Ngón chân bị nứt cổ gà và cách trị làm sao đang là điều mà nhiều người bệnh đang gặp phải vấn đề này quan tâm.
Đứt cổ gà là cụm từ lưu truyền trong dân gian để nói về tình trạng da bị nứt và chảy máu, hay còn được biết đến là căn bệnh á sừng da, chúng thường hay xuất hiện và trở nặng vào những ngày có thời tiết se khô, và nếu không điều trị sẽ không chỉ khiến bệnh có cơ hội phát triển đến nhiều khu vực da xung quanh, mà còn làm tăng thêm sự khó khăn đến việc dứt điểm sau này.
Tìm hiểu về hiện tượng bị nứt cổ gà ở ngón chân
Theo các chuyên gia da liễu Nam Việt chia sẻ, nứt cổ gà ở ngón chân, hay còn gọi là bệnh á sừng, là một bệnh viêm da cơ địa do dị ứng, tình trạng xảy ra khi các tế bào sừng trên da bong ra một cách vội vã.
Bình thường, khi tế bào sừng bong ra thì chúng đã không còn nhân trong tế bào. Ngược lại, bệnh á sừng xảy ra khi tế bào sừng lúc này vẫn còn là nguyên sinh và chứa nhân, việc chúng chuyển hoá dở dang thì vẫn còn được xem là lớp sừng non, sừng tạp và kém chất lượng.
Về cơ bản, bệnh tuy không nguy hại nhiều đến sức khoẻ, nhưng chính các phản ứng ngoài da này đã gây ra không ít phiền toái đến cho sinh hoạt. Bệnh thường xảy ra ở những nhóm đối tượng trẻ tuổi làm việc trong môi trường bếp núc, người nội trợ, thợ làm móng tóc, may vá, bán rau củ, nhân viên y tế… với tỷ lệ bệnh nữ nhiều hơn nam.
Bệnh lý ngoài da nào thường phổ biến nhiều tại các vị trí như lòng bàn chân và ngón chân với các biểu hiện như đỏ khô da, nứt da với các vết vảy bong không toàn toàn, còn nếu dùng tay bóc vảy có thể bị chảy máu.
Khi thời tiết trở lạnh, bệnh sẽ có xu hướng nặng hơn và dễ trở nên toác ra, lớm rớm máu hoặc nứt sâu vào các rãnh mặt trong ngón, hay còn gọi là nứt cổ gà ngón chân khiến người bệnh đi lại trong đau đớn. Hơn nữa, nếu không tìm cách giữ vệ sinh sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây đau rát và sưng tấy các ngón.
Nguyên nhân dẫn đến nứt cổ gà ở ngón chân
Về lý thuyết, bệnh á sừng xảy ra phần nào do sự mất bớt và thiếu hụt dầu trên bề mặt da. Theo đó, môi trường và điều kiện sinh hoạt chính là hai trong nhiều yếu tố quan trọng làm tác động trực tiếp đến các vấn đề ngoài da. Cụ thể, những thói quen sinh hoạt hoặc môi trường sinh sống chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt cổ gà ở ngón chân bị khởi phát và trở nên nặng hơn, bao gồm:
- Vệ sinh da bằng cách chà xát quá mức khiến da mất dần độ ẩm và bị tổn thương;
- Ngâm chân hoặc tắm với nhiệt độ nước quá cao;
- Sấy khô chân quá mức;
- Sinh sống tại nơi có độ ẩm thấp hoặc có mùa đông khô rét;
- Quá mức lệ thuộc điều hoà, lò sưởi trong sinh hoạt và nơi làm việc;
- Không cung cấp đủ nước cho cơ thể và làn da;
- Tiếp xúc chân trần với môi trường mặt đất có hóa chất…
Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu còn đưa ra nhận định rằng, bệnh á sừng chân còn có thể đến từ nguyên nhân di truyền hoặc do mất cân bằng dinh dưỡng từ nhỏ. Thực tế chỉ ra, không ít người bệnh đều ăn ít rau quả và thiếu hụt các vitamin A, C, D, E… ảnh hưởng đến chất lượng phát triển của lớp sừng.
Nhìn chung, bệnh lý này được xem là viêm nhiễm mãn tính, việc phát sinh thay đổi về nội tiết cũng có thể khiến bệnh tự khỏi như bước sang dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh…
Ngón chân bị nứt cổ gà phải làm sao?
Cũng theo các chuyên gia da liễu Nam Việt chia sẻ, nguyên tắc điều trị nứt cổ gà ở ngón chân chính là phải làm giảm các triệu chứng trên da bằng cách là dưỡng ẩm, cung cấp nước thường xuyên và tránh xa tác nhân dẫn đến.
Hướng điều trị sẽ được chỉ dẫn cụ thể sau khi trải qua thăm khám kỹ càng tại cơ sở chuyên khoa, dưới đây chỉ là một vài tham khảo về việc tiến hành:
Dưỡng ẩm:
Khả năng dưỡng ẩm của các sản phẩm kem dưỡng sẽ tốt hơn khi chúng có chứa các thành phần hoạt chất như axit lactic, urê, nước hoặc cả hai. Khi bị ngứa, người dân có thể dùng một số thuốc bôi ngoài như kem hydrocortisone 1%. Ngoài ra, có thể phối hợp cùng các sản phẩm dưỡng ẩm tự nhiên như tinh dầu dừa.
Dùng thuốc bôi tại chỗ:
Bác sĩ thường sẽ tiến hành kê đơn các loại thuốc bôi kết hợp cùng thuốc kháng sinh sử dụng ngay tại vùng phát triển bệnh hoặc toàn thân nếu có biểu hiện nhiễm khuẩn thứ phát, hoặc có thể dùng các loại dược phẩm chống nấm nếu như bị nhiễm nấm như mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin. Còn trường hợp nặng có thể phải dùng đến các loại thuốc như corticoid, kháng sinh histamin…
Ngoài ra, có thể chỉ định thuốc bôi bạt sừng như acid salycilic hoặc chế phẩm chứa steroid để giảm viêm. Để gia tăng độ ẩm và làm mềm da, có thể phối hợp cùng các loại kem dưỡng ẩm như Explaq.
Nếu như da vẫn bị bong tróc mảng lớn, rỉ máu và không cải thiện thậm chí có biểu hiện nghiêm trọng hơn trong 2 tuần đầu điều trị, người bệnh nên quay lại cơ sở để gặp bác sĩ và có hướng điều chỉnh hiệu quả.
Tin rằng bài viết đã giúp mọi người có được thêm thông tin hữu ích về Ngón chân bị nứt cổ gà và cách trị. Nếu còn có thắc mắc nào khác, hoặc có nhu cầu hẹn lịch khám tại Nam Việt, xin vui lòng nhấp vào TƯ VẤN MIỄN PHÍ hoặc gọi vào số HOTLINE để được hỗ trợ trực tiếp và nhanh chóng.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NAM VIỆT
(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515
Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<
https://suckhoedoisong24h.webflow.io/
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!