Bối cảnh hội nhập quốc tế đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các quốc gia trong việc giao lưu và trao đổi kinh tế. Dù vậy, “hội nhập” ở đây không có nghĩa là các quốc gia giao lưu thương mại một cách tùy tiện, bất hợp pháp. Tự do trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia chỉ thực sự phát huy tác dụng khi được ràng buộc trong một khuôn khổ hợp lý nhất định. Khuôn khổ đó chính là luật thương mại quốc tế.
Sơ lược về thương mại quốc tế
Sự phát triển của xã hội và quan hệ trao đổi, buôn bán giữa người với người có mối quan hệ mật thiết và bổ trợ cho nhau. Hoạt động trao đổi giữa các nhóm người từ nhóm nhỏ đến nhóm lớn rồi đến giữa các quốc gia là một trong những cơ sở để thúc đẩy sự phát triển của xã hội từ thấp lên cao. Ngược lại, mức độ tiên tiến của một xã hội chính là tiền đề để các quốc gia mở rộng việc giao thương, buôn bán với nhau. Lâu dần, thương mại quốc tế dần trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Thương mại quốc tế bao gồm các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế giữa các quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ với nhau như từ mua bán hàng hóa hữu hình đến các dịch vụ vô hình như đầu tư, tài chính, bảo hiểm, tín dụng, chuyển giao công nghệ, du lịch… Nhằm đảm bảo các hoạt động này diễn ra một cách công bằng, thuận tiện và hợp lý, bộ nguyên tắc quy định về cách thức trao đổi thương mại ra đời, gọi là luật thương mại quốc tế.
Luật thương mại quốc tế được hiểu là những quy tắc và tập quán cụ thể, nhất quán để thực hiện trao đổi thương mại giữa các quốc gia. Hiện nay, luật này đã trở thành một ngành nghiên cứu độc lập khi các quốc gia đều chú trọng vào hoạt động giao lưu kinh tế quốc tế cũng như trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Luật thương mại quốc tế bao gồm hai nguyên tắc chính:
● Nguyên tắc đối xử quốc gia: Nguyên tắc này thiết lập tính công bằng khi trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đồng thời đề cao quyền sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế khi nhập khẩu hàng hóa. ● Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN): Các nguyên tắc MFN nhấn mạnh đến việc đảm bảo rằng khi một thành viên WTO hạ thấp hàng rào thương mại hay mở cửa thị trường thì phải đối xử như nhau với các dịch vụ và hàng hóa từ tất cả các nước thành viên WTO, không được thiên vị hay phân biệt quy mô nền kinh tế của một quốc gia nào khác.
Ngành luật thương mại quốc tế là gì?
Kinh tế là xương sống của tất cả các quốc gia trên thế giới, do đó, việc giao lưu thương mại quốc tế luôn được các nước chú trọng đầu tư. Đó cũng là lý do luật thương mại quốc tế bắt đầu trở thành một ngành học cụ thể và đang được đầu tư nghiên cứu ở nhiều trường đại học trên thế giới.
Ngành luật thương mại quốc tế được biết đến là một chuyên ngành của Luật kinh tế. Ngành luật thương mại quốc tế cung cấp những kiến thức cốt lõi về các nguyên tắc, tiêu chuẩn trong các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ và bảo hiểm quốc tế. Luật thương mại quốc tế hướng đến điều chỉnh hai mối quan hệ chính: các mối quan hệ thương mại được phát sinh giữa các quốc gia và các mối quan hệ thương mại được phát sinh giữa các chủ thể ở 2 quốc gia khác nhau.
Dựa trên các nguyên tắc trong luật thương mại quốc tế, các quốc gia và công ty, doanh nghiệp ở quốc gia đó sẽ có cơ sở vững chắc để tiến hành các hoạt động giao lưu buôn bán nhằm thu về nguồn lợi nhuận hợp pháp. Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài đang được đặc biệt chú trọng hơn cả. Kéo theo đó, Ngành luật thương mại quốc tế cũng được các nước, các trường đại học nghiên cứu và đào tạo kỹ lưỡng nhằm tạo ra nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao, có khả năng xử lý tốt các vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại giữa các quốc gia.
Vì sao nên chọn ngành Luật thương mại quốc tế?
Cử nhân Ngành luật thương mại quốc tế sẽ được trang bị kiến thức chuyên ngành vững chắc về các quy định, luật pháp liên quan đến trao đổi, giao dịch hàng hóa, chuyển giao công nghệ với các đối tác, khách hàng quốc tế. Cụ thể, sinh viên bắt buộc phải học về pháp luật của hệ thống thương mại thế giới WTO; pháp luật của các quốc gia mà tại đó doanh nghiệp của bạn đang hợp tác; thiết chế thương mại khu vực; hợp đồng thương mại; tranh chấp thương mại; các hiệp định liên quan đến hợp tác thương mại của các đối tác tiềm năng của Việt Nam như: Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hoa Kỳ,…
Bên cạnh đó, sinh viên Ngành luật thương mại quốc tế cũng sẽ được tiếp cận với khối kiến thức đại cương gồm có ngoại ngữ, tin học, môn tư tưởng – chính trị, nhập môn ngành Luật,… Ngoài ra, các kỹ năng mềm cần thiết để phục vụ cho quá trình làm việc của sinh viên như kỹ năng giao tiếp, đàm phán; giải quyết vấn đề; chủ động sáng tạo, khả năng thích nghi ở các môi trường mới,… cũng được một số trường đại học tích cực trang bị cho sinh viên. Cơ hội việc làm cho sinh viên Ngành luật thương mại quốc tế
Cử nhân Ngành luật thương mại quốc tế sẽ có cơ hội làm việc ở các lĩnh vực chuyên môn sau đây:
● Nhân viên tư vấn luật và cung cấp dịch vụ pháp lý tại các cơ quan luật, cơ quan Nhà nước. ● Nhân viên tư vấn luật tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ở Việt Nam nhưng phát triển thị trường kinh doanh ở nước ngoài hoặc ngược lại, tư vấn cho các doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở, chi nhánh tại Việt Nam. ● Làm việc hoặc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật, Viện Kinh tế. ● Có cơ hội giảng dạy luật thương mại quốc tế, luật kinh tế tại các trường đào tạo ngành luật trên cả nước. Ngoài các công việc chuyên môn, Cử nhân Ngành luật thương mại quốc tế cũng có thể làm việc trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu do đã có kiến thức cả về kinh tế lẫn Luật kinh tế.
Bạn có phù hợp với Ngành Luật thương mại quốc tế không?
Để trở thành sinh viên Luật thương mại quốc tế và tương lai làm việc trong lĩnh vực này, bạn cần phải có những tố chất sau: ● Am hiểu sâu rộng về luật pháp, văn hóa, kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia mà doanh nghiệp của bạn đang hợp tác. ● Nhạy bén với các luồng thông tin. ● Năng động, sáng tạo. ● Khả năng giao tiếp tốt, sử dụng thành thạo Tiếng Anh (hoặc một số ngoại ngữ phổ biến khác). ● Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt. ● Chủ động trong công việc.
Nên học Chuyên ngành Luật thương mại quốc tế ở Trường Đại học nào?
Là Trường đại học đón đầu xu hướng đào tạo hiện đại, Trường Đại học Công nghệ Miền Đông – MIT University đã và đang xây dựng chiến lược đào tạo bài bản cho cử nhân Ngành luật thương mại quốc tế với mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu khắt khe về kiến thức và kỹ năng khi làm việc tại các cơ quan Luật, Viện Nghiên cứu luật hoặc tại các doanh nghiệp.
Theo đó, MIT University đã và đang trang cơ sở vật chất cùng thiết bị giảng dạy theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên học tập. Sắp tới, MIT University sẽ mở rộng khuôn viên trường thêm 24 hecta để xây thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, ký túc xá, khu thể thao, giải trí… Đặc biệt, MIT University còn sở hữu đội ngũ giảng viên chuyên môn dày dạn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng dẫn dắt và hỗ trợ sinh viên trong suốt quá trình học tập.
Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế trong tương lai, Ngành luật thương mại quốc tế đang trở thành chuyên ngành “hot” thu hút đông đảo sinh viên theo học. Các trường Đại học theo đó cũng bắt đầu đầu tư kỹ lưỡng hơn về phương pháp dạy, giáo trình học tập, nghiên cứu cho Ngành luật thương mại quốc tế. MIT University cũng đã bắt đầu tham gia vào đường đua này và hứa hẹn sẽ mang đến chất lượng đào tạo tốt nhất cho sinh viên.
Mọi thắc mắc về tuyển sinh cần được tư vấn bạn vui lòng liên hệ theo thông tin liên lạc:
Trung tâm Tuyển sinh – Truyền thông
Trường Đại học Công nghệ Miền Đông (MIT University)
Địa chỉ: Quốc lộ 1A, KP Trần Hưng Đạo, Thị Trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Hotline: (02513) 772 668. Website: mit.vn Mail: [email protected]
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!