Nhạc thính phòng là gì?
Khác với thể loại nhạc giao hưởng hay nhạc sân khấu chỉ biểu diễn trong không gian lớn, nhạc thính phòng chỉ thích hợp với phạm vi biểu diễn nhỏ hơn. Trước đây, nguyên tắc biểu diễn nhạc thính phòng chỉ trong phạm vi gia đình, cũng chính vì thế mà từ đó đã hình thành nên thành phần nhạc công.
Cụ thể, loại hình nghệ thuật này bao gồm từ một độc tấu cho đến khoảng ba nhạc công, số lượng này vừa đủ để biểu diễn trong không gian nhỏ, sau đó liên kết với nhau trở thành nhóm nhạc thính phòng.
Một trong những yêu cầu để sáng tác nhạc thính phòng chính là người nhạc sĩ phải chú trọng đến từng phương thức biểu cảm của từng cấu trúc âm nhạc sao cho thích hợp với từng loại nhóm cụ thể. Bên cạnh đó, đặc điểm nổi bật của dòng nhạc thính phòng biểu hiện ở chỗ sự cân bằng, hài hòa giữa các giọng nhạc và tính chất cô đọng trong từng ngữ điệu, giai điệu, nhịp điệu và phương thức biểu cảm vô cùng tinh tế.
Nhạc thính phòng được các chuyên gia âm nhạc đánh giá cao bởi vai trò quan trọng đó là phát triển các “chủ đề âm nhạc” với hình tượng nghệ thuật cao quý. Ngoài ra, nhạc thính phòng cũng được phần đông người nghe nhạc yêu thích bởi âm nhạc của nó luôn mang theo những những cảm xúc trữ tình có khả năng chạm tới tâm hồn con người.
Nhạc thính phòng mang nét đặc trưng riêng biệt mà không phải ai cũng cảm thụ được
Lịch sử phát triển của nhạc thính phòng:
Nhạc thính phòng đã trải qua các giai đoạn lịch sử sau:
Giai đoạn đầu:
Đây là thời điểm của giai đoạn Trung cổ và đầu Phục hưng, lúc này đa phần các nhạc cụ được chủ yếu được dùng làm nhạc đệm cho ca sĩ hát. Người chơi đàn dây sẽ dựa theo giai điệu của sĩ hát. Bên cạnh đó cũng có những bản hòa tấu hoàn toàn chỉ sử dụng nhạc cụ thuần túy, trước đây là tiền thân có dây của đàn violin, hay còn có tên là phối ngẫu.
Các nhà chuyên gia phân tích âm nhạc đã từng làm rõ nhạc thính phòng có nguồn gốc là những tác phẩm dành cho một đến năm nhạc cụ trở lên.
Vào giai đoạn Baroque, nhạc thính phòng được biết đến như một thể loại vẫn chưa có danh tính rõ ràng. Theo thường lệ, hầu hết các tác phẩm đều được phép sử dụng bất cứ loại nhạc cụ nào để chơi, trong số đó bao gồm cả nhạc thính phòng.
Xem thêm:
Cửa hàng Micro không dây chính hãng
Mua Micro Shure USA nhập khẩu giá tốt
Giai đoạn 2 – nửa sau của thế kỷ 18:
Đây là thời điểm thị hiếu nghe nhạc của người dân đã bắt đầu có chuyển biến. Lúc này có thể kể đến nhiều nhà soạn nhạc đang dần chuyển hướng sang phong cách Galant mới êm dịu hơn, tiết tấu cũng mỏng hơn…
Ngoài ra còn xuất hiện thêm một hình thức mới trong thể loại nhạc thính phòng có tên gọi là Serenade. Một số người bảo trợ vì yêu thích dòng nhạc này đã bỏ tiền ra để mời các nhạc sĩ đường phố, làm thành một buổi hòa nhạc vào buổi tối ngay dưới ban công của họ.
Một buổi biểu diễn nhạc thính phòng quy tụ nhiều nhạc công và nhạc cụ
Giai đoạn 3 – Thời kỳ Beethoven:
Theo lịch sử kể lại rằng nhạc sĩ Ludwig van Beethoven đã vượt qua giai đoạn thay đổi này và trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại ở phương Tây. Beethoven đã có nhiều đóng góp lớn trong việc biến đổi nhạc thính phòng thành công, đưa dòng nhạc này sang một trang lịch sử mới, cả về nội dung và về nhu cầu kỹ thuật đối với người biểu diễn và khán giả đều được nâng lên một tầm cao mới.
Theo lời nhận xét của Maynard Solomon, những tác phẩm nghệ thuật của ông là được ví như là “những mô hình chống lại chủ nghĩa lãng mạn thế kỷ XIX đã đo lường những thành tựu và thất bại của nó”.
Beethoven chính thức được biết đến là nhà soạn nhạc tài ba ngày từ tác phẩm đầu tiên ra mắt là ba Piano Trios, Op. 1. Vào thời điểm viết những tác phẩm này, ông chỉ mới tròn 22 tuổi, nhưng đã sớm biểu hiện một khuôn mẫu cổ điển nghiêm ngặt. Từ đó đánh dấu cho con đường mới trong sự nghiệp mà Beethoven sẽ tiếp tục đi trong những năm tới.
Nhạc sĩ Beethoven đã để lại bao gồm tám bộ ba piano, năm bộ ba dây, hai bộ dây và nhiều bản nhạc để hòa tấu gió vô cùng nổi tiếng. Không những thế, ông cũng cho ra đời mười bản sonata cho violin và piano và năm bản sonata cho cello và piano.
Giai đoạn 4 – Thế kỷ 21:
Có thể nói nhạc sĩ Julian Brahms đích thực là người đã mang đến một làn sóng âm nhạc đầy lãng mạn đến thế kỷ 20. Âm nhạc của Brahms được đánh giá là một cầu nối bắc giữa cổ điển và hiện đại. Một mặt khác lại cho thấy Brahms là một người tôn thờ chủ nghĩa truyền thống, tiếp bước con đường bảo tồn truyền thống âm nhạc của Bach và Mozart.
Giai điệu vang lên từ các bản nhạc thính phòng thực sự mang âm hưởng rất độc đáo và lay động lòng người
Xem thêm:
Nhạc Blues là gì? Nguồn gốc, lịch sử phát triển của dòng nhạc Blues
Khám phá nhạc Jazz là gì, điểm đặc trưng và nguồn gốc của nó
Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thức sự hữu ích cũng như giải đáp thắc mắc cho câu hỏi nhạc thính phòng là gì, cũng như nguồn gốc và sự hình thành của nhạc thính phòng diễn ra như thế nào rồi nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!