).
Đội hình di chuyển này thường sử dụng khi đội tấn công tổ chức tấn công kém, nếu đội tấn công khá thì đội hình phòng thủ này sẽ chuyển thành đội hình 3-2 (khi đó trung phong di chuyển lên khu vực đầu chai).
5. Một số trường hợp đặc biệt
– Khi đối phương chuyển đội hình tấn công sang hình thức 1-3-1, số 4 phòng thủ phải di chuyển lên phòng thủ số 5 tấn công có bóng, còn số 5 phòng thủ vừa chú ý tiền phong số 7 tấn công vừa chú ý bảo vệ khu dưới rổ, số 6 trung phong bên phòng thủ lên kèm số 6 bên tấn công để tạo đội hình phòng thủ 1-3-1 (hình 80).
– Khi số 4 tấn công có bóng mà số 7 tấn công di chuyển sang để nhận bóng thi số 5 phòng thủ di chuyển lên kèm số 4 tấn công, còn số 6 phòng thủ lùi về vị trí phòng thủ của số 5, số 4 phòng thủ cản số 7 tấn công để giảm tốc độ của số 7 tấn công hoặc chặn số 7 tấn công lại. Nếu số 7 tấn công lọt qua được số 4 phòng thủ thì cầu thủ này cần tiếp tục theo sát số 7 tấn công còn số 6 phòng thủ lùi về (hình 81).
– Nếu số 8 tấn công bằng cách di chuyển đổi hẳn góc thì đội hình phòng thủ phải quay chiều.Lúc này số 5 phòng thủ là người phát hiện trước nhất và dùng tín hiệu để trao nhiệm vụ cho số 4 phòng thủ số 8 tấn công, số 7 phòng thủ phải lùi về kèm số 6 tấn công và số 8 phòng thủ di chuyển lên kèm số 4 tấn công (hình 82).
6. ưu và nhược điểm của phòng thủ khu vực
6.1. Ưu điểm
– Tạo nên một khối phòng thủ vững chắc, chiếm ưu thế về cướp bóng dưới rổ và bảo vệ rổ kín.
– Có khả năng hạn chế hiệu quả tấn công khi đối phương vận dụng đột phá cá nhân hay chuyển xiết.
* Giảm được lỗi cho các cầu thủ trong thi đấu, so với chiến thuật kèm người.
• Hạn chế được sự uy hiếp tấn công của người cao ở khu vực dưới rổ và dễ cướp được bóng dưới rổ để phát động tấn công nhanh .
6.2. Nhược điểm
– Phạm vi phòng thủ hẹp và dễ có những chỗ trống ở khu vực phòng thủ chung nhau.
– Nếu đồng đội bị đối phương lướt qua thì bị rơi vào tình huống số người phòng thủ ít hơn số người tấn công nên sẽ khó khăn.
– Khi đối phương ném rổ ở cự ly trung bình chuẩn xác, đội hình phòng thủ bị kéo dãn dễ sơ hồ, có nhiều khe trống để đối phương lọt vào.
– Trong đội hình phòng thủ khu vực hai tiền phong bị tốn thể lực nhiều vì phải di chuyển liên tục làm ảnh hưởng đến kết quả tấn công.
7. Trường hợp vận dụng chiến thuật phòng thủ khu vực
Đội hình chiến thuật phòng thủ khu vực thường được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
– Khi trung phong của đội tấn công tốt, đối phương có sức uy hiếp lớn ở khu vực dưới rổ nhưng ở ngoại vi kém ,
– Khi thi đấu ở đội hình có trình độ yêu hoặc tấn công trận địa kém, không ăn ý.
– Khi trong đội hình có hai đến bốn cầu thủ đã phạm 3 đến 4 lỗi.
– Để kéo dài thời gian kết thúc một đợt tấn công của đối phương, hoặc đã dẫn nhiều điểm.
– Là biện pháp thay đổi chiến thuật để tìm hiểu tình hình khả năng tấn công của đối phương.
Hãy Học Bóng rổ cùng trung tâm dạy bóng rổ trẻ em Kaosports
Trung tâm dạy học bóng rổ cho trẻ em ở Hà Nội – Kaosports chuyên nhận đào tạo bóng rổ cho các bé từ 6 – 14 tuổi. Hãy để con em bạn được chắp cánh ước mơ cùng Kaosports “Gieo niềm tin gặt thành công”. Dưới đây là 15 cụm đào tạo của trung tâm Kaosports trên khắp địa bàn Hà Nội.
1: Lớp học bóng rổ ở quận Cầu Giấy + a. Cơ sở Đại học Ngoại Ngữ: Số 1 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội. + b. Cơ sở Everest: Cuối Ngõ 106 – Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
2: Lớp học bóng rổ ở quận Ba Đình + a. Cơ sở Vạn Bảo: Khu thể thao Ngoại Giao Đoàn, số 73 Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội.
3: Lớp học bóng rổ ở quận Đống Đa + a. Cơ sở Bách Khoa: Sân Vận Động Bách Khoa, ngã 4 Tạ Quang Bửu, Lê Thanh Nghị, Đống Đa, Hà Nội. + b. Cơ sở Đại học Y: Sân bóng KTX Đại học Y, Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
4: Lớp học bóng rổ ở quận Hai Bà Trưng + a. Cơ sở Times city: Trường tiểu học Vinschool, times city, Hai Bà Trưng, Hà Nội. + b. Cơ sở Đại La: Trường THCS Nguyễn Phong Sắc 44 Đại La, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
5: Lớp học bóng rổ ở quận Tây Hồ + a. Cơ sở Thụy Khuê: Trường THCS Chu Văn An 17 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.
6: Lớp học bóng rổ ở quận Hoàn Kiếm + a. Cơ sở Việt – Đức: 47 Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
7: Lớp học bóng rổ ở quận Long Biên + a. Cơ sở Long Biên: Địa chỉ: Trung tâm TDTT Quận Long Biên – KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội.
8: Lớp học bóng rổ ở quận Thanh Xuân + a. Cơ sở Phòng Không Không Quân: Nhà thi đấu Phòng Không Không Quân, đường Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân. + b. Cơ sở Hà Nội – Ams: Trường HN – Ams, Số 1 Hoàng Minh Giám, Thanh Xuân, Hà Nội. + c. Cơ sở tiểu học Ngôi Sao: Lô T1 khu Đô thị Trung Hòa Nhân Chính (đằng sau tòa nhà N3B đường Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội.
9: Lớp học bóng rổ ở quận Hà Đông + a. Cơ sở Hà Đông: 182 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!