Lý thuyết Đơn thức hay, chi tiết
A. Lý thuyết
1. Đơn thức
Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến.
Ví dụ:
Chú ý: Số 0 được gọi là đơn thức không
2. Đơn thức thu gọn
Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến mà mỗi biến đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương. Số nói trên gọi là hệ số, phần còn lại gọi là biến của đơn thức thu gọn.
Ví dụ: Các đơn thức x, -y, 3x2y, 10xy5 là những đơn thức thu gọn, có hệ số lần lượt là 1, -1, 3, 10 và có phần biến lần lượt là x, y, x2y, xy5.
Chú ý:
+ Ta cũng coi một số là đơn thức thu gọn.
+ Trong đơn thức thu gọn, mỗi biến chỉ được viết một lần. Thông thường, khi viết các đơn thức thu gọn ta viết hệ số trước, phần biến sau và các biến được viết theo thứ tự bảng chữ cái.
Ví dụ 2:
+ Các đơn thức là những đơn thức thu gọn
+ Các đơn thức không phải là những đơn thức thu gọn
3. Bậc của một đơn thức
• Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó.
• Số thực khác 0 là đơn thức bậc không.
• Số 0 được coi là đơn thức không có bậc.
Ví dụ:
4. Nhân hai đơn thức
Để nhân hai đơn thức, ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau
Ví dụ:
Ta có
+ Hệ số: -5.
+ Phần biến: x4y5
+ Bậc của đơn thức: 9.
Chú ý: Mỗi đơn thức đều có thể viết thành một đơn thức thu gọn.
Ví dụ 2: Tính tích của các đơn thức sau và tìm bậc của đơn thức thu được
Hướng dẫn giải:
B. Bài tập
Bài 1: Trong các biểu thức dưới đây, chỉ ra đâu là đơn thức? Nếu là đơn thức, hãy chỉ ra đâu là hệ số, đâu là phần biến của mỗi đơn thức đó.
Lời giải:
Các biểu thức a) và d) là đơn thức vì chúng gồm tích của số và biến
a) Phần số là 1/2 , phần biến là x2
d) Phần số là -5 , phần biến là xy2z
Các biểu thức còn lại là b) và c) không phải là đơn thức.
Bài 2: Hãy viết các đơn thức bậc ba với biến x, y và có giá trị bằng 2 tại x = 1, y = -1
Lời giải:
Đơn thức với biến x, y có dạng: k.xt.ys với k là hằng số khác 0, t + s = 3, t,s ≥ 1 (vì đa thức này bậc ba)
Từ đây ta suy ra t, s < 3
Tại x = 1, y = -1 thì 2 = k.xt.ys = k.(1)t.(-1)s = k.(-1)s
+ Với s = 1, khi đó k.(-1)1 = 2 ⇒ k = -2, t = 3 – 1 = 2
Đơn thức cần tìm là -2x2y
+ Với s = 2, khi đó k.(-1)2 = 2 ⇒ k = 2, t = 3 – 2 = 1
Đơn thức cần tìm là 2xy2
Vậy các đơn thức thỏa mãn yêu cầu bài là: -2x2y; 2xy2
Xem thêm các phần lý thuyết, các dạng bài tập Toán lớp 7 có đáp án chi tiết hay khác:
- Lý thuyết Đơn thức đồng dạng
- Bài tập Đơn thức đồng dạng
- Lý thuyết Đa thức
- Bài tập Đa thức
- Lý thuyết Cộng, trừ đa thức
- Bài tập Cộng, trừ đa thức
Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- (mới) Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- (mới) Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- (mới) Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Săn SALE shopee tháng 6-6:
- Unilever mua 1 tặng 1
- L’Oreal mua 1 tặng 3
- La Roche-Posay mua là có quà:
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!